Cơ sở dữ liệu là gì cho ví dụ năm 2024
Rất nhiều bạn khi mới học về cơ sở dữ liệu thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Cơ Sở Dữ Liệu (database) và Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Database Management System hay DBMS). Đây là 2 khái niệm có liên quan tới nhau nhưng không phải là một. Trong bài viết này mình sẽ làm rõ hai khái niệm này và giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Show Cơ Sở Dữ Liệu Là GìCơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định để có thể dễ dàng quản lý (đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu). Ví dụ: Một danh sách sinh viên của một trường với 5 trường dữ liệu là họ và tên sinh viên, năm sinh, mã số sinh viên, lớp học và khóa học được coi là một cơ sở dữ liệu. Họ Tên Ngày Sinh MSSV Khóa Nguyên Lê Hoài Anh 21/07/1993 BK15200 K15 Nguyễn Văn Bình 15/05/1993 BK15201 K15 Trần Hoàng Chiến 15/07/1993 BK15202 K15 Sự khác biệt cơ bản giữa cơ sở dữ liệu và dữ liệu thông thường đó là tính cấu trúc sắp xếp có hệ thống. Dữ liệu không thôi có thể là bất cứ thông tin nào chưa được sắp xếp hay cấu trúc theo một trật tự cụ thể ví dụ văn bản trên một file được coi là dữ liệu, hay dữ liệu trên một video hay tập tin. Ngược lại với cữ liệu, cơ sở dữ liệu bao gồm dữ liệu dược cấu trúc một cách rõ ràng. Một tập hợp dữ liệu không có cấu trúc hệ thống nhất định không được coi là một cơ sở dữ liệu. Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Là GìBất cứ cơ sở dữ liệu nào sau khi được tạo ra cũng cần được lưu trữ lại. Quá trình lưu cơ sở dữ liệu này được thực hiện qua việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là chương trình phần mềm giúp thực hiện việc lưu trữ cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị trị cơ sở dữ liệu khi lưu trữ cơ sở dữ liệu cần đảm bảo được được tính cấu trúc trong cơ sở dữ liệu và ngoài ra cần phải hỗ trợ việc đọc, chỉnh sửa, thêm và xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng. Như ở ví dụ trên chúng ta có thể lưu danh sách sinh viên này trên một bảng tính Excel hoặc một tập tin CSV. (CSV là viết tắt của cụm từ comma separated vlue, là một loại cấu trúc tập tin đơn giản sử dụng dấu phảy ( Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện này bao gồm: Microsoft Access, MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server... Việc sử dụng các phần mềm (hệ quản trị cơ sở dữ liệu) này sẽ giúp các nhà quản trị hệ thống dễ dàng thực hiện các thao tác như tìm kiếm, lọc, xóa, chỉnh sửa hay tạo mới dữ liệu trên cơ sở dữ liệu. Để làm được điều này trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu các nhà quản trị hệ thống thường sử dụng ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc: Structured Query Language hay SQL. Cơ sở dữ liệu là hình thức tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc với mục đích dễ dàng trong việc đọc, thêm hay xóa dữ liệu. Cụ thể cơ sở dữ liệu là gì? Với cách lưu trữ theo dạng file được sử dụng trên một máy tính thông thường sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu lưu trữ của tổ chức hay doanh nghiệp. Chính vì vậy hệ thống cơ sở dữ liệu đã được cho ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé. Cơ sở dữ liệu là gì?Cơ sở dữ liệu là hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu được xây dựng theo một cấu trúc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của nhiều người hay chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc. Khi áp dụng hình thức lưu trữ này, nó sẽ giúp khắc phục được những điểm yếu của việc lưu file thông thường trên máy tính. Các thông tin lưu trữ sẽ đảm bảo được nhất quán, hạn chế tình trạng trùng lặp thông tin. Xem thêm: Nên lựa chọn CMS Wordpress hay Joomla? Tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu đa dạng nhiều nơi. Chỉ cần có password bạn có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Các mô hình cơ sở dữ liệuMô hình dữ liệu phân cấp (Hierarchical model)Đây là dạng mô hình cơ sở dữ liệu được ra đời đầu tiên vào những năm 60. Cấu trúc của nó gồm nhiều nút, mỗi nút biểu diễn cho một thực thể nhất định. Giữa hai nút được liên kết với nhau theo những mối quan hệ. Các bài viết bạn nên tham khảo:
+ Data mining là gì? Các công cụ khai phá dữ liệu phổ biến nhất hiện nay + Subnet mask là gì và cách chia subnet mask Ưu điểm của loại mô hình này là khá dễ xây dựng và thao tác, phù hợp với các tổ chức phân cấp như tổ chức nhân sự trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó lại thường xảy ra tình trạng lặp lại các bản ghi dư thừa, không nhất quán. Mô hình dữ liệu mạng (Network model)Được cho ra đời không lâu sau mô hình phân cấp. Mô hình dữ liệu mạng hay còn gọi là mô hình mạng có cấu trúc dữ liệu tổ chức thành một đồ thị hướng. Tại đây, các các đỉnh là các thực thể, các cung là quan hệ giữa hai đỉnh, một kiểu bản ghi có thể liên kết với nhiều kiểu bản ghi khác. Một thực thể con có thể có nhiều thực thể cha và có nhiều đường dẫn truy nhập đến một dữ liệu theo cấu trúc của mô hình dữ liệu mạng đã được định sẵn từ trước. Khi sử dụng mô hình này, người dùng sẽ có thể biểu diễn đa dạng các ngữ nghĩa theo kiểu bản ghi hay móc nối và truy vấn nhanh chóng thông qua phép duyệt đồ thị Navigation. Mặc dù vậy, trên mô hình dữ liệu mạng vẫn còn tồn tại những hạn chế như số lượng con trỏ lớn, hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa và móc nối giữa các bản ghi với nhau. Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational model)Đây là mô hình dựa trên lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ. Nhờ áp dụng điều này mà mô hình dữ liệu quan hệ có tính chặt chẽ khá cao, mô tả dữ liệu một cách rõ ràng. Nó được đánh giá là mô hình với nhiều ưu điểm, được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Mô hình quan hệ được tổ chức dưới dạng bảng các phép toán thao tác trên dữ liệu dựa trên lý thuyết tập hợp của toán học. Sử dụng các phép toán như hợp, giao, tích đề các, chia, trừ, chiếu, chọn, kết nối,..để xây dựng mô hình. Xem thêm: Cloud Hosting Ưu điểm cần được nhắc đến của loại mô hình này là khả năng tối ưu hóa đa dạng các xử lý nhờ dựa trên lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ. Còn về phần nhược điểm thì cấu trúc này vẫn chưa linh hoạt và hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa phức tạp của các quan hệ thực tế. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (Object Oriented model)Mô hình dữ liệu hướng đối tượng được cho ra đời muộn hơn các mô hình kể trên. Nó ra đời vào khoảng đầu những năm 90, trong đó các thuộc tính dữ liệu và các phương thức thao tác trên các thuộc tính đó đều được đóng gói trong các cấu trúc nhất định. Mô hình này cho phép định nghĩa được các kiểu đối tượng phức tạp. Có nhiều tính chất khác nhau như: bao đóng (encapsulation), kế thừa (heritage), đa hình (polymorphism). Nhược điểm còn tồn tại là cấu trúc lưu trữ còn phức tạp, có thể cần sử dụng đến nhiều con trỏ. Khả năng tối ưu hóa chưa tốt, còn bị hạn chế trong một vài trường hợp. Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm Cơ sở dữ liệu là gì? và Các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng. Mong rằng trong khuôn khổ bài viết có thể giúp bạn phần nào về những khái niệm này. |