Phương pháp dạy toán cho học sinh lớp 2

Giải pháp dạy các dạng toán cho học sinh lớp 2

I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

   Chương trình toán lớp 2 là một trong những năm nội dung của toán tiểu học từ lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp 1. Chương trình này thừa kế và phát huy những thành tựu mà ngưỡng cửa lớp 1 đạt được. Đồng thời thực hiện những đổi mới về cấu trúc, nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học, nhằm giúp học sinh hoạt động tích cực, sáng tạo theo năng lực vốn có của mình.

    Tích cực nhận thức của học sinh là mối quan hệ mật thiết với học tập, nó thể hiện rõ ràng ở bản thân năng lực của học sinh như hăng hái trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn, biết thắc mắc những vấn đề mình chưa hiểu. Việc học sinh chiếm lĩnh và tìm tòi kiến thức có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ. Do đó Môn toán đóng vai trò quan trọng và  thường chiếm thời gian dài hơn so với các tiết khác. Bởi vì Môn toán lớp 2 có nhiều dạng toán được phân chia theo cấu trúc sách giáo khoa. Nên việc dạy toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có vai trò chủ đạo. Các khái niệm về toán học sẽ được hình thành qua việc thực hành giải toán. Từ đó, học sinh thấy được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia và lựa chọn phép tính, lời giải, kết quả đúng nhất cho một bài toán, dạng toán.

   Một đặt thù ở đơn vị tôi mà bất cứ một người giáo viên nào cũng trăn trở, đó là làm sao để đẩy lùi việc hỏng kiến thức của học sinh. Biện pháp nào, giải pháp nào, cách dạy nào để đạt được điều mong muốn là nâng cao chất lượng.

    Nên bản thân tôi, là một giáo viên được nhà trường tạo điều kiện sắp xếp đứng lớp, giảng dạy khối 2 trong một thời gian xuyên suốt và tôi đã tìm ra những biện pháp dạy học và vận dụng giải pháp, biện pháp đó để giảng dạy, áp dụng với hai đối tượng mà mỗi giáo viên chúng ta đang quan tâm đến, đó là học sinh và học sinh. Chính vì những nhận định trên tôi mạnh dạn đưa những phương pháp này đến với đồng nghiệp, để được trao đổi, bổ sung xây dựng và cùng nhau thực hiện, nhằm góp phần đẩy cao chất lượng giáo dục đối với học sinh qua đề tài  GIẢI PHÁP DẠY CÁC DẠNG TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2

  1. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp biện pháp dạy các dạng toán lớp 2.

*. Dạng toán số học và đại lượng.

  Ở dạng toán này luôn có các yêu cầu đề ra “Tính hay đặt tính rồi tính”. Vậy giáo viên cho học sinh của mình hiểu được tính là chỉ thực hiện kết quả theo hàng ngang hay cột dọc có sẵn                                   

  Còn đặt tính là từ yêu cầu đề bài đã cho như: Đặt tính rồi tính hiệu, biết các số hạng sau:   35 và 26. Lúc này giáo viên mới giải thích cụ thể cho học sinh từng bước của dạng toán này.

+ Thứ nhất, đặt hai số hạng thẳng cột dọc với nhau sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị. Lúc này cho học sinh làm rõ bản chất bài toán và thực hiện bài toán theo thứ tự từ hàng đơn vị và đến hàng chục. Đối với các phép tính cộng – trừ có nhớ, giáo viên đi cụ thể hơn bằng cách cho học sinh nhẩm như:

   Giáo viên hỏi 5 có trừ được 6 không, vì sao? Từ đó học sinh sẽ nhận thức được số bé không trừ được số lớn, phải mượn 1 ở hàng chục sau đó trừ đi số muốn trừ và trả nó về hàng đã mượn [hàng chục] và tiếp tục thực hiện phép trừ.

   Ở vấn đề này một số giáo viên cứ cho rằng nó đơn giản, nhưng với học sinh khá giỏi thì đơn giản còn với đối tượng học sinh đã phân loại là yếu kém thì không hề đơn giản. Bởi các em tính toán còn chậm nên việc để mượn rồi nhớ, sau đó trừ đi là rất khó, nên đòi hỏi ta phải nhẹ nhàng hướng dẫn phép tính theo hướng gợi mở.

*. Dạng toán Nhiều hơn

   Khái niệm cho học sinh biết nhiều hơn là số lượng này được so sánh với số lượng kia và một trong hai số thì sẽ có số lượng nhiều hơn.

  Nhiều hơn tức là một số cho biết là a, một số cho biết là b nhiều hơn: như thế ta có a + b = c [c là số cần tìm của số nhiều hơn b]

Bài toán 1: Hòa có 4 bông hòa, Bình có nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có bao nhiêu bông hoa?

   Bài toán này khi dạy cho học sinh, nên giáo viến hướng dẫn cho các em tự tóm tắt và tìm các dữ kiện của bài toán đã cho là a và b nhiều hơn bằng hệ thống câu hỏi mở đặt ra như sau:

Hỏi: Bài toán cho biết gì?

Bình có nhiều hơn Hòa: 2 bông hoa

  Bài toán yêu cầu chúng ta đi tìm dữ kiện b nhiều hơn bao nhiêu?

Vậy giáo viên sẽ hỏi tiếp.

Hỏi: Bài toán hỏi gì?[ Bình có bao nhiêu bông hoa]

* Giáo viên lại tiếp tục bài toán với các em bằng cách tìm phép tính cho dạng toán này.

Hỏi: Vậy muốn biết Bình nhiều hơn bao nhiêu bông hoa phải làm thế nào? [lấy số hoa của Hòa cộng với số hoa nhiều hơn của Bình 4 + 2 = ?]

  Từ việc đặt được phép tính giáo viên hướng dẫn học sinh đi tìm lời văn cho bài giải.

   Dựa vào đâu để viết lời giải [dựa vào câu hỏi bài toán] từ đây giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước và cho học sinh trình bày bài giải:

                        Bình có số bông hoa là:

                                  4 + 2 =  6 [bông]

Đáp số: 6 [bông hoa]

Bài toán 2: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 5 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

    Bài toán này sẽ áp dụng cho cả lớp nên khi dạy bài toán này giáo viên chỉ cần dùng mô hình quả cam để nắm yêu cầu, hiểu nội dung của bài toán. Ở bài toán này giáo viên giảng thêm làm sao để học sinh nhận thấy số lượng cam hàng dưới bằng hàng trên rồi còn nhiều hơn 2 quả, giáo viên gạch chân, nhấn mạnh, học sinh vừa được nhìn mô hình đồ dùng học tập trên bảng sẽ hiểu được bài toán yêu cầu cần tìm.      Khi các em đã tìm được phép tính của bài toán, giáo viên cho 1 học sinh lên bảng giải và qua bài giải của em học sinh đó giáo viên hướng dẫn luôn cách trình bày bài giảng.

Số quả cam ở hàng dưới là :

5 + 2 =  7 [quả]

Đáp số: 7 quả cam

   Học sinh giải xong giáo viên cùng cả lớp củng cố lại kiến thức 1 lần nữa để nhấn mạnh dạy toán nhiều hơn bằng cách hỏi lại các em. Làm như vậy không những kiểm tra lại kiến thức mà còn khắc sâu được kiến thức của các em.

Hàng trên có bao nhiêu quả cam? Hàng dưới có bao nhiêu quả cam vừa tìm được? Vậy số cam ở hàng nào nhiều hơn? Ta làm phép tính gì?

Từ việc kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi trên sẽ giúp các em nhớ tốt hơn về dạng toán nhiều hơn.

Bài toán 3: Tổ một lớp 2B3 có 12 bạn, tổ Hai nhiều hơn tổ một 2 bạn. Hỏi tổ Hai nhiều hơn tổ Một bao nhiêu bạn?

Ở bài toán này, tôi hướng học sinh vào cách tóm tắt đoạn thẳng để học sinh nhận thấy dạng toán nhiều hơn “nhiều hơn”.

 Trước khi vẽ đoạn thẳng giáo viên cần phân tích bản chất bài toán.

Tổ Một sẽ được vẽ bằng một đoạn thẳng ứng với 12 bạn. Tổ Hai nhiều hơn 2 bạn, tức là có số bạn bằng tổ Một còn nhiều hơn 2 bạn nữa.

– Giáo viên cho học sinh tự vẽ sơ đồ vào bảng con hoặc giấy nháp.

Tổ Một: 

Tổ Hai:      

Từ sơ đồ một lần nữa cho học sinh đọc lại bài toán, thế này học sinh sẽ nhận ra bài toán làm phép tính gì?

                                     Tổ Hai của lớp 2B3 có số bạn là:

                                                  12 + 2 = 14 [bạn]

                                                                          Đáp số: 14 bạn

Vấn đề cần lưu ý: Trong qua trình hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, có phép tính, đáp số mỗi giáo viên chúng ta cần quan tâm đến cách trình bày của học sinh. Bởi trong số học sinh của chúng ta, vẫn còn một số học sinh có tính cẩu thả trong việc trình bày như: Không ghi đủ ý, trình bày vào vở không cân đối. Do đó giáo viên cần nhắc học sinh đọc kĩ đề bài, câu hỏi để tìm ra câu trả lời đúng cho bài toán, trình bày bài toán có khoa học, thẩm mĩ và sạch sẽ.

 * Dạng toán “ít hơn”.

    Bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dướng có ít hơn hàng trên 2 quả cam hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

    Đối với bài toán này giáo viên sẽ hướng dẫn các em bằng sơ đồ đoạn thẳng, bằng đồ dùng trực quan như trong sách giáo khoa.

   Khi dạy bài toán này bản thân là giáo viên tôi dùng đồ dùng có sẵn là quả cam cài lên bảng và cho học sinh thực hành làm theo cô giáo bằng đồ dùng của mình.

Hàng trên có 7 quả cam  [ gài lên bảng 7 quả cam]

Hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam, tách 2 quả cam ở hàng trên để biểu thị đó là số cam ở hàng dưới. Khi học sinh đã nắm rõ yêu cầu của bài toán, lúc này học sinh sẽ tìm ra phép tính và tìm ra số cam hàng dưới cần tìm là: 7 – 2 = 5 [quả]

 Giáo viên giảng thêm bài: Số cam hàng dưới ít hơn hàng trên là 2 quả cam. Vậy ta phải bớt đi hàng trên 2 quả thì sẽ được số cam ở hàng dưới.

Giáo  viên khắc sâu cho sinh hiểu rõ đây là dạng toán “ ít hơn”.

 Lưu ý:  giáo viên có thể hướng  học sinh cách giải dạng toán ít hơn này bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Hàng trên:  

Hàng dưới:

 Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng sẽ biểu thị hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả .

  Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm lời văn cho bài giải bằng cách dựa trên yêu cầu của câu hỏi. Bài toán hỏi gì? Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam? Muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta lược bớt một số từ và thay vào một số từ để có câu trả lời phù hợp bài toán và giải bài toán hoàn chỉnh cụ thể: chúng ta sẽ bỏ từ  “ bao nhiêu ” dấu “chấm hỏi”. Thay vào từ “số”, “là”.

Hàng dưới có ít số cam là:

7 – 5 = 2 [quả]

                     Đáp số: 2 quả cam

   Giáo viên không quên nhắc học sinh cách trình bày bài toán có lời văn một cách cẩn thận, có lôgic, sạch sẽ, đúng và đủ như: dấu hai chấm sau câu trả lời và đáp số.

* Dạng toán tìm số hạng trong một tổng .

 Dạng toán này là các loại bài toán trong đó đã biết tổng của hai số a và b và một trong hai số đã được cho biết. Yêu cầu của bài toán là đi tìm số kia     [ a – 0 =  x ].

  Ví dụ: Bảo có 8 quả vừa cam vừa quýt, trong đó có 5 quả cam. Hỏi Bảo có bao nhiêu quả quýt?

Loại toán này giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm phần bù của x . là quả quýt. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán như sau:          

 + Bảo có: 8 quả cả cam và quýt,

 + Trong đó có: 5 quả cam.

 + Hỏi Bảo có: …..quả quýt ?

  Giáo viên sẽ đặt câu hỏi để học sinh trả lời và nhận biết mối quan hệ của bài toán

Thành phần đã cho và thành phần đi tìm theo nguyên tắc sau:

                                           Cho – Tìm

 Hay : Số quả quýt = Tổng số cam và quýt  –   Số cam.

                   X         =           8                        –      5

                   X         =           3.

Cụ thể hơn giáo viên cho học sinh thực hiện phép tính dạng tìm x [ với x là số hạng chưa biết].

  Ví dụ: Tìm x, biết:   x + 16 = 38

  Trước khi làm phép tính này, giáo viên yêu cầu một học sinh nêu lại thành phần tên gọi của phép tính, sau đó hỏi lại học sinh: Phép tính yêu cầu chúng ta tìm số gì chưa biết ?. [Tìm số x chưa biết]. Số x được gọi là số gì ? [số hạng chưa biết] Vậy tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào. Học sinh nhắc lại quy tắc tìm số hạng chưa biết.

Học sinh tiếp tục thực hiện phép tính theo quy trình một bài toán tìm x.

Hướng dẫn học sinh cách trình bày khi thực hiện toán tìm x.

X đặt thẳng số hạng thứ hai  

      Ở biện pháp dạy này, mỗi học sinh đều được hướng vào hoạt động tư duy tìm tòi, nhận biết và thực hiện cách làm, các em không bị tách rời trong thời gian học toán, không bị chán nản, khi các em không biết thực hiện phép tính.

* Dạng toán Tìm số trừ

   Đây là dạng toán mà khuyết đi một thành phần và thành phần đó ta gọi là “ số trừ”, trong khi đó dữ liệu cho biết là số bị trừ và hiệu. Vậy ta có khái niệm công thức sau: a – x = b.

   Ví dụ: Bạn An có 35 cái kẹo, sau khi An cho Bình một số kẹo, thì An còn lại 15 cái kẹo. Hỏi Bình có bao nhiêu cái kẹo?.

   Dạng toán này liên quan đến việc tìm phần bù chưa biết khi đã biết số bị trừ và hiệu, tuy nhiên xét về dạng tìm số bị trừ thì dạy tìm số trừ phức tạp hơn. Bởi vì ở dạng toán này đều thực hiện phép trừ nhưng không phải lấy: Hiệu + Số trừ mà lấy Số bị trừ – Hiệu = Số trừ, điều này khiến các em tư duy khó hơn. . Do đó ở dạng toán này giáo viên sẽ rèn học sinh cách tóm tắt như sau:

                  An có: 35 cái kẹo

                  Cho Bình: ….cái

                  An còn  : 15 cái kẹo

Giáo viên sẽ đặt câu hỏi để phân tích bài toán.

An có bao nhiêu cái kẹo? [ 35 cái kẹo ]

Sau khi An cho Bình một số cái kẹo một số cái kẹo thì An còn lại bao nhiêu cái kẹo?

Bài toán yêu cầu tìm gì? [ tìm số kẹo của Bình]

Giáo viên giải thích bài toán bằng sơ đồ:

An có 35 cái kẹo – số kẹo cho Binh = 15 cái.

Vậy số kẹo cho Bình chính là số kẹo cần tìm [x]

Ta có: 35- x = 15

Muốn làm dược bài toán này chúng ta thưc hiện như sau:

Số kẹo của Bình = số kẹo của An – số kẹo còn lại của An.

Cuối cùng sẽ cho học sinh giải bài toán, nhận xét cách trình bày.

                            An cho Bình số kẹo là:

                                 35 -15 = 20[ cái kẹo]

                                           Đáp số: 20 cái kẹo.

Sau khi học sinh đã có thể tự giải dạng toán này, giáo viên rèn cho học sinh so sánh các bài toán liên quan đến nhau như “ tìm số bị trừ”, để cũng cố thêm một lần nữa.

* Dạng toán Luyện tập thực hành

   Khi rèn học sinh vào luyện tập thực hành, bản thân giáo viên sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách vận dụng nhiều biện pháp,để các em nắm chắc nội dung một dạng bài toán vừa mới học xong, việc này sẽ giúp các em giải toán tốt hơn.

Ví dụ: Tổ chức trò chơi “ Bông hoa giỏi” giáo viên sẽ phát một bông hoa cho một học sinh đầu tiên và hô khẩu lệnh “chuyển” học sinh sẽ chuyển theo thứ tự mà giáo viên đã quy định, khi giáo viên hô “ dừng” bông hoa dừng ở học sinh nào thì học

sinh đó sẽ lên giải toán hoặc trả lời câu hỏi do giáo viên nêu, học sinh nào hoàn thành tốt sẽ được khen là bông hoa giỏi.

   Đặc biệt hơn, mỗi giáo viên chúng ta khi dạy cho học sinh tiết Luyện tập thực hành nên vận dụng cách tổ làm trắc nghiệm. Vì biện pháp trắc nghiệm là một biện pháp đánh giá được năng lực học sinh tốt nhất, để từ đó có kế hoạch giúp đỡ những điểm yếu còn lại của các em.

* Dạng toán liên quan dến phép nhân và phép chia

   Mỗi một dạng toán trong sách giáo khoa lớp 2 đều bổ trợ cho nhau, có trước có sau, rất chặt chẽ. Chính vì thế khi dạy tôi phân chia cụ thể cho từng dạng, để lên kế hoạch, tìm tòi biện pháp nhằm giúp các em hoàn thiện kiến thức.

+ Phép nhân: Ví dụ; Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 8 con gà có bao nhiêu chân?

Dạng toán này để học sinh đọc kĩ đề rồi tóm tắt bằng lời dựa trên dữ kiện Cho – tìm.

Tóm tắt:            1 con: 2chân

                         8 con : …chân ?

Từ tóm tắt giáo viên đưa ra một số câu hỏi để phân tích lại bài toán một lần nữa

Có mấy con gà ? [ có 8 con gà]

Một con có mấy chân ? [ một con có 2 chân]

Dể biết 8 con gà có tất cả bao nhiêu chân ta làm thế nào ? [ lấy 2×8].

Vì sao ta lại lấy 2 x8 ? [ vì 2 được lấy 8 lần].

Yêu cầu một học sinh lên giải trên bảng, sau đó cả lớp tập trung nhận xét. Nhận xét luôn cả phần trình bày bài toán có lời văn.

+ Phép chia : Ví dụ: Có 20 lít dầu, rót vào các can, mỗi can 2 lít. Hỏi rót được mấy can dầu?.

   Với bài toán này các em hay nhầm lẫn đơn vị tính là lít và can. Nên trước khi tóm tắt, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề, nhấn mạnh đề bài yêu cầu ta tìm gì ?.

Giáo viên cho học sinh phân tích dữ kiện Cho – tìm bằng cách tóm tắt bằng lời.

Tóm tắt:    2   lít: 1can

                  20 lít:…. can ?.

   Giáo viên cũng lần lượt đặt những câu hỏi để học sinh phân tích đề bài một lần nữa, sau đó cho học sinh lên giải và giải vào vở trắng.

III.1. KẾT LUẬN

    Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện giảng dạy thực nghiệm tôi đã hoàn thành cho những ý tưởng kinh nghiệm của mình, tôi thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, cơ bản các em đã nắm chắc hệ thống kiến thức từ đơn giản đến khó, một phần nào đó chất lượng học sinh yếu kém đã tiếp thu và vận dụng được những gì đã học để làm kiến thức vốn có của mình. Các em đã biết vận dụng giữa thực hành và lý thuyết để làm bài, nhờ vào việc các em được phân tích kĩ đề bài, được trao đổi nhận xét, được tham gia vào việc xây dựng bài.

   Với phương châm rèn luyện và lấp đi chỗ hỏng kiến thức của những em học sinh  bằng các biện pháp mà tôi đã đưa ra, bản thân tôi đã khảo sát học sinh qua từng năm học, tôi thấy rất hiệu quả, học sinh có tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh yếu kém bắt đầu vào năm học sẽ giảm đi vào cuối năm học.

    Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và mở rộng các biện pháp dạy học có hiệu quả trong thời gian tới, không có gì khác hơn là giáo viên cần quan tâm hơn đến các biện pháp và phương hướng khắc phục.

   Bằng tấm lòng và sự nhiệt tình quan tâm đến các em học sinh, mỗi giáo viên cần bỏ nhiều thời gian và công sức hơn nữa trong việc kết hợp các yếu tố giáo dục chặc chẽ, để có biện pháp đôn đốc, động viên các em trong quá trình học tập, thì các em sẽ có một kết quả chất lượng mà chúng ta mong đợi.

Bấm vào đây để tải về

Video liên quan

Chủ Đề