Có được uống thuốc giảm đau khi mang thai

Sử dụng các thuốc giảm đau khi mang thai có an toàn?

Bạn có thể đã biết rằng một số loại thuốc giảm đau không hề an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, mặc dù các bác sỹ vẫn không ngần ngại cho bạn sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol.

Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Scientific Reports đã chỉ ra rằng sử dụng paracetmol cũng như các thuốc giảm đau khác như ibuprofen có thể gây ra một số hậu quả nào đó cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một nghiên cứu khác đăng trên International Journal of Epidemiology còn cho thấy những đứa trẻ được sinh ra bởi những phụ nữ sử dụng paracetamol khi mang thai sẽ có nguy cơ bị hen phế quản cao hơn.

Chức năng sinh dục thay đổi

Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên chuột để xem liệu sử dụng các thuốc giảm đau có tác động nào đến thai nhi hay không. Các con chuột được cho uống paracetamol hoặc indomethacin [một thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid tương tự như ibuprofen]. Với cả hai loại thuốc, những con chuột con giống cái được sinh ra có buồng trứng với số lượng trứng ít hơn, buồng trứng nhỏ hơn và khi trưởng thành và sinh con, các con của chúng cũng còi cọc hơn. Những con chuột con giống đực có số lượng tế bào phát triển thành tinh trùng thấp hơn, nhưng sẽ trở lại bình thường khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là thế hệ cháu của những con chuột được cho sử dụng thuốc đầu tiên cũng có buồng trứng nhỏ hơn và giảm chức năng của hệ sinh sản.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tác động của thuốc lên hệ sinh sản?

Người ta cho rằng các thuốc giảm đau này đã ảnh hưởng đến prostaglandin là một hormon điều hòa chức năng sinh sản ở nữ giới, bao gồm buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí cả lúc chuyển dạ. Hormon này cũng có thể gây ra đau và viêm, do vậy các thuốc giảm đau hoạt động theo cơ chế giảm những quá trình này. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, các thuốc này lại gây ra những hậu quả không mong muốn khi tác động đến sự phát triển của hệ sinh dục thai nhi. Đặc biệt, thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào mầm của phôi thai là những tế bào sẽ phát triển thành trứng và tinh trùng về sau.

Những tác động lên con người

Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên mô hình động vật nhưng nó cũng có thể áp dụng được cho con người bởi có rất nhiều điểm tương tự giữa hệ sinh sản của cả hai– tuy nhiên vẫn còn một khoảng thời gian dài để đưa ra kết luận chắc chắn.

Ngoài ra, vẫn cần thêm một số nghiên cứu khác để xác định được liều tối thiểu có thể gây ra những tác dụng không mong muốn này trên con người. Các tác giả của nghiên cứu đã cho chuột sử dụng paracetamol với liều cao hơn hẳn liều sử dụng trên người, tuy nhiên do chuột ít nhạy cảm với thuốc này nên liều lượng như vậy được coi là tương đương với con người. Các nhà khoa học cũng nói rằng họ quan sát thấy một số tác dụng của chỉ một liều duy nhất indomethacin trên buồng trứng của bào thai ở chuột, do vậy họ cũng không biết chắc chắn thời gian tối thiểu cần thiết khi sử dụng thuốc này để gây ra tác dụng không mong muốn trên chuột.

Một vấn đề khác về độ an toàn của thuốc cần làm rõ là thời điểm sử dụng thuốc trong thai kỳ. Theo các chuyên gia, thời điểm sử dụng thuốc cũng quan trọng như thời gian sử dụng, đặc biệt khi sử dụng ở giai đoạn sớm trước 12 tuần.

Nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên đối tượng người lại chỉ ra rằng những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ đã từng sử dụng paracetamol trong thai kỳ sẽ dễ có nguy cơ bị hen phế quản vào năm 3 tuổi và 7 tuổi. Các nhà khoa học ở châu Âu đã quan sát các dữ liệu của 114.500 trẻ em ở Nauy để so sánh những đối tượng đã bị hen phế quản [5,7% khởi phát năm 3 tuổi và 5,1% vào năm 7 tuổi] với những trẻ có mẹ đã từng sử dụng paracetamol trong thai kỳ và tìm ra mối liên hệ.

Điều quan trọng hơn, các nhà khoa học có thể tìm hiểu lý do tại sao những phụ nữ này lại sử dụng thuốc – để hạ sốt, giảm đau hay điều trị cúm – và so sánh với những phụ nữ cũng có những triệu chứng tương tự như không dùng thuốc. Bằng cách này, họ có thể loại bỏ được khả năng những triệu chứng kể trên có thể là nguyên nhân gây hen ở trẻ. Ngoài ra, họ cũng quan sát việc sử dụng paracetamol ở những người cha và người mẹ ngoài thai kỳ, để khẳng định rằng chính việc sử dụng thuốc trong thai kỳ mới là nguyên nhân chính chứ không phải những yếu tố khác. Các tác giả giả thiết rằng thuốc này có thể làm tăng tình trạng oxy hóa stress [cản trở khả năng chống lại các độc tố của cơ thể] trong thai kỳ, và là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ hen phế quản.

Mặc dù cũng có những nghiên cứu khác đánh giá về việc sử dụng paracetamol trong thai kỳ và hen phế quản, nhưng đây là nghiên cứu lớn nhất và đầu tiên so sánh các triệu chứng của những phụ nữ mang thai có và không sử dụng thuốc đối với nguy cơ mắc hen phế quản của trẻ. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu không thể xác nhận mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của người mẹ, hay số liều paracetamol mà những phụ nữ mang thai đã sử dụng.

Có nên sử dụng paracetamol hay ibuprofen trong thai kỳ hay không?

Ibuprofen đã bị chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, do làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các biến chứng khi chuyển dạ.

Paracetamol thường được coi là an toàn trong thai kỳ - mặc dù FDA gần đây đã xem xét lại về tính an toàn của nó, và nhận thấy rằng các nghiên cứu “quá hạn chế” để có thể rút ra được khuyến cáo về việc không nên dùng thuốc.

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ thường phải được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ – bởi tình trạng đau nhiều trong thai kỳ cũng thực sự không hề tốt đối với các bà bầu.

Các tác giả của cả hai nghiên cứu đều khuyên những phụ nữ mang thai nên tuân theo những khuyến cáo hiện nay về việc sử dụng thuốc, nhưng tốt nhất là nên sử dụng liều thấp nhất có thể trong một khoảng thời gian ngắn để phòng những nguy cơ cho thai nhi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc giảm đau opioid và táo bón

Chăm sóc một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất là mong muốn của bất cứ ông bố bà mẹ nào. Chẳng may bị một vấn đề sức khỏe nào đó khiến mẹ lo lắng không biết uống thuốc trong khi mang thai như thế nào an toàn? Những loại thuốc nào có thể dùng khi mang thai?

1. Uống thuốc trong khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào?

Trước hết cần phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng, nhiều mẹ nhầm lẫn dẫn đến sử dụng không đúng cách gây hại cho sức khỏe bản thân và thai nhi. Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoải mái và hạn chế nguy cơ bệnh tật. Nếu như thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ quá trình chuyển hóa và cải thiện sức khỏe thì thuốc tác dụng trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất.

Sức khỏe của mẹ trong khi mang thai vô cùng quan trọng

Thực phẩm chức năng trên thị trường hiện rất đa dạng, đủ cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai. Yêu cầu với thuốc chữa bệnh cao hơn, cần thông qua các thử nghiệm, đánh giá cũng như đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe để sử dụng chữa bệnh ở người. Với người bình thường, thuốc sẽ có tác dụng điều trị song với phụ nữ mang thai, thành phần của thuốc có thể ảnh hưởng lên thai nhi qua những tác dụng như:

Một số loại thuốc có thể gây sảy thai, dị tật thai

  • Tác động trực tiếp đến thai nhi, gây thai lưu, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai.

  • Tác động đến tử cung, gây co bóp tử cung bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây sinh non.

  • Tác động đến bánh rau và làm thay đổi chức năng của bộ phận này, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp oxy, chất dinh dưỡng khiến thai kém phát triển.

  • Tác động gây ra những thay đổi trên cơ thể mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai như thuốc hạ huyết áp làm giảm lượng máu cung cấp tới thai qua bánh rau,…

Ảnh hưởng của thuốc đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu còn phụ thuộc vào thành phần thuốc tác động như thế nào, mẹ bầu sử dụng với liều lượng nào, giai đoạn phát triển của thai nhi, tình trạng đáp ứng thuốc,… Vì thế, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị kể cả các thuốc thường dùng như thuốc cảm, thuốc hạ sốt,…

Phải sử dụng thuốc có thành phần an toàn với sức khỏe thai nhi, nguy cơ rủi ro thấp. Các loại thuốc này được phân loại theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ, theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao tương ứng từ A đến X. Ngoài ra, trong hướng dẫn sử dụng thuốc sẽ có lưu ý có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hay không.

Cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai

2. Có thể dùng thuốc gì trong khi mang thai?

Trong khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Mặc dù đối tượng này được khuyến cáo nên hạn chế dùng thuốc tối đa song vẫn cần điều trị bằng thuốc khi cần thiết, việc lựa chọn thuốc sẽ ưu tiên các loại có độ rủi ro thấp với thai nhi. Để được hướng dẫn cụ thể, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng, ngoài ra cần theo dõi đáp ứng sức khỏe và dấu hiệu bất thường nếu có sau khi dùng thuốc.

Dưới đây là 1 số loại thuốc điều trị thường dùng trong thai kỳ:

2.1. Thuốc giảm đau, trị đau đầu

Thuốc giảm đau đầu thường được dùng ở phụ nữ mang thai là Acetaminophen, thuốc gây ít tác dụng phụ được ghi nhận, được chứng minh là an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Các thuốc giảm đau không nên dùng trong thai kỳ là thuốc kháng viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, ketoprofen hoặc thuốc chứa aspirin.

Nếu cơn đau mà thai phụ gặp phải nghiêm trọng, không đáp ứng với Acetaminophen, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình giảm đau ngắn hạn với thuốc nhóm opioid. Cần sử dụng đúng theo chỉ định và có sự giám sát của bác sĩ để hạn chế ảnh hưởng tối đa đến sức khỏe thai nhi.

Nên tiêm phòng cúm khi có dự định mang thai

2.2. Thuốc trị cảm cúm

Với người bình thường có thể dùng thuốc trị cảm cúm để điều trị bệnh, giảm triệu chứng nhanh chóng song với phụ nữ mang thai, chưa có nghiên cứu kỹ về rủi ro cũng như có loại thuốc được xác định an toàn không tác dụng phụ có thể dùng cho phụ nữ mang thai.

Trong khoảng 12 tuần đầu tiên, nếu mắc cúm mẹ bầu không thể sử dụng thuốc trị cảm cúm vì đều có nguy cơ rủi ro cho em bé. Vì thế nếu có dự định mang thai, mẹ bầu nên tiêm phòng cúm chủ động để phòng ngừa bệnh.

Sau 12 tuần thai đầu tiên, nếu bị cúm có thể dùng thuốc chữa cảm cúm để giảm triệu chứng với 1 số loại được xem là an toàn như:

  • Siro ho.

  • Thuốc trị ho.

  • Thuốc long đờm.

  • Acetaminophen với tác dụng hạ sốt, giảm đau.

Với cảm cúm thông thường, hệ miễn dịch giữ vai trò quan trọng trong tiêu diệt virus, giảm triệu chứng bệnh. Do đó, mẹ bầu nên tự điều trị tại nhà với các biện pháp như: nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối, làm ẩm không khí, dùng tinh dầu tự nhiên, dùng kẹo hoặc viên ngậm trị ho,… trước khi tìm đến sự hỗ trợ của thuốc.

2.3. Thuốc trị trào ngược dạ dày, ợ nóng

Các loại thuốc có tác dụng kháng acid, chống ợ nóng và trào ngược dạ dày an toàn sử dụng trong thai kỳ bao gồm: Canxi carbonate, nhôm hydroxit, megie hydroxit, famotidine, simethicone. Nếu bị ợ nóng nghiêm trọng, mẹ bầu có thể dụng thuốc chẹn kênh H2 song phải có chỉ định và dùng đúng chỉ định của bác sĩ.

Có thể dùng thuốc kháng acid ngăn ngừa trào ngược dạ dày khi mang thai

Khi bị trào ngược dạ dày, ợ nóng, mẹ bầu nên chú ý thay đổi thói quen sống, cải thiện chứng bệnh trước khi tìm đến sự hỗ trợ của thuốc bằng các biện pháp như:

  • Hạn chế thực phẩm kích thích gây ra chứng trào ngược dạ dày.

  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh gây áp lực cho vùng bụng.

  • Ngủ cao đầu, sử dụng lót gối vào ban đêm.

  • Nên ngồi nghỉ, đi lại sau khi ăn no thay vì nằm ngay.

  • Hạn chế ăn uống quá no trước khi đi ngủ.

  • Chia ăn thành nhiều bữa trong ngày thay cho 3 bữa chính.

Nếu bị ợ nóng nghiêm trọng không đáp ứng với thuốc điều trị, mẹ bầu cần sớm đi khám thai vì đây có thể là dấu hiệu của hội chứng HELLP thai kỳ. Uống thuốc trong khi mang thai cần cẩn trọng, theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hiện nay, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được rất nhiều thai phụ lựa chọn để đồng hành cùng quá trình mang thai. Thai phụ sẽ được khám và tư vấn đầy đủ các vấn đề như:

  • Khi nào cần siêu âm thai.

  • Các xét nghiệm thường quy để đảm bảo mẹ khỏe mạnh, thai phát triển toàn diện.

  • Chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ tăng cân hợp lý mà thai vẫn đạt cân nặng tiêu chuẩn.

Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các bác sĩ hàng đầu trong ngành.

Video liên quan

Chủ Đề