Công chúng mục tiêu của trường đại học

Đối với các nước, PR [Public Relations - tạm dịch là quan hệ với công chúng] là một trong những công tác trọng yếu trong quản lý giáo dục. Điều này lại chưa được quan tâm và tận dụng đúng mức trong hệ thống giáo dục phổ thông công lập ở nước ta.

Công chúng của trường học có thể chia thành 2 loại: quần chúng bên trong [internal publics] bao gồm lãnh đạo và viên chức các cấp trong ngành giáo dục, ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ công nhân viên, các hội đoàn trong trường, phụ huynh và tất nhiên là học sinh; quần chúng bên ngoài [external publics] bao gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức từ thiện và tình nguyện, cơ quan ngôn luận và các trường đại học. Việc xây dựng ấn tượng đẹp về nhà trường và tạo dựng niềm tin trong các đối tượng công chúng và lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích to lớn về vật chất, tinh thần và chuyên môn cho nhà trường.

Các trường phổ thông tại hạt San Bernardino [bang California, Mỹ] đã có những cách làm đáng chú ý để lôi kéo sự quan tâm của quần chúng bên ngoài về trường mình. Trước hết, các trường luôn công khai, minh bạch hoạt động của mình cho công chúng biết. Những thông tin cung cấp ra bên ngoài không thể chỉ có các thành tích mà còn phải bao gồm những yếu kém, khó khăn, tồn tại mà nhà trường đang vướng phải. Ở Mỹ, luật giáo dục của các bang bắt buộc các trường phải giải trình với công chúng hoạt động hằng năm của nhà trường qua bản báo cáo trách nhiệm nhà trường [School Accountability Report Card - SARC]. Nội dung của báo cáo SARC theo quy định bao gồm 38 mục phải giải trình, trong đó một số mục rất hữu ích như kết quả học tập của học sinh; kỷ luật học đường; tỷ lệ bỏ học và biện pháp khắc phục; chi phí giáo dục đã sử dụng cho mỗi đầu học sinh; sĩ số học sinh trung bình mỗi lớp và biện pháp làm giảm dần chỉ số này; trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của ban giám hiệu, giáo viên và cán bộ công nhân viên; tình hình tài sản, trang thiết bị, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh; công tác bồi dưỡng chuyên môn; thu nhập của ban giám hiệu và giáo viên; những khó khăn, tồn tại ngoài tầm giải quyết của nhà trường... Thiết nghĩ, trong tình hình hiện nay ở Việt Nam, việc mỗi phòng hoặc Sở Giáo dục - Đào tạo duy trì một website chuyên nghiệp có đường nối đến trang riêng của các trường để đăng tải các báo cáo giải trình trách nhiệm hằng năm và nhiều thông tin khác cũng không phải là một việc quá khó.

Tại Mỹ, lãnh đạo các trường ít ngồi tại phòng làm việc của mình mà lại xuất hiện trước công chúng nhiều hơn. Tại các trường tôi đến thăm, hiệu trưởng và hiệu phó luôn có mặt trên sân trường, tay cầm loa, dù dưới trời nắng gắt hay lạnh cóng, vào giờ chơi và giờ tan học để giữ gìn trật tự hoặc giải quyết ngay các vi phạm kỷ luật. Các hiệu trưởng có cùng một lý do để làm việc này [tuy hơi thực dụng] - đó là tinh thần trách nhiệm mà họ muốn công chúng phải thấy. Việc ban giám hiệu bước vào thăm lớp, xem bài của học sinh và trao đổi ngắn về chuyên môn với giáo viên cũng là một việc làm rất thường xuyên và tự nhiên. Giáo viên và học sinh cũng là công chúng và lãnh đạo nhà trường cần phải chứng minh được họ cũng là lãnh đạo về học thuật.

Quan hệ công chúng là một ngành không thể thiếu trong hệ thống giáo dục việt nam. Không nhưng thế ngành quan hệ công chúng còn trở thành xu hướng ngành học ưa chuộng tại việt nam.

Đặt biệt với sự phát triển công nghệ 4.0 ngành quan hệ công chúng đóng góp không hề nhỏ cho sự phát triển xã hội hiện nay

Quan hệ công chúng là gì

Ngành Quan hệ công chúng được mô tả là ngành kết nối các mối liên hệ giữa người với người, giữa công ty với quần chúng, giữa các tổ chức tạo sự ủng hộ hiểu biết lẫn nhau.

Theo Hiệp hội Quan hệ công chúng của Mỹ [PRSA]: “Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức/ doanh nghiệp và công chúng.”

Quan hệ công chúng là gì

Ngành Quan hệ công chúng [PR – Public Relations] là ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm tạo dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu cũng như thiết lập mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với nhóm công chúng mục tiêu.

Xem thêm :

  • Xác định thái độ công chúng và xây dựng đánh giá.
  • Xác định những thủ tục cũng như chính sách của doanh nghiệp đối với sự quan tâm của công chúng.
  • Thực hiện truyền bá để công chúng hiểu hơn về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Đam mê tin tức: Người làm marketing quan hệ công chúng cần hiểu rõ được việc sử dụng sức mạnh truyền thông có thể xây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp, thế nên đam mê tin tức và cập nhật tin tức liên tục là yếu tố cần có của người làm quan hệ công chúng.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp với mọi đối tượng sẽ giúp ích rất nhiều cho nghề PR, ngoài ra bạn cũng cần chủ động, nhanh nhạy với mọi vấn đề xảy ra.
  • Cứng cỏi, bản lĩnh: Vì ngành PR phải tiếp xúc và làm việc với nhiều người, thế nên sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn trong công việc, thế nên người làm PR phải là người có bản lĩnh để đứng vững trong nghề, nếu không sẽ thất bại.
  • Đam mê và thích viết: Người làm PR cũng cần có sự đam mê với viết lách, nếu không có đam mê này, chắc chắn bạn sẽ không phù hợp với ngành nghề này.

Những ai nên theo học ngành Quan hệ công chúng

Ngành Quan hệ công chúng cũng như tên gọi là ngành học cần phải phân tích thị trường và tiếp xúc với nhiều người, vậy nên nếu bạn là một người có tính cách khá rụt rè, hướng nội, ngại tiếp xúc thì đây không phải ngành học phù hợp với bạn. Không riêng ngành PR, mà với tất cả các ngành, để có thể phát triển tốt nhất thì mỗi cá nhân cần phải sở hữu những tố chất phù hợp. Đối với ngành này, nếu bạn cảm thấy mình có những tố chất và đặc điểm dưới đây thì nên theo học ngành này:

Yêu thích ngành học chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng để quyết định ai là người nên theo học ngành này. Nếu bạn có niềm yêu thích với lĩnh vực truyền thông quảng cáo, PR và là một người năng động, sôi nổi, thích giao tiếp với mọi người thì ngành học Quan hệ công chúng chính là lựa chọn phù hợp.

Ngoài ra, mỗi bạn lựa chọn theo học ngành PR cũng cần phải trang bị cho mình những tố chất như:

  • Khả năng giao tiếp tốt;
  • Kỹ năng thuyết trình, đàm phán và tự tin trước đám đông;
  • Có tư duy nhạy bén, sáng tạo;
  • Phân tích dữ liệu và tổng hợp thông tin tốt;
  • Có khả năng tự lập kế hoạch và đề ra mục tiêu phù hợp cho từng chiến dịch;
  • Có khả năng xử lý vấn đề nhanh, chịu được áp lực công việc;
  • Linh động và cập nhật thông tin nhanh nhạy, không ngừng học hỏi kiến thức mới.

Trong quá trình học tập, các sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc sau này, vậy nên đừng ngần ngại khi bạn không có đủ các tố chất trên. Điều quan trọng nhất là phải có đam mê và sự yêu thích với công việc này, còn lại có thể trau dồi thêm.

Ngành Quan hệ công chúng học trường nào để được đào tạo một cách tốt nhất cũng rất quan trọng. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định muốn đăng ký học ngành PR thì đừng ngần ngại, hãy tìm hiểu và lựa chọn trường học đào tạo ngành Quan hệ công chúng phù hợp để theo học.

Cơ hội việc làm của ngành quan hệ công chúng

Với nhu cầu nhân lực chuyên ngành Quan hệ Công Chúng đang rất cao, cử nhân Quan hệ công chúng sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được công việc với thu nhập cao ở các vị trí sau đây:

  • Chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
  • Phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông đối nội và đối ngoại.
  • Xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu…
  • Cử nhân ngành Quan hệ công chúng có thể học bậc sau đại học các chuyên ngành Quan hệ công chúng, Báo chí học, Quản trị truyền thông…và sau đó tham gia giảng dạy, nghiên cứu về quan hệ công chúng, truyền thông tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu.

Danh sách các trường đào tạo ngành quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng học trường nào tốt nhất Hà Nội

ĐH Kinh tế quốc dân

Trường công lập. Chuyên ngành Quan hệ công chúng [PR] thuộc Khoa Marketing, được nhà trường mở cửa tuyển sinh năm 2018. Môi trường đào tạo hiện đại và chất lượng.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối A 1, D1, C3, C4. Điểm chuẩn 2020 là 27,6

ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn [ĐHQG Hà Nội]

Trường công lập.  Ngành Quan hệ công chúng thuộc  Khoa Báo chí và Truyền thông, là một trong những nơi đầu tiên nghiên cứu, giảng dạy về PR ở Việt Nam [từ 2001]. Trường bắt đầu tuyển sinh ngành này từ năm 2013.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối C, D1, D4, D78, D83, mỗi năm khoảng 60 chỉ tiêu. Điểm chuẩn 2020  từ 24-29 tùy khối thi.

Học viện Báo chí và tuyên truyền

Trường công lập. Thành lập năm 2006, Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở tiên phong cung cấp các chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo trên cả nước. Đội ngũ giảng viên trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối D1, D72, D78, R24, R 25, R26, mỗi năm khoảng 50 chỉ tiêu đại trà, 80 chỉ tiêu chất lượng cao. Điểm chuẩn đại trà 2020  từ 34,45 đến 36,2 tùy khối thi.

Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM

ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn – ĐHQG TPHCM

Chương trình giáo dục đại học ngành Quan hệ công chúng của trường ĐH KHXH & NV đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu…

ĐH Văn Lang

Trường tư thục. Năm 2007,  trường bắt đầu tuyển sinh đại học chính quy ngành Quan hệ Công chúng. Ngành trực thuộc tại khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông – Nghệ thuật, là địa chỉ tập hợp nhiều nhà báo tên tuổi, những người làm công tác PR chuyên nghiệp và những giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng có uy tín.

Năm 2018, trường triển khai Chương trình Đào tạo Đặc biệt  ngành này với hơn 50% chương trình được đào tạo thực tiễn tại Cơ quan truyền thông và các NXB lớn tại Tp.HCM và Hà Nội. Chương trình đào tạo đặc biệt đưa bổ sung trực tiếp vào chương trình như những môn học bắt buộc: Nhiếp ảnh, Thiết kế Đồ họa, Kỹ thuật truyền thông Đa phương tiện,…

Ngành Quan hệ công chúng mỗi năm tuyển khoảng 50 chỉ tiêu đại trà, 80 chỉ tiêu chất lượng cao. Tuyển sinh khối A, A 1, C, D1. Điểm chuẩn đại trà 2020: 19 [theo điểm thi tốt nghiệp], 20 [theo xét học bạ].

ĐH Kinh tế-Tài chính TPHCM

Trường tư thục. Tại UEF, Ngành Quan hệ công chúng đào tạo theo hai chuyên ngành sâu: Truyền thông báo chí; Tổ chức sự kiện. 

Học ở UEF sinh viên ngoài việc được đào tạo kiến thức chuyên môn còn được tăng cường trang bị ngoại ngữ, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề cần thiết nhằm đảm bảo cho sinh viên có cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp tốt nhất.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối A, A 1, D 1, C. Điểm chuẩn đại trà 2020: 21 [theo điểm thi tốt nghiệp].

Khu vực khác – Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trường tư thục. Nhà trường đã  tuyển sinh ĐH chính quy ngành  Quan hệ công chúng từ năm 2014.

Các sinh viên ngành Quan hệ công chúng khóa 2 của trường chưa tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp tuyển dụng.

Trường không ngừng đổi mới trong phương pháp giảng dạy và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác dạy và học.

Ngành Quan hệ công chúng tuyển sinh khối C00; D01; D14; D15 . Điểm chuẩn đại trà 2020: 20 [theo điểm thi tốt nghiệp].

Sức hút của ngành Quan hệ công chúng [PR]

PR là ngành học thu hút nhiều thí sinh đăng ký tuyển sinh vào trường, có lực hút không nhỏ với các thí sinh. Điều này có thể hiểu là do vai trò của người làm PR ngày càng quan trọng, chế độ ưu đãi, môi trường làm việc đa dạng và hấp dẫn do tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng công chúng. Do vậy, các bạn trẻ được đặt mình trong một hệ thống những con người năng động, sáng tạo, luôn luôn mới mẻ với những cơ hội và đôi khi là thách thức mới

GS.TS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ [DNC]

Video liên quan

Chủ Đề