Công thức tính múi giờ địa lý 10

CÔNG THỨC TÍNH GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT

I.Thiết lập công thức:

-Xét các địa điểm A múi giờ a,B múi giờ b,cần xét thêm điều kiện: .

Ta có công thức tính giờ của địa điểm B theo giờ của địa điểm A như sau:

Giờ B =Giờ A + múi giờ

Bạn đang xem tài liệu "Công thức tính giờ trên trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CÔNG THỨC TÍNH GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT ********** I.Thiết lập công thức: -Xét các địa điểm Amúi giờ a,Bmúi giờ b,cần xét thêm điều kiện:. Ta có công thức tính giờ của địa điểm B theo giờ của địa điểm A như sau: Giờ B =Giờ A + múi giờ Chú thích:múi giờ = b - a [nhớ điều kiện] Bảng chuyển đổi từ múi giờ từ 13 đến 23 ra múi giờ âm: Múi giờ Đổi 13 -11 14 -10 15 -9 16 -8 17 -7 18 -6 19 -5 20 -4 21 -3 22 -2 23 -1 Lưu ý: Trái đất được định vị bằng kinh tuyến và vĩ tuyến. -Kinh tuyến là các đường cung từ Bắc xuống Nam. Hãy tưởng tượng có 360 kinh tuyến [ tương ứng với quả cầu 360 độ ]. Chúng ta cũng biết 1 ngày có 24giờ và trái đất tự quay một vòng là đúng 1 ngày. Như vậy một múi giờ là : 360:24=15 độ [ kinh tuyến ] Việt Nam ta có kinh độ là 105Đ thì 105:15 = 7 Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam là 7 giờ thì ở múi giờ đầu tiên [ từ kinh tuyến 0 đến 15 ] là 0giờ. Theo quy ước kinh tuyến 0 nằm gần đài thiên văn nước Anh ở Greenwich nên người ta lấy giờ nơi đó làm mốc. Do đó mới có từ giờ quốc tế là GMT [ Greenwich Mean Time ]. Tuy nhiên người ta không đặt kinh tuyến từ 0 - 360 mà chia làm kinh độ Đông và kinh độ Tây. Như Việt Nam ở kinh độ Đông còn Bắc Mỹ ở kinh độ Tây. Cho một địa điểm nằm ở Bán cầu Tây thì để tìm kinh độ của nó theo thang 360 thì ta áp dụng công thức sau: Kinh độ theo thang 360 = 360 - kinh độ Tây Vậy :Nếu biết được kinh độ của một nơi thì ta cứ lấy kinh độ làm phép chia với 15 là tìm ra múi giờ của địa phương đó. Múi giờ = Kinh độ :15 [làm tròn số] Cũng theo cách tính như trên ta suy ra 1 kinh tuyến tương ứng với: 86 400” : 360 = 240”. Như vậy ta lại có công thức: Thời gian chênh lệch so với Kinh tuyến gốc = Kinh độ .240” Trong công thức trên thời gian chênh lệch so với kinh tuyến gốc tính bằng giây và luôn luôn dương .Kinh độ tính theo thang 180[có cả độ Tây] . II.Ví dụ: Ví dụ 1:Thành phố Los Angerlet thuộc múi giờ số 16,thành phố Tô-ki-ô [Nhật Bản] thuộc múi giờ số 9.Hỏi : a]Khi ở Los Angerlet là 21 giờ ngày 31-12 thì ở Tô-ki-ô là mấy giờ? b]Khi ở Tô-ki-ô là 8 giờ 30 phút sáng ngày 1-1 thì ở Los Angerlet là mấy giờ? BÀI LÀM a] Ta lưu ý:Đề cho thành phố Los Angerlet ở múi giờ số 16,ta phải đưa nó về dạng đúng điều kiện bằng cách lấy 24-16=8,và ta phải để ý ,các múi giờ từ 13 đến 23,khi lấy hiệu giữa 24 và chúng ,ta phải đặt thêm dấu trừ vào kết quả thu được,để ra múi giờ mà nó thuộc. Do đó: Áp dụng công thức tính giờ ,ta có: Giờ Tô-ki-ô =Giờ Los Angerlet +múi giờ =21+ = 21giờ ngày 31-12 +3giờ +14 giờ=14 giờ ngày 1-1 b]Giờ Los Angerlet = Giờ Tô-ki-ô +múi giờ = 8giờ 30phút + =15giờ 30 phút ngày 31-12 . Ví dụ 2:Một trân đấu bóng đá diễn ra ở Prê-tô nhi-a [thủ đô của Nam Phi] kinh độ 2632’Đ vào lúc 16h30’ ngày 5-9-2010.Hỏi ta có thể xem trực tiếp trận đầu ấy vào lúc mấy giờ ở Hà Nội và Niu-Yoóc? BÀI LÀM Ta biết:Hà nội nằm ở múi giờ số 7.Niu Yoóc nằm ở múi giờ số -5 Ta có:2632’ = 26,53 Prê-tô-ni-a ở múi giờ số:26,53 :15 2.Do đó:Prê-tô-ni-a ở múi giờ số 2. Áp dụng công thức tính giờ ta có: -Giờ Hà Nội = Giờ Prê-tô-ni-a + múi giờ = 16h30’ ngày 5-9-2010 + [7-2] = 21h30’ ngày 5-9-2010. -Giờ Niu-Yoóc = Giờ Prê-tô-ni-a + múi giờ = 16h30’ ngày 5-9-2010 + [-5-2] = 9h30’ngày 5-9-2010 ---------------Hết--------------

Tài liệu đính kèm:

  • CÔNG THỨC TÍNH GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT$.doc

Các sự thật thú vị về múi giờ trên trái đất

Các múi giờ trên trái đất có sự chênh lệch là rất lớn

Sự chênh lệch các múi giờ trên trái đất là rất lớn bởi vì các múi giờ phải được chia theo biên giới giữa các quốc gia khác nhau. Những quốc gia có chiều rộng lãnh thổ là lớn nhưng lại vẫn sử dụng chung một múi giờ trên toàn lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có diện tích rất rộng lớn nhưng lại chỉ sử dụng một múi giờ trên cả nước.

Nước với múi giờ nhỏ nhất là nước nào?

Có một hòn đảo nhỏ tại bờ biển Baltic thuộc quyền sở hữu của hai nước là Thụy Điển và Phần Lan. Chính vì hòn đảo thuộc hai quốc gia khác nhau như vậy nên múi giờ cũng bị chia làm hai. Mặc dù với diện tích vô cùng nhỏ nhưng hòn đảo này bắt buộc phải sử dụng hai múi giờ theo ranh giới giữa hai quốc gia Thụy Điển và Phần Lan.

Quần đảo Hawaii là một quần đảo không đổi giờ

Dù thời tiết ở đây trái ngược hoàn toàn, thế nhưng vào mùa đông, quần đảo Hawaii lại có giờ trùng với Alaska. Tại một số vùng, địa phương thuộc Mỹ cũng không hề đổi giờ mặc dù nằm trên nhiều kinh độ khác nhau.

Ấn Độ là nước chỉ tồn tại một múi giờ

Diện tích của Ấn Độ thì rất rộng lớn nhưng kiên quyết vẫn chỉ áp dụng một múi giờ trên toàn bộ lãnh thổ. Hồi xưa, ở mỗi thành phố của Ấn Độ cũng có tồn tại múi giờ riêng. Nhưng thời điểm khi còn là thuộc địa của Anh, tất cả thành phố của Ấn Độ đã dùng chung múi giờ Madras nhằm hợp thức hóa các mạng lưới đường sắt.

Đất nước Pháp với nhiều múi giờ nhất

Trên thực tế, Pháp hiện đang chỉ sử dụng một múi giờ UTC + 1 và UTC + 2. Tuy nhiên toàn bộ nước Pháp, các tỉnh, lãnh thổ hải ngoại vào bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ trải qua 12 múi giờ khác nhau. Nguyên nhân là do các tỉnh, lãnh thổ ở Pháp quản lý có thể nằm ngoài ranh giới Châu Âu, rải rác ở các nơi trên Thế giới.

Lãnh thổ của Pháp trải dài từ Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Nam Mỹ đến châu Phi. Mỗi lãnh thổ thuộc nhiều kinh độ khác nhau nên có các múi giờ khác nhau. Vì thế, Pháp cho dù không phải quốc gia rộng lớn nhất thế giới nhưng vẫn có số múi giờ nhiều nhất.

Các quốc gia đầu tiên và cuối cùng đón mừng năm mới

Mọi người vẫn thường cho rằng nước Sydney [Australia] là nơi đầu tiên đón năm mới. Thế nhưng sự thật là lãnh thổ Tonga [trên Thái Bình Dương] và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati là những nơi đón năm mới đầu tiên và sớm nhất trên toàn thế giới. Khi toàn bộ các quốc gia đã đón giao thừa thì thành phố Honolulu [thuộc Hawaii, Mỹ] mới thực sự bắt đầu bước qua giao thừa.

Hai đất nước ở vị trí gần nhau nhưng lại chênh nhau 24 giờ

Samoa – một phần lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương và quần đảo Lines. Hai nơi này chỉ cách nhau khoảng 2000km nhưng lại chênh nhau đến 24 giờ [1 ngày].

Trung Quốc có vị trí Mặt Trời lên thiên đỉnh không chính xác

Trung Quốc là một quốc gia duy nhất có vị trí Mặt Trời lên thiên đỉnh không chính xác. Điều này là do bởi khoảng cách biên giới tại nơi đây lên đến 240km mà chỉ dùng chung một múi giờ duy nhất. Vì vậy, khi Mặt Trời lên chính ngọ tại cực Tây lại là 3h chiều và cực Đông thì là 11h trưa.

Trước kia, Trung Quốc từng có đến 5 múi giờ, gây khó khăn cho cuộc sống của mọi người dân hàng ngày. Người dân tại Tân Cương sẽ lại làm việc muộn hơn những nơi khác 4h vì Mặt Trời lên đỉnh vào lúc 10 giờ sáng.

Nhờ có cách tính múi giờ trên Trái Đất mà cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tính toán giờ ở các vị trí khác nhau trên bề mặt địa cầu. Hy vọng qua những chia sẻ của CMMB Việt Nam trên đây sẽ là thứ cần thiết cho bạn khi tìm hiểu về múi giờ và cách tính giờ.

error: Content is protected !!

Video liên quan

Chủ Đề