Cơ chế nào sau đây cơ thể hình thành thể tứ bội

2. Cơ chế hình thành thể tứ bội: Trong quá trình phát sinh giao tử, 2 cơ thể mang lai có tất cả các cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử [2n]. Trong thụ tinh, 2 giao tử đó kết hợp với nhau hình thành hợp tử [4n]

->Thể tứ bội.

Cơ chế hình thành thể tam bội: Trong quá trình phát sinh giao tử, 1 cơ thể mang lai có tất cả các cặp NST không phân li tạo ra giao tử [2n]. Trong thụ tinh, giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường [n] hình thành hợp tử [3n] ->Thể tam bội.

Thể tự đa bội là cơ thể đa bội có bộ nhiễm sắc thể cùng loài, nghĩa là các nhiễm sắc thể đều có khả năng tạo thành cặp tương đồng. Vậy “Nhận định nào sau đây về thể tự đa bội là không đúng” Cùng Top lời giải củng cố kiến thức qua câu hỏi dưới đây!

Trắc nghiệm: Nhận định nào sau đây về thể tự đa bội là không đúng

A. Thể tự đa bội thường có khả năng chống chịu tốt hơn , thích ứng rộng

B. Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân

C. Ở thực vật, thể đa bội chẵn duy trì khả năng sinh sản hữu tính bình thường

D. Thể tự đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn gấp bội so với dạng lưỡng bội nguyên khởi

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân

Nhận định về thể tự đa bội là không đúng là Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B:

Nhận định về thể tự đa bội là không đúng là Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân bởi vì:

Thể tự đa bội là cơ thể đa bội có bộ nhiễm sắc thể cùng loài, nghĩa là các nhiễm sắc thể đều có khả năng tạo thành cặp tương đồng.

– Nếu số cặp nhiễm sắc thể là số lẻ [3n, 5n,…] người ta gọi là đa bội lẻ.

– Nếu số cặp nhiễm sắc thể là số chẵn [4n, 6n,…] thì gọi là đa bội chẵn.

Cơ chế phát sinh của thể tự đa bội là:

+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.

+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội. [các NST không phân ly ở kỳ sau của nguyên phân thì chỉ tạo ra cơ thể 2n mang các tế bào 4n [thể khảm]

Như vậy Thể tự đa bội có thể được hình thành do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n và các NST không phân ly ở kỳ sau của nguyên phân thì chỉ tạo ra cơ thể 2n mang các tế bào 4n [thể khảm]

Nên đáp án B là nhận định không đúng về thể tự đa bội.

Còn đáp án A, C và D là đáp án mang nhận định đúng, đây là những hệ quả của thể tự đa bội.

Câu hỏi tắc nghiệm bổ sung kiến thức về Các thể đột biến.

Câu 1: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là

A. Thể ba.

B. Thể ba kép.

C. Thể bốn.

D. Thể tứ bội

Đáp án: D

Câu 2: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là

A. Thể ba.

B. Thể ba kép.

C. Thể bốn.

D. Thể tứ bội

Đáp án: C

Câu 3:Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Ruồi giấm

B. Đậu Hà Lan

C. Người

D. Cả 3 loài nêu trên

Đáp án: D

Câu 4:Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:

A. Chỉ có NST giới tính

B. Chỉ có ở các NST thường

C. Cả ở NST thường và NST giới tính

D. Không tìm thấy thể dị bội ở người

Đáp án: C

Câu 5:Thể 3 nhiễm [2n+ 1= 25] có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Lúa nước

B. Cà độc dược

C. Cà chua

D. Cả 3 loài nêu trên

Đáp án:D

Câu 6:Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:

A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp

C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó

Đáp án: A

Câu 7:Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là:

A. 14

B. 21

C. 28

D. 35

Đáp án: B

Câu 8:Thể đa bội không tìm thấy ở:

A. Đậu Hà Lan

B. Cà độc dược

C. Rau muống

D. Người

Đáp án: D

Trên đây là phần giải thích chi tiết “Nhận định về thể tự đa bội là không đúng là Thể tự đa bội có thể được hình thành do tất cả các NST không phân li ở kì sau nguyên phân”. Mong rằng với những kiến thức trên Top lời giải mang tới sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn trong học tập.

Câu 1. Đa bội thể là gì? Cơ chế phát sinh tứ bội thể, tam bội thể. Nêu đặc điểm và các thí dụ về thể đa bội. Ứng dụng của đa bội thể.

Câu 2. So sánh hai phương pháp chọn hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Câu 3. Nêu các vai trò của quá trình giao phối đối với sự tiến hóa.

Câu 4. Bệnh bạch tạng ở người do một gen nằm trên NST thường quy định. Khi khảo sát tính trạng này trong một gia đình, người ta lập được phả hệ sau:


 
1. Bệnh bạch tạng do gen trội hay lặn quy định. Tại sao? 2. Kiểu gen của các cá thể trong phả hệ.

3. Tính xác suất để cặp bố mẹ III1 và III2 sinh được:

a. Một đứa con không bệnh. b. Một đứa con mắc bệnh, c. Hai đứa con không bệnh. d. Một đứa con trai mắc bệnh. 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1.

1. Thể đa bội: Là trường hợp số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n như 3n, 4n, 5n, 6n ...

+ 3n, 5n ... gọi là đa bội lẻ. + 4n, 6n ... gọi là đa bội chẵn.  

2. Cơ chế hình thành thể đa bội:

a. Các phương pháp hình thành thể tứ bội:  

+ Phương pháp 1: Gây rối loạn cơ chê phân li NST trong nguyên phân:

- Bộ NST 2n của tế bào nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào tứ bội [4n].

 

- Nếu đột biến trên xảy ra tại hợp tử, sẽ phát triển thành cơ thể tứ bội. - Nếu đột biến trên xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng sẽ tạo, nên cành tứ bội trên cây lưỡng bội [thể khảm].  

+ Phương pháp 2: Gây rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân:

- Trong quá trình giảm phân, bộ NST đã nhân đôi nhưng không phân li ở kỳ sau, sẽ tạo giao tử có 2n. Các loại giao tử này thụ tinh với nhau sẽ tạo hợp tử có 4n phát triển thành cơ thể tứ bội. P :         ♀ 2n x ♂ 2n

GP :          2n        2n


F1 :               4n  

+ Phương pháp 3: Cho giao phối giữa các cơ thể 4n với nhau:

- Cơ thể 4n giảm phân bình thường tạo giao tử có 2n, các giao tử 2n thụ tinh, sẽ tạo hợp tử có 4n. P :       ♀ 4n x ♂ 4n

GP :        2n        2n


F1 :            4n  

b. Các phương pháp hình thành thể tam bội:

 

+ Phương pháp 1: Rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân:

- Trong quá trình giảm phân, một trong hai bên bố mẹ tạo giao tử bất thường 2n, loại giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường có n, tạo hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội theo sơ đồ sau: P :        2n x 2n

GP:       2n    n


F1 :        3n  

+ Phương pháp 2: Giao phối giữa cá thể 4n với 2n.

-  Cá thể 4n tạo giao tử bình thường 2n. -  Cá thể 2n tạo giao tử bình thường n. - Sự thụ tinh giữa 2 loại giao tử trên tạo hợp tử có 3n. P :       4n x 2n

GP:      2n     n


F1 :         3n  

3. Đặc điểm của thể đa bội:

- Chỉ xuất hiện ở thực vật, không tìm thấy ở động vật. - Tế bào lớn vì tăng số lượng NST, do vậy các cơ quan, bộ phận của thể đa bội có kích thước lớn, dễ nhận thấy bằng mắt thường. - Thể đa bội sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao, năng suất cao, phẩm chất tốt. Do vậy người ta thường gây đột biến đa bội thể nhân tạo để tăng năng suất cây trồng. - Trong các dạng đa bội, thể đa bội chẵn tạo giao tử bình thường nên có thể sinh sản hữu tính. Thể đa bội lẻ vì rối loạn cơ chế phân li NST trong giảm phân nên không tạo giao tử được và nếu có thì giao tử có sức sống yếu, không tham gia thụ tinh nên chỉ có thể cho sinh sản vô tính.

4. Các thí dụ về thể đa bội:

+ Dương liễu 3n sinh trưởng nhanh, cây lớn, gỗ tốt hơn so với dương liễu 2n. + Nho tam bội không hạt, quả lớn. + Củ cải đường 3n, 4n có củ lớn, hàm lượng đường rất cao. + Dưa hấu 4n quả lớn, ít hạt, lượng đường và tinh bột nhiều. + Rau muống 4n có năng suất rất cao: 300 tạ/ha /1 năm.

5. ứng dụng của đa bội thể:

- Vì các cơ quan, bộ phận của thể đa bội lớn nên con người gây đột biến đa bội thể nhân tạo để tăng năng suất cây trồng. Ví dụ: Dùng Cônsixin nồng độ 0,1% - 0,2% cản trở thoi vô sắc xuất hiện, làm trở ngại sự phân li NST tạo thể 4n. - Khắc phục tính bất thụ của con lai trong phép lai xa: Ví dụ: Phương pháp Cacpêsênkô [1927]: Lai giữa cải củ [2n=18] với cải bắp [2n=18]. Tạo cải lai củ - bắp có 2n=18 bất thụ. Dùng Cônsixin tứ bội hóa tạo ra loài mới cải củ - bắp hữu thụ, mang bộ NST song nhị bội 4n=36.  

Câu 2.

1. Giống nhau:

+ Đều dược sử dụng trong chọn giống thực vật và động vật. + Để có cơ sở chung là tạo ra giống có năng suất cao đưa vào sản xuất lớn phục vụ cho nhu cầu con người.

2. Khác nhau:


 

Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể
+ Sử dụng đối với các dòng giao phấn có hệ số di truyền cao. + Chọn ngay số lượng cá thể lớn. + Chọn kiểu hình nên năng suất không ổn định + Phái chọn lặp đi lặp lại nhiều lần.

+ Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, tốn thời gian, giá thành rẻ, được áp dụng phổ biến.

+ Sử dụng đối với dòng tự thụ phấn, nhân giống vô tính, có hệ số di truyền thấp. + Bé + Chọn kiểu gen nên năng suất được ổn định + Có thể chỉ chọn 1 lần đã có giống tốt thuần chủng.

+ Khó tiến hành, đòi hỏi kĩ thuật cao, ít tốn thời gian, giá thành đắt, không được áp dụng phổ biến.

 
Câu 3. Quá trình giao phối có 3 vai trò cơ bản sau:

1. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể:

Ví dụ: Do đột biến lặn từ kiểu gen AA biến đổi thành cặp gen dị hợp Aa.

Nhờ giao phối:

Cứ như thế alen lặn a sẽ được nhân lên và lan tràn trong quần thể.

2. Quá trình giao phối đã tạo ra vô số biến dị tổ hợp nhờ các quy luật phân li độc lập, hoán vị gen, tương tác gen.

Ví dụ: Gọi n là số cặp gen dị hợp của P, theo quy luật Menđen, số kiểu giao tử của P là 2n, F, sẽ có 3n kiểu gen và 2n kiểu hình nếu mỗi gen quy định một tính trạng trội hoàn toàn. Bình thường, trong quần thể giao phối có n rất lớn nên mỗi quần thể là một kho biến dị vô cùng phong phú. Mặt khác do các quy luật hoán vị gen và tương tác gen làm tăng hơn nữa các biến dị tổ hợp qua giao phối.

- Do vậy có thể nói: Nếu biến dị đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp thì nhờ giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. 3. Quá trình giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Sự tiến hóa không những chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các gen đột biến đã phát sinh những tồn tại ở trạng thái dị hợp.

Câu 4.

1. Xác định tính trạng trội, lặn:

Từ III1 và III2 đều không mắc bệnh, sinh con là IV2 mắc bệnh, suy ra tính trạng không bệnh trội so với tính trạng mắc bệnh.

2. Xác định kiểu gen:

+ Quy ước gen: A: Bình thường. a: Bệnh bạch tạng.  

+ Những cá thể I1, I3, II1, IV2 mắc bệnh bạch tạng nên đều có kiểu gen aa.

+ Những cá thể còn lại: [A_].

+ Do IV2 có kiểu gen aa, suy ra III1 và III2 đều có kiểu gen dị hợp Aa.


[Học sinh tự lập sơ đồ: III1 x III2 suy ra kiểu gen IV1 có thể là AA hay Aa].
+ Tương tự, từ II1 suy ra kiểu gen của I2 là Aa.
+ Từ I1 có kiểu gen đồng hợp lặn aa suy ra II2,và II3 phải có kiểu gen Aa.
+ Từ I3 có kiểu gen aa ta suy ra II4, II5, II6 đều có kiểu gen dị hợp Aa. + Các cá thể còn lại có kiểu gen AA hoặc Aa. [Học sinh tự lập các sơ đồ lai].

3. Xác suất xuất hiện:

a.  Một đứa con không mắc bệnh: 3/4 = 75%.

b.  Một đứa con mắc bệnh: 1/4 = 25%. 

Video liên quan

Chủ Đề