Coông văn xét học lực học sinh gdtx mới nhất năm 2024

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, theo đó:

Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
  1. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
  1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

...

Như vậy, nếu học sinh muốn đạt học sinh giỏi thì cả năm học phải đạt tất cả các điều kiện sau:

+ Điểm trung bình tất cả các môn học từ 8,0 trở lên;

+ Toán, Văn, Ngoại ngữ có ít nhất 01 môn từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Lưu ý: Trường hợp học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên.

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Coông văn xét học lực học sinh gdtx mới nhất năm 2024

Giáo dục 09:02, 08/09/2014 GMT+7

Quy chế xếp loại học viên giáo dục thường xuyên THCS và THPT

Coông văn xét học lực học sinh gdtx mới nhất năm 2024

BPO - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa ký Quyết định số 23/VBHN-BGDĐT về ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Theo đó, việc đánh giá, xếp loại được thực hiện như sau:

* Về số lần kiểm tra:

Thực hiện đủ số bài kiểm tra viết một tiết, bài kiểm tra thực hành và bài kiểm tra học kỳ được quy định cụ thể trong phân phối chương trình từng môn học. Trong một học kỳ, số lần kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút đối với mỗi môn học được quy định như sau: Những môn học từ 1 tiết đến 1,5 tiết trong một tuần: ít nhất có 2 lần kiểm tra 15 phút và ít nhất 50% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng; Những môn học từ 2 tiết đến 3 tiết trong một tuần: ít nhất có 2 lần kiểm tra 15 phút và 100% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng; Những môn học từ 3,5 tiết đến 4 tiết trong một tuần trở lên: ít nhất 3 lần kiểm tra 15 phút và 100% số học viên trong lớp được kiểm tra miệng.

Những học viên không đủ số bài kiểm tra như trên thì phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải đảm bảo hình thức kiểm tra, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Thời gian kiểm tra bù theo kế hoạch của cơ sở giáo dục thường xuyên. Học viên không dự kiểm tra bù thì cho điểm 0.

* Hệ số điểm bài kiểm tra và hệ số điểm trung bình môn học kỳ:

Hệ số điểm các bài kiểm tra: Bài kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút hệ số 1; Bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra thực hành có hệ số 2; Bài kiểm tra học kỳ có hệ số 3. Điểm trung bình môn học kỳ I có hệ số 1; Điểm trung bình môn học kỳ II có hệ số 2.

Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra viết một tiết, kiểm tra thực hành, bài kiểm tra học kỳ với các hệ số quy định và được tính như sau:

ĐTB mhk =

KTm + KT 15 phút + 2 x KT 1 tiết + 2 x KTth + 3 x KThk


Tổng các hệ số

Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ I (ĐTBmhkI) với điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBmhkII) với các hệ số quy định và được tính theo công thức sau:

ĐTBcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII


3

Điểm trung bình môn học kỳ, cả năm là một số nguyên hoặc số thập phân, phần thập phân giữ lại một chữ số theo quy tắc làm tròn số.

* Điểm trung bình học kỳ, cả năm:

Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ tất cả các môn học và được tính theo công thức sau:

ĐTBhk =

ĐTBmhk Toán + ĐTBmhk Vật lý + …


Tổng hệ số

Điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình môn cả năm của tất cả các môn học được tính theo công thức sau:

ĐTBcn =

ĐTBmcn Toán + ĐTBmcn Vật lý + …


Tổng hệ số

* Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm:

Loại giỏi (G): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên. Loại khá (K): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên. Loại trung bình (Tb): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên. Loại yếu (Y): Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên; Các môn học còn lại có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm đạt từ 2,0 trở lên. Loại kém là những trường hợp còn lại.

Đối với những học viên nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp loại Tb; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y; Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức Tb nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

Học sinh giỏi cấp 3 cần bao nhiêu điểm?

Thông Tư 22 quy định, để được xếp học lực Giỏi trở lên, học sinh cần có các môn đánh giá bằng nhận xét đều ở mức Đạt, tất cả các môn đánh giá bằng điểm phải đạt trên 6.5 và có ít nhất 6 môn đạt điểm trung bình kỳ và năm từ 8.0 trở lên.

Lớp 6 bao nhiêu điểm là học sinh giỏi?

Theo như quy định nêu trên thì học sinh THCS, THPT có điểm trung bình 1 môn cả năm dưới 6.5 điểm thì không được học sinh giỏi (tốt) theo quy định. Như vậy, để được loại giỏi (tốt) thì học sinh THCS, THPT phải đảm bảo không có môn nào dưới 6.5. Đồng thời đáp ứng các điều kiện còn lại.

Học sinh giỏi cấp 2 cần điều kiện gì?

- Học lực loại giỏi. Học sinh được xét học lực giỏi nếu có các điều kiện sau đây: Các môn học có điểm trung bình từ 8,0 trở lên trong đó có điểm trung bình của một trong các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên. Riêng học sinh lớp chuyên THPT thì môn chuyên phải có điểm trung bình từ 8,0 trở lên.

Bao nhiêu điểm thi đạt học sinh giỏi?

Theo Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đối với học sinh giỏi như sau: - Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên.