Chương trình học ngành Logistics Đại học Giao thông vận tải


Tổng thể ngành logistics
 

Ngành Logistics là gì?

Logistics bao gồm các quá trình: Lập kế hoạch, Thực hiện và Kiểm soát các thủ tục vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Ngành Logistics là bao gồm toàn bộ dịch vụ logistics và thông tin liên quan từ điểm nguồn đến điểm tiêu thụ hàng hóa nhằm mục đích đáp ứng phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Nhiều người thường đánh đồng “logistics” với “vận tải”. Trong khi vận tải chỉ tập trung vào sự di chuyển của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thì logistics lại bao hàm rộng hơn, tập trung quản lý “dòng dịch chuyển” hàng hóa và dịch vụ, cũng như các thông tin liên quan. Vì vậy, ngành logistics rộng hơn nhiều so với ngành vận tải. Ngành logistics không chỉ bao gồm việc vận chuyển mà còn là lưu trữ, xử lý, kiểm kê, đóng gói, phân phối hàng hóa và nhiều khía cạnh khác.

Vận hành logistics hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng loạt chi phí, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận.

Vận hành Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng loạt chi phí

Điểm khác biệt lớn nhất là Logistics đòi hỏi phải có kế hoạch, và vận chuyển chỉ cung cấp phương thức thực hiện kế hoạch đưa hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Vận tải đơn thuần là một phần của Logistics. Khi hoạt động, các nhân viên logistics phải đưa ra các quyết định xa hơn phương thức vận tải, bao gồm:

- Đóng gói và bao bì

- Kế hoạch vận chuyển container hay phương thức vận chuyển khác

- Chứng từ và thông tin

- Bảo hiểm

- Lưu kho và tồn kho

- Quy định Xuất nhập khẩu

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại về vận chuyển hàng hóa

- Làm việc với các giám đốc điều hành khác trong Chuỗi cung ứng

- Quản lý nhà cung cấp và đối tác logistics khác

- Chịu trách nhiệm giảm thiểu rủi ro

Vậy, một nhân viên Logistics cần tích lũy những kiến thức gì để có khả năng nhận hàng loạt trách nhiệm trên?

Ngành logistics học gì?
 

Chương trình học Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng của Đại học Bách Khoa TP.HCM

Logistics giờ đây đã trở nên phổ biến và được nhiều bên công nhận. Chính vì thế, các chương trình đào tạo logistics đã xuất hiện ở nhiều cấp bậc khác nhau, từ cấp Cao đẳng, Đại học đến cấp Cao học; từ các trung tâm đào tạo logistics ngắn hạn đến các chương trình đào tạo dài hạn; từ đào tạo trong nước đến du học quốc tế.

Chương trình đào tạo logistics

Nhìn chung, một chương trình đào tạo logistics sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng theo 4 nhóm chính:

 

1. Kiến thức kinh tế và Kỹ năng tính toán

Để nhanh chóng nắm được mô hình kinh doanh của đối tác và nhu cầu thị trường, thì kiến thức Kinh tế vi mô và vĩ mô, cũng như các Nguyên lý marketing cơ bản thường được đưa vào khoản thời gian đầu làm quen với Logistics.

Thêm vào đó, rất nhiều vị trí trong Ngành Logistics cần làm việc thường xuyên với dữ liệu. Nhân viên Logistics thường được giao nhiệm vụ tính toán và phân tích hiệu quả, và được trao dồi kỹ năng này từ các môn Toán cao cấp, Toán kinh tế, Xác suất thống kê, Tin học ứng dụng…

 

2. Kỹ năng ngoại ngữ
 

Tiếng anh chuyên ngành logistics

Một yếu tố gần như bắt buộc đối với học viên mong muốn phát triển trong ngành Logistics, Ngoại ngữ và phổ biến nhất là Tiếng Anh luôn có mặt trong chương trình học.

Bắt đầu từ Anh văn cơ bản, học viên sẽ được bổ sung thêm các kỹ năng và vốn từ chuyên ngành với các tín chỉ Anh văn giao tiếp, Anh văn thương mại, Tiếng Anh chuyên ngành Logistics…

Một số trường còn đưa Chứng chỉ Anh văn quốc tế vào điều kiện bắt buộc để nhận bằng, mức điểm chuẩn ra trường thường nằm ở 79 TOEFL iBT, 6.5 IELTS, 650 TOEIC hoặc Bằng B Anh văn trở lên.

 

3. Kiến thức thương mại

Gần 80% số vật dụng mọi người sử dụng đã được sản xuất, nhập khẩu và vận chuyển từ một quốc gia xa lạ. Chính vì thế, mọi doanh nghiệp ngày nay đều cần các Chuyên gia Logistics với kiến thức và kỹ năng tham gia vào thị trường quốc tế.

Các môn học liên quan đến kiến thức trên bao gồm: Luật thương mại quốc tế và Xuất nhập khẩu, Nghiệp vụ Hải quan, Tài chính tiền tệ, Bảo hiểm kinh doanh, Kinh doanh quốc tế

 

4. Kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên ngành logistics

Kiến thức chuyên ngành logistics

Một điểm khác biệt so với các học viên chuyên ngành logistics và các đối thủ học ngành khác nhưng muốn “lấn sân” trên thị trường tuyển dụng.

Các kiến thức cơ bản nhằm giúp học viên dễ dàng tiếp thu cũng như nhận trách nhiệm trong phòng ban Thu mua, Kế hoạch sản xuất, Kho vận… sẽ đến từ các môn học Quản trị Logistics, Kho hàng và tồn kho, Vận tải và Hàng hóa, Kỹ thuật Hệ thống, Mua hàng và cung ứng

Bên cạnh kiến thức nền tảng được đào tạo trên nhà trường, các học viên hay những người đang đi làm thực tế trong ngành logistics nên theo dõi Sàn giao dịch logistics Phaata.com để biết thêm về các công ty logistics, các giao dịch giá cước vận chuyển, dịch vụ logisticskiến thức logistics thực tế cũng như tin tức diễn biến trên thị trường logistics hàng ngày.  

Sàn giao dịch logistics Phaata.com [Ảnh: Phaata]

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Nguồn: Phaata

Phaata.com - Sàn giao dịch logistics quốc tế đầu tiên Việt Nam

► Kết nối Chủ hàng & Công ty logistics nhanh hơn

Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gì? Đây là ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Thiết kế và quản lý hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời và chính xác các nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy dòng lưu thông hàng hoá từ doanh đến người tiêu dùng; giảm thiểu chi phí, gia tăng giá trị và độ hài lòng của khách hàng; từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng ở Việt Nam được đánh giá rất có triển vọng, mức thu nhập của ngành cao hơn mặt bằng chung các ngành khác. Kỹ sư tốt nghiệp từ ngành luôn được săn đón với chính sách ưu đãi cao từ các doanh nghiệp nước ngoài như DHL, OOCL, Samsung, Unilever Vietnam, Bosh, Jabil Vietnam, Nestle, BigC…, hay các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Vietnam Airline, VietJet, Saigon Coop, Bia SaiGon, Saigon Port, Ben Nghe Port, …, và các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên khả năng đáp ứng nguồn lao động trong lĩnh vực hiện nay mới chỉ đạt được khoảng 40% nhu cầu. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cơ sở đào tạo là làm thế nào để đào tạo được đội ngũ kỹ sư chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistics.

Bạn được trải nghiệm gì khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

1. Nền tảng chương trình

Chương trình được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo chương trình đào tạo tiên tiến của các Trường Đại học uy tín trên Thế giới và trong khu vực; tham khảo các chương trình đào tạo của các Trường Đại học uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường.

2. Chương trình học toàn khóa

STT

Khối kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Cộng

1.

Kiến thức giáo dục đại cương

18

4

22

2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

82

16

98

2.1.

Kiến thức cơ sở ngành

27

6

33

2.2.

Kiến thức ngành

21

4

25

2.3.

Kiến thức chuyên ngành

16

6

22

2.4.

Thực hành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp

18

18

Tổng cộng

100

20

120

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đảm nhiệm được các vị trí:

  •  Làm việc tại các công ty vận tải và giao nhận, công ty dịch vụ logistics, kho hàng và trung tâm phân phối, trung tâm logistics
  • Chuyên viên tại các phòng ban chuyên môn thuộc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải, dịch vụ logistics,
  • Giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.

Video liên quan

Chủ Đề