Theo quy định của trường đại học Mở hình thức kỷ luật khi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:18/07/2018

 Văn bằng chứng chỉ  Công chức nhà nước

Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp bao gồm những loại nào? Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp bao gồm những loại nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Bảo Ngọc [09022***]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Mục III Thông tư 22/2002/TT-BTCCBCP về việc xử lý cán bộ, công chức, cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước vi phạm việc cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành thì các loại văn bằng, chứng chỉ cán bộ, công chức sử dụng không hợp pháp bao gồm:

    - Văn bằng chứng chỉ đó làm giả;

    - Văn bằng, chứng chỉ đã bị sửa đối nội dung mà không được cơ quan cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    - Văn bằng, chứng chỉ cấp phát cho những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc cấp phát không đúng quy định về thủ tục hoặc thẩm quyền.

    Trên đây là nội dung quy định về các loại văn bằng, chứng chỉ cán bộ, công chức sử dụng không hợp pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2002/TT-BTCCBCP.

    Trân trọng!


Tin tức liên quan:

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

   Sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả [gọi chung là giấy tờ không hợp pháp] mà công chức, viên chức mà thể bị xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

   1. Xử lý kỷ luật:

   a. Đối với công chức:

   Theo quy định của  Luật cán bộ, công chức 2008 22/2008/QH12  Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật tương ứng sau:

    - Kỷ luật cảnh cáo đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;

   - Kỷ luật cách chức đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

   - Kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    b. Đối với viên chức:

   Theo quy định tại của Luật Viên chức 2010 và Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì viên chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật tương ứng sau:

   - Kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp;

   - Kỷ luật cách chức đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

   - Kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

    2. Xử lý hành chính:

    Trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp nhưng chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 138/2013/NĐ-CP như sau:

   -  Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.

   - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

    - Tịch thu văn bằng, chứng chỉ giả

    3. Tuy cứu trách nhiệm hình sự

    Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả mà công chức, viên chức thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

Dương Công Luyện

[ĐCSVN] - Thời gian gần đây ở một số địa phương phát hiện ra tình trạng cán bộ công chức, viên chức sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vậy dưới góc độ pháp lý hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao? Hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả có phải đền bù kinh phí cho Nhà nước?

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Lê Lưu Phú, Côngtyluật TNHH Gia Nguyễn và cộng sự [Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội] cho biết: Theo Nghị định212/2020 NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ công chức thì hành vi sử dụng bằng giả của công chức, viên chức sẽ phải chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc tại Khoản 3, Điều 13 và Khoản 4 Điều 19 của Nghị định này.

Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;

3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;

5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Luật sư Lê Lưu Phú, Côngtyluật TNHH Gia Nguyễn và cộng sự [Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội].

[Ảnh: Kim Chiến].

Liên quan đến vấn đề đền bù chi phí đào tạo của công chức, viên chức khi bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc thì tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có quy định tại “Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo.

Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.”

Như vậy thì các trường hợp bị buộc thôi việc của công chức, viên chức không nằm trong các trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo của Nghị định này.

Khi công chức, viên chức bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc do sử dụng văn bằng chứng chỉ giả mặc dù không phải đền bù chi phí đào tạo, nhưng với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả này có thể bị truy cứu trách nhiệm Hình sự được Quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù và phạt tiền lên đến 100 triệu đồng.

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờgiảthực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội 02 lần trở lên;

c] Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ] Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c] Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Kim Chiến

  • An toàn mạng trong học online của trẻ
  • Lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ trao đổi trực tuyến
  • Cứu nạn khẩn cấp thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên vùng biển Khánh Hòa
  • Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm vì tương lai tốt đẹp cho phụ nữ và trẻ em gái
  • Siết chặt tình trạng chuyển nhượng, mua bán nhà đất hai giá
  • Mở cửa du lịch hiệu quả, an toàn
  • Gần 400 triệu người mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề