Có quan hàng không vũ trụ Nga tại Việt Nam

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP CỦA BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

Giấy phép số 113/GP-TTĐT, do Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 08/07/2021

P. Tổng biên tập phụ trách: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 53 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

VPGD: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

VPĐD tại TP.HCM: Tầng 5, 224 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56

Email: -

NGA CHỌN VIỆT NAM LÀ NƠI ĐỂ XÂY DỰNG CẢNG VŨ TRỤ ĐẦU TIÊN TẠI ĐÔNG NAM Á

Các giảng viên đại học ở thành phố Saint-Petersburg của Nga đã đưa ra những tính toán thích hợp. Theo đó, họ đã chọn Việt Nam là nơi khả thi nhất để xây dựng cảng vũ trụ.

Một nhóm các nhà khoa học Nga, bao gồm những tên tuổi nổi tiếng như M. Grigoriev, M. Okhochinsky, S. Chirikov và A. Khramov, đã đưa ra lập luận về lợi ích của việc xây dựng sân bay vũ trụ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy sự phát triển sáng tạo vượt bậc trong lĩnh vực không gian của Nga và các đối tác.

Trong đó, Việt Nam được tất cả công nhận là địa điểm chính và khả thi nhất để xây dựng công trình này.

Dự kiến, cảng vũ trụ sẽ cho phép các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, một trong những người bạn tốt nhất và ổn định nhất của Nga trong nhiều thập kỷ qua, đi đầu về tốc độ phát triển của thế giới, đồng thời mang lại thu nhập đáng kể.
Tại sao chọn Việt Nam?

Việt Nam hoàn toàn không còn là một nước nằm ngoài cuộc trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ.

Bởi trên thực tế, công dân Việt Nam là phi công vũ trụ Phạm Tuân đã từng tham gia chương trình Intercosmos của Liên Xô.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo thích hợp, năm 1980 ông đã thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz-37 và trở về Trái đất trên tàu Soyuz-36, cũng như làm việc trên trạm quỹ đạo Salyut-6.

Với thành tích này, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động Việt Nam.

Nói cách khác, Việt Nam không phải là đối tượng lựa chọn ngẫu nhiên để xây dựng sân bay vũ trụ trên lãnh thổ của mình. Các tác giả dự án của Nga đã tính toán cẩn thận thậm chí cả từng chi tiết như địa điểm phóng mà theo họ, mũi Cà Mau rất có khả năng trở thành địa điểm này.

Có cần cảng vũ trụ riêng cho khu vực Đông Nam Á không?

Chẳng hạn, chính phủ Trung Quốc đã trả lời là có, là cần thiết và đây sẽ là một cảng vũ trụ của Trung Quốc; và người Trung Quốc đã xây dựng cảng vũ trụ trên đảo Hải Nam. Tổng thống Indonesia cũng từng nói: “Vâng, tôi cần một cảng vũ trụ”.


Tại sao công trình này lại được các nhà khoa học Nga thực hiện?

Vì Nga là một trong 3 cường quốc vũ trụ, nhưng tất cả các cảng vũ trụ của nước này đều nằm ở phía Bắc, nơi cách quá xa đường xích đạo.

Nga cần một cảng vũ trụ lớn nằm gần đường xích đạo. Và lẽ dĩ nhiên, Việt Nam cần kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Nga.

Bởi ở đây có lợi ích chung, là cơ sở cho sự hợp tác hiệu quả. Trong tất cả các nước Đông Dương, thì Việt Nam là nước gần gũi và hiểu Nga nhất, thuận lợi nhất cho hợp tác giữa hai bên.

Nguồn: QĐND

Các tác giả đi đến kết luận rằng Châu Á-Thái Bình Dương hiện là một trong những khu vực nhiều hứa hẹn nhất trên bình diện các công việc với không gian-vũ trụ. Dành cho sự thâm nhập sâu hơn của Matxcơva vào thị trường vũ trụ địa phương, một trong những phương án có thể là Nga cùng với các nước hữu quan trong khu vực chung tay kiến thiết sân bay vũ trụ quốc tế. Mục tiêu cuối cùng của dự án nói trên là tạo ra sàn nền tảng để phóng vệ tinh từ điểm đủ gần với đường xích đạo, đảm bảo cung cấp năng lượng ích lợi hơn và tương ứng là các điều kiện tài chính thích hợp cho những cuộc phóng thiết bị không gian.

Các tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng xét theo tiêu chí lựa chọn đối tác chính của Nga trong việc thực hiện dự án, thì Việt Nam có triển vọng nhất. Còn về địa điểm giả định cho vị trí của sân bay vũ trụ tương lai, các chuyên gia đề xuất chọn mũi Cà Mau, cũng như đảo Phú Quốc. Các nhà khoa học Petersburg lưu ý rằng những vùng lãnh thổ này hội đủ điều kiện thuận lợi nhất để được lựa chọn làm điểm xây dựng sân bay vũ trụ và cơ sở hạ tầng kèm theo.

Không phải câu chuyện làm quà…

Đề xuất do các nhà khoa học Saint-Peterburg đưa ra từ giữa năm 2018 nhưng công luận chỉ biết đến vào tháng 12 năm 2021, khi công trình nghiên cứu được các phương tiện truyền thông Việt Nam quảng bá. Trước đó, trong hơn ba năm, ở cấp chuyên gia nghiêm túc, không một ai - cả chuyên gia công nghệ tên lửa và xây dựng sân bay vũ trụ, cũng như những nhà Việt Nam học – từng thảo luận về vấn đề này.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, GS-TSKH Vladimir Kolotov Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nhận xét về tình hình đó như sau:

«Địa điểm không phải là thông số duy nhất cần tính đến để thực hiện một đề xuất có thể tác động ảnh hưởng đến số phận không chỉ của một đất nước mà là của toàn bộ khu vực. Tham số quan trọng không kém là mức rủi ro mạo hiểm đối với an ninh».

Theo ý kiến của chuyên gia Việt Nam học Kolotov, các tác giả đề xuất đã vượt ra ngoài thẩm quyền và độ thông thạo chuyên môn của họ. Dưới góc độ quan điểm về sự tham gia hàng đầu của Nga trong việc xây dựng sân bay vũ trụ, không thể không tính đến yếu tố khoảng cách khá xa giữa vùng Viễn Đông của Nga và mũi Cà Mau. Vùng nước có đường biển lưu thông hàng hải giữa các điểm này lại nằm lọt trong phân đoạn Đông Á của hệ thống vòng cung bất ổn Á-Âu, - GS Kolotov nói tiếp.

«Ở đây chúng ta đang thấy có bốn khu vực xung đột: Bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, quần đảo Nam Kuril và cuối cùng là Biển Đông. Tất cả những điều đó là mối đe dọa tiềm tàng đối với độ bền vững của thông tin liên lạc trên biển»

Về phần Biển Đông, thì đây là khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo, bố trí cơ sở hạ tầng quân sự trên đảo trong vùng biển tranh chấp. GS Kolotov phân tích:

«Cách đây chưa lâu, Hoa Kỳ, Anh và Australia đã thành lập khối quân sự mới, theo đó Australia sẽ có thể triển khai các tàu ngầm. Để trong trường hợp xảy ra xung đột có thể kịp thời bắn hạ tên lửa của đối phương, Trung Quốc đang đưa các trạm radar và hệ thống phòng thủ tên lửa ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia, về phía nam. Mà trong khu vực có đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa hiển nhiên không thể bố trí sân bay vũ trụ».

Tên lửa bay vào vũ trụ còn các bộ phận qua sử dụng rơi xuống biển

Các tác giả của đề xuất xây dựng sân bay vũ trụ đã xác định cả vùng rơi của các kỳ đã qua sử dụng của tên lửa đẩy trong vùng nước Biển Đông. «Nghĩa địa thiết bị vũ trụ» sẽ nằm trong hai phân đoạn hình tròn. Trong một phân đoạn, với bán kính từ 350 đến 500 km sẽ là nơi mà các khối bên đã hết chức năng của kỳ thứ nhất sẽ văng xuống, còn trong phân đoạn thứ hai, bán kính từ 1000 đến 1500 km, sẽ là nơi chôn vùi kỳ thứ hai của tên lửa đẩy.

«Tuy nhiên, vùng biển rộng lớn sẽ trở nên nguy hiểm hoặc thậm chí bị cấm đánh bắt cá, lại là nguồn sống cho hàng triệu cư dân ven biển của Việt Nam và hàng loạt nước Đông Nam Á khác, còn xét theo hoạt động vận tải hàng hải thì khu vực Biển Đông là một trong những điểm đầu tiên trên thế giới. Không nên quên rằng nhiên liệu tên lửa là thứ độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tồi tệ cho hệ sinh thái biển và triển vọng phát triển du lịch».

Hơn nữa, theo đánh giá của chuyên gia Kolotov, Biển Đông là khu vực mà vấn đề chủ quyền quốc gia đối với vùng nước và hải đảo, vấn đề phân định đặc khu kinh tế của các nước ven biển, hiện đang hết sức gay gắt. GS-TSKH Vladimir Kolotov kết luận:

«Những tranh chấp này, chủ yếu là giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã diễn ra suốt nhiều thế kỷ. Tôi cho rằng khi nêu đề xuất xây dựng sân bay vũ trụ ở miền Nam Việt Nam, các tác giả đã bộc lộ sự lạc quan quá mức, chỉ nêu một cụm từ chung chung cho vấn đề này, rằng «ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án, các nước tham gia cần giải quyết mọi vấn đề gây tranh cãi phát sinh».

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.

Video liên quan

Chủ Đề