Chủ trương động của và chính sách cấm đạo của triều Nguyễn đã dẫn đến hệ quả

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nhịp Cầu Đầu Tư

Giới thiệu về cuốn sách này

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA LỊCH SỬ--------------------NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾTCHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄNTỪ NĂM 1820 ĐẾN NĂM 1883KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Lịch sử Việt NamHÀ NỘI - 2018TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA LỊCH SỬ======NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾTCHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄNTỪ NĂM 1820 ĐẾN NĂM 1883KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Lịch sử Việt NamNgƣời hƣớng dẫn khoa họcTS. CHU THỊ THU THỦYHÀ NỘI - 2018LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, cho phép tôi được trân trọng cảm ơn cô Chu Thị Thu Thủyđã tận tình hướng dẫn và cho tôi những nhận xét, những bổ sung, những góp ýbổ ích trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Lịch sử trườngĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua, nhờ vậymà tôi đã tích lũy được cho bản thân những kiến thức khoa học và thực tiễnđể áp dụng vào quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc của mình.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên và tạo điều kiệncho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơnsâu sắc tới những người bạn của mình đã cảm thông, ủng hộ, và giúp đỡ tôinhững lúc khó khăn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.Hôm nay, khóa luận được hoàn thành. Do trình độ nghiên cứu và thờigian có hạn, khóa luận của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mongnhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô.Tôi xin trân trọng cảm ơn!Hà Nội, tháng 5, năm 2018Sinh viênNguyễn Thị Ánh TuyếtLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của chính mình, khôngsao chép một cách bất hợp lệ từ bất cứ nguồn nào. Tôi xin chịu mọi tráchnhiệm về tính xác thực và độ tin cậy của khóa luận tốt nghiệp này.Hà Nội, tháng 5, năm 2018Sinh viênNguyễn Thị Ánh TuyếtMỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 23. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................. 34. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 45. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 56. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6Chương 1: TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1820 ............................. 71.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ........................................................... 71.1.1. Tình hình chính trị................................................................................... 71.1.2. Tình hình kinh tế ................................................................................... 101.1.3. Tình hình xã hội .................................................................................... 111.2. Tình hình tôn giáo Việt Nam dưới thời Gia Long ................................... 111.2.1. Chính sách độc tôn Nho giáo ................................................................ 111.2.2. Chính sách hai mặt đối với Thiên Chúa giáo ........................................ 13Tiểu kết chương 1............................................................................................ 16Chương 2: CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN1820 – 1883 ..................................................................................................... 182.1. CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI MINH MẠNG [1820 - 1840] 182.2. CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI THIỆU TRỊ [1841 - 1847] .... 282.3. CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO DƯỚI THỜI TỰ ĐỨC [1847 - 1883] ........ 342.3.1. Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức trước năm 1858....................... 342.3.2. Chính sách cấm đạo dưới thời Tự Đức từ năm 1858 đến trước năm1862 ................................................................................................................. 432.3.3. Chính sách đối với Công giáo từ năm 1862 đến năm 1883 .................. 48Tiểu kết chương 2............................................................................................ 51Chương 3. HỆ QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CẤM ĐẠO ................................. 53ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1820 – 1883 .......................................... 533.1. VỀ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO ............................................................ 533.2. VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG ............................................................... 583.3. VỀ KINH TẾ ............................................................................................ 633.4. VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI ........................................................................ 68Tiểu kết chương 3............................................................................................ 73KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiVương triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sửViệt Nam. Là vương triều có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sửdân tộc, vương triều Nguyễn mang nhiều công trạng nhưng cũng mang nhiềutội trạng. Trước đây các nhà nghiên cứu thường quy kết cho triều Nguyễn làvương triều phản động, bán nước mà không thấy được những công lao to lớncủa vương triều này. Cho đến những năm gần đây, nhiều nhà sử học tiếp tụcnghiên cứu về vương triều Nguyễn và đã đưa ra những đánh giá xác thực,khách quan hơn. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều ý kiến chủ quan thiên về những tộitrạng của nhà Nguyễn, nhấn mạnh vào đó mà đánh giá. Vì nhiều ý kiến tráichiều như vậy mà những công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn vẫn còn thuhút giới sử gia cho đến tận ngày nay.Một trong những vấn đề nổi bật khi đi tìm hiểu về vương triều Nguyễnlà vấn đề cấm đạo. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn được ban hành trongmột thời gian gian dài đã có tác động rất lớn tới mọi lĩnh vực của đời sống xãhội ở Việt Nam. Từ đó tác động rất lớn tới vận mệnh quốc gia, dân tộc. Xétthấy sự liên quan mật thiết giữa chính sách cấm đạo của triều Nguyễn với vậnmệnh dân tộc Việt Nam cần phải nghiên cứu đánh giá thêm, cho nên tôi muốngóp một phần nhỏ vào việc giải đáp vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn thôngqua khóa luận của tôi lần này.Vì vậy, tôi chọn đề tài “Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn từ năm1820 đến năm 1883” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mìnhnhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về triều Nguyễn mà đến nay vẫn còn gâytranh cãi, góp phần làm sáng tỏ một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc.Hơn thế nữa, vấn đề về tôn giáo và tư tưởng là một vấn đề nhạy cảm,tác động lớn đến tình hình chính trị - xã hội kể cả trước đây hay hiện tại. Buộc1ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng hơn, để có cái nhìn khách quan hơn. Nhất là trongbối cảnh hiện nay, đời sống tôn giáo Việt Nam rất đa dạng nhưng cũng kháphức tạp. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp ta có thêm lập trường vững vàngvề tư tưởng, từ đó có thể tìm ra giải pháp để giải quyết thỏa đáng nhất chonhững vấn đề tôn giáo hiện nay.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềĐã có rất nhiều sách báo, văn bản nói về tôn giáo dưới triều Nguyễn.Thậm chí cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn.Trong vấn đề về cấm đạo thì không thể không nhắc đến cuốn “Một sốvấn đề về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam” của Đỗ Quang Hưng, 1990,Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuốn sách là sự khái quát về ThiênChúa giáo, một tôn giáo lớn trên thế giới và những đặc điểm của tôn giáo này.Tác phẩm này cho thấy được những nét cơ bản về Giáo hội Việt Nam, mốiquan hệ với chủ nghĩa thực dân và mối quan hệ với dân tộc.Ngoài ra còn phải kể đến cuốn “Công giáo Việt Nam thời kỳ triềuNguyễn [1802 - 1883]” của Nguyễn Quang Hưng do nhà xuất bản Tôn giáoxuất bản tại Hà Nội, 2007 và những tác phẩm này cho ta cái nhìn khái quát vềsự phát triển của Công giáo Việt Nam, những thăng trầm trong lịch sử Cônggiáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn [1802 - 1883]Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề cấm đạo vàchính sách cấm đạo, chính sách văn hóa dưới triều Nguyễn, như: “Chính sáchvăn hóa triều Nguyễn [1802 - 1884]” [2014, Vũ Thị Phương Hậu, Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia], “Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên ChúaGiáo”[2010] [Đỗ Bang, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1], “Tìm hiểu chínhsách tôn giáo của Nhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883 [từ Gia Long đếnTự Đức]” [Trương Thúy Trinh [2004], Luận văn thạc sĩ, Trường đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn]. Những nghiên cứu đó góp phần làm sáng tỏ2nguyên nhân ra đời của các chính sách văn hóa, tôn giáo của triều Nguyễn.Đó là những nhận định, lập trường để tôi tham khảo, đánh giá khách quan hơnvề vấn đề nghiên cứu.Những tư liệu, sách báo kể trên, là căn cứ cho lập luận của tôi và nhữngnghiên cứu của các tác giả cung cấp những nhận định giúp tôi tham khảo vàđánh giá một cách khách quan hơn.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuThông qua việc nghiên cứu vấn đề cấm đạo dưới triều Nguyễn từ năm1820 đến năm 1883, khóa luận góp phần làm sáng tỏ một trong những vấn đềnổi cộn trong giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX.Từ đó cho thấy nhữngvấn đề chính trị - xã hội diễn ra đầy phức tạp trong thời kỳ này, phân tíchnhững hệ quả từ chính sách cấm đạo của triều Nguyễn tác động đến các lĩnhvực của đời sống xã hội. Từ đó sẽ lí giải và đánh giá được nguyên nhân nềnđộc lập của Việt Nam bị rơi vào tay thực dân Pháp trong thời kỳ này.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuThứ nhất là thấy được bối cảnh diễn ra những chính sách cấm đạo, lígiải được nguyên nhân dẫn đến chính sách cấm đạo của các vị vua Nguyễn.Thứ hai là nêu lên những dẫn chứng cụ thể về các đạo dụ, các biệnpháp thi hành, tình hình thực hiện các biện pháp đó như thế nào.Thứ ba là phân tích những hệ quả mà chính sách cấm đạo đó gây ra đốivới chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội ViệtNam đương thời.3.3. phạm vi nghiên cứu:Về thời gian: Trong khóa luận này, tập trung vào việc khai thác, nghiêncứu những sự kiện, đạo dụ cấm đạo và việc thi hành những đạo dụ đó trongkhoảng thời gian từ năm 1820 đến năm 1883, tức là từ đầu thời Minh Mạng3cho đến khi triều Nguyễn để mất độc lập vào tay thực dân Pháp vào năm1883.Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề cấm đạo ở ViệtNam và những hệ quả mà chính sách cấm đạo gây ra tại Việt Nam.4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu4.1. Nguồn tƣ liệuKhóa luận dựa vào những tư liệu chính sau:Đầu tiên phải kể đến những văn bản gốc của Quốc sử quán triềuNguyễn, đó là các tập Đại Nam thực lục chính biên tập 8, Đại Nam thực lụcchính biên tập 9, Đại Nam thực lục chính biên tập 25,...Đây là một nguồn tưliệu quý giá và xác thực về những đạo dụ đã được ban ra, trong mỗi hoàncảnh khác nhau. Cho thấy rõ những phản ứng của triều đình Nguyễn đối vớiCông giáo thay đổi như thế nào.Bên cạnh đó còn nhiều nguồn tài liệu lưu trữ tại thư viện quốc gia ViệtNam bao gồm các sách báo và tài liệu khác như “Công giáo Việt Nam thời kỳtriều Nguyễn [1802 - 1883]” [Nguyễn Quang Hưng [2007], Nhà xuất bản TônGiáo]; “Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam” [Đỗ Quang Chính[2008], Nhà xuất bản Tôn Giáo]; “Việt Nam sử lược” [Trần Trọng Kim[2008], Nxb Văn học]. Cung cấp những tư liệu, những dẫn chứng xác thựcgóp phần làm sáng tỏ những nhận định, những đánh giá của tôi trong khóaluận này.Ngoài ra, còn có một số luận án như:“Tìm hiểu chính sách tôn giáo củaNhà Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1883 [từ Gia Long đến Tự Đức]” [TrươngThúy Trinh [2004], Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn]; “Tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nóđối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn” [Phan Thị ThuHằng, 2015, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn].4Những luận án đó sẽ giúp tôi hiểu thêm về những nhận định về chínhsách văn hóa và chính sách tôn giáo trong thời kỳ này, cung cấp những khíacạnh tiếp cận mới, đóng góp những đánh giá khác nhau làm lập luận thêmphong phú cho bài khóa luận.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử vàlogic. Trong đó việc kết hợp các công việc tổng hợp, phân tích, chọn lọc tàiliệu, đánh giá vấn đề một cách xác thực nhất cũng là yếu tố quan trọng. Cácsự kiện liên quan được đưa ra gắn với ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phươngpháp so sánh, lấy dẫn chứng từ đó đưa ra kết luận đúng đắn nhất về toàn cảnhcủa vấn đề cần nghiên cứu.Trong quá trình sưu tầm và xử lý tài liệu, tác giả tiến hành giám định vàxác miảo lộn một cách rõ rệt tất cả phong tục vàtập quán bản xứ; [...] nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng củanhà nước, của gia đình và của xã hội Việt Nam” [34; tr.321].68Ngay từ Gia Long, ông đã có những bất đồng với Công giáo trong vấnđề nghi lễ. Xuất phát từ việc coi Khổng giáo là tôn giáo độc tôn, các vua triềuNguyễn cực kỳ coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì rằng chữ “Hiếu” làmột trong những phạm trù đạo đức chính yếu của Khổng giáo. Trong sáchTrung Dung có nói: “Thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như còn sống ấy là hiếu rấtmực vậy” [2; tr.257].Vì vậy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là một điều vô cùng quantrọng vì nó gắn liền với sự củng cố quan hệ gia đình, họ hàng, quan hệ làngxã, quan hệ tự nhiên theo huyết thống, được nhà nước quân chủ phong kiếnduy trì, được học thuyết nho giáo cổ vũ, khẳng định, phát triển mạnh mẽ trongthế kỷ XIX. Nên, vấn đề nghi lễ có một vai trò vô cùng quan trọng để duy trìcủng cố ý thức hệ nho giáo. Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa sâu xacủa tín ngưỡng cổ truyền của người dân Việt Nam, thái độ và sự ứng xử củacác nhà vua triều Nguyễn tập trung chủ yếu vào việc giữ gìn những tínngưỡng truyền thống mà trước hết là sự thờ cúng tổ tiên, sau nữa là các anhhùng dân tộc và những người có công với dân với nước, các vị thần linh khác.Trong khi đó, hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà Nguyễn sử dụng là một họcthuyết chính trị xã hội với mục đích tối cao là thiết lập trật tự xã hội, có đẳngcấp trên dưới phân biệt rõ ràng cả về quy phạm đạo đức lẫn nghĩa vụ báo đápân nghĩa của con người đối với bề trên. Cho nên vấn đề nghi lễ liên quan mậtthiết ý thức hệ Nho giáo, liên quan mật thiết tới tín ngưỡng truyền thống, liênquan trực tiếp tới tính trung ương tập quyền và sự tồn tại của triều đình phongkiến nhà Nguyễn. Từ đó, các vị vua triều Nguyễn có sự bất đồng đối vớiThiên Chúa giáo với những giáo lý của nó là điều dễ hiểu.Bất đồng quan điểm của Gia Long về vấn đề nghi lễ đối với đạo ThiênChúa càng trở nên sâu sắc khi hoàng tử Cảnh sau khi từ Pháp trở về đã khônglàm lễ ở nhà thờ tổ tiên, khiến Gia Long hết sức bất ngờ và phiền lòng, nhậnthấy mối nguy hại của tôn giáo này, ông trở nên hết sức đề phòng.69Đối với Thiên Chúa giáo “Thờ cúng tổ tiên” là cụm từ càng gây khóhiểu, rắc rối cho bao người! Các thừa sai hiểu, “thờ” chỉ dành cho một thiênchúa duy nhất, ngoài ra bất cứ một tạo vật nào, một thần thánh nào dù cao cảđến đâu cũng còn kém xa Thiên Chúa vô cùng, nên không được dùng danh từ“thờ”, mà phải dùng danh từ khác như “kính”, “tôn vinh”... kẻ nào dám “thờ”những nhân vật, những thần thánh, khác đều tỏ ra không tin “thờ” một ThiênChúa, chối bỏ Thiên Chúa, rơi vào cái bẫy “đa thần”, “mê tín dị đoan” [3;tr.92].Giáo lí đạo Thiên Chúa chỉ cho phép thờ duy nhất một vị thánh tối caolà Jesu. Vì vậy, nó đe dọa rất lớn tới văn hóa, tín ngưỡi cổ truyền Việt Nam.Chính vấn đề nghi lễ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhàNguyễn ban hành chính sách cấm đạo và chính sách đó đã có tác động khôngnhỏ tới nền văn hóa xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Hệ quả là làm cho văn hóaViệt Nam không có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa bên ngoài,không học hỏi được những tư tưởng tiến bộ từ các nước trên thế giới, đặc biệtlà phương Tây. Càng làm cho hệ tư tưởng Nho Giáo độc tôn lúc này không cósự chuyển mình để thích ứng với thời đại. Mà thay vào đó là sự bảo thủ, giáođiều và bản thân triều đình nhà Nguyễn cùng với tư tưởng Nho Giáo đó dầntrở nên trì trệ trước sự phát triển của thời đại, từ đó ảnh hưởng tới nền giáodục nước nhà, tư tưởng của dân tộc cũng trở nên lạc hậu hơn so với nền vănminh thế giới. Khiến tư duy của con người Việt Nam không theo kịp thời đại.Tuy nhận thức được điều đó nhưng đứng trước một số tư tưởng cải cách nhưcủa Nguyễn Trường Tộ, vua Tự Đức vẫn còn giữ thái độ rụt rè, thậm chí làbảo thủ mà không tiến hành canh tân đất nước.Triều Nguyễn chỉ nhìn Thiên Chúa giáo và giáo lý của họ như một thứtà đạo làm ảnh hưởng và đe dọa đến tín ngưỡng tôn giáo truyền thống củaViệt Nam. Thậm chí là đe dọa trực tiếp tới sự tồn vong của triều đình phong70kiến Nguyễn. Mà không thấy được những đóng góp của một tôn giáo kháctrên thế giới, đại diện cho một nền văn minh khác. Nó đã trở thành cầu nốicho sự giao lưu giữa nền văn minh phương Đông và phương Tây, sự giao lưutiếp xúc giữa hai nền văn hóa khác nhau mà theo nhà sử học Phan Huy Lênhận xét rằng: “Trong hàng ngũ giáo sĩ có những người chỉ hoạt động vì đứctin và cũng góp phần truyền bá một số thành tựu văn minh phương Tây vàoViệt Nam. Nhà toán học và thiên văn học Jean Baptisle Sanna [Ý], SebatienPices [Bồ], Francoi de Lima [Bồ], Joseph Neugebeaur [Đức], nhà y học JeanSibert [Tiệp], Chales Salemen ski [Hung], Jean Koffler [Tiệp], Jean deLoureiri [Bồ]... là những giáo sĩ đã có thời gian giúp chúa Nguyễn ở ĐàngTrong. Alexandre de Rhodes cùng các giáo sĩ Francesco de Pina, ChristoforoBorri, Gaspar de Amral, Antonie de Barbosa... đã đưa hệ thống chữ cái latinhvà Việt Nam, góp phần sáng tạo ra chữ quốc ngữ, góp phần sáng tạo ra chữquốc ngữ, latinh hóa chữ Việt” [14; tr.19].Xã hội thời kỳ này được nhận xét “là thời kỳ đường hiền tài bế tắc, tríhọc không mở mang, tâm lực không đồng, gian dối trở thành tập quán, các tệđoan chồng chất” [2; tr.430].Nguyễn Trường Tộ cũng đã có cái nhìn chua chát về xã hội Việt Namtrong thời kỳ này thông qua di thảo “Bàn về những tình thế lớn trong thiênhạ” của ông: “Hiện nay tình hình trong nước rối loạn... Thế mà đối ngoại thìkhông có cách nào để động đến mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳngthuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớtkhiến cho dân bị hai cái hại “cháy nhà vạ lây”.Thật đúng như câu nói: “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc”. Cây thốitrước hết nó tự hủ mục sau mới bị sâu đục, nước mình trước hết không biết giữthể diện thì người ta mới khinh mình, dân loạn bên trong rồi kẻ địch mới nhân đómà vào. Như thế loạn không chỉ từ bên ngoài mà ngay ở trong nước vậy.71Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, đóng thuế nạp tô để mạngsống được yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những thứ nuôi sống người đó đểlàm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa binh đao, nỡ tranh giành cáinhỏ và bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn cành lá mà lại đem đẵn cả cội gốc.Cho nên mới nói: không sợ giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc, đãmuốn chóng mất, thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi cũng phảibỏ mà chạy, ai ở đó mà chịu chết cho” [2; tr.431].Qua đó, chúng ta thấy rằng, hệ thống quan liêu dưới triều đình nhàNguyễn đã dần trở nên mục rỗng, quan lại trở nên lộng quyền, hà hiếp nhândân. Cái hệ thống quan liêu đó chẳng khác gì một hệ thống áp bức, bóc lộtnhân dân. Từ đó dẫn đến đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, mâu thuẫnxảy ra, đoàn kết dân tộc bị chia rẽ làm cho nội lực quốc gia suy giảm trước sựđối đầu với kẻ địch Từ phương Tây. Ngân khố quốc gia vốn cạn kiệt vì kinhtế không phát triển thì nay lại bị thâm hụt do sự đục khoét của lũ sâu mọtquan lại này. Đã vậy, hệ thống quan liêu đó lại còn được củng cố hơn nữabằng ý thức hệ Nho giáo ngày càng trì trệ và bảo thủ. Giáo dục Nho học trởthành một lối học thụ động để phục vụ cho triều đình phong kiến. Lối học đólà một lối học phù phiếm mang tính chất giáo điều khuôn khổ ăn sâu vào tiềmthức con người Việt Nam khiến cho tư tưởng canh tân đất nước vừa mới xuấthiện đã bị dập tắt.Lối Nho học giáo điều còn làm cho đất nước thiếu hụt đi một lực lượnggiai cấp trung lưu có tư tưởng tiến bộ. Mà lúc này, khối nông dân thì khôngcó phần trong công việc nhà nước, và giới lãnh đạo của các sĩ phu thì nhậnthức lại đầy thành kiến về ưu thế của các quan niệm tri thức và đạo đức truyềnthống mà khinh rẻ các tiến bộ kỹ thuật và tỏ ra thù nghịch với mọi sự canhtân.72Nổi bật trong tư tưởng và đề xuất canh tân lúc này đó chính là NguyễnTrường Tộ, ông đã có những đề nghị về chính sách ngoại giao, cải cách quânsự, đề nghị khuếch trương về kinh tế và tài chính, đề nghị cải cách nền họcchính, đề nghị cải cách hành chính và xã hội.Tuy nhiên lúc này không có một giai cấp trong lớp trung lưu có thểhiểu rõ được lợi ích của những đề nghị này và vì thế sự cải cách đã khôngđược dư luận tán thành. Và sự thật là các bản điều trần của ông không đượcnhiều người biết tới một số quan trong triều trong khi đó thái độ chung củacác nhà nghỉ lúc bấy giờ là khinh bỉ và nghi kị.Mặt khác Tự Đức là người đứng đầu triều đình Nguyễn, là người đã cóthể đứng ra thực hiện chương trình cải cách. Nhưng với sự yếu đuối và tínhnhu nhược của mình đã khiến vị vua này nghe lời những người xung quanhmà trong đấy các cận thần của nhà vua đều là những kẻ thiển cận. Vì thế, cảicách của Nguyễn Trường Tộ chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất mà không thểthực hiện.Vậy là thêm một mặt nữa, chính sách cấm đạo đã làm cho tư tưởng củangười dân Việt Nam thu hẹp lại, trở nên bảo thủ, đất nước không thể canhtân, sức mạnh của quốc gia không thể phát huy. Điều đó nghiễm nhiênkhiến triều đình Nguyễn bất lợi trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lượccủa phương Tây.Tiểu kết chƣơng 3Từ mong muốn bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng từ phương Tây màcác vị vua triều Nguyễn thi hành chính sách “cấm đạo” và “bế quan tỏa cảng”.Rồi cũng vì bế quan tỏa cảng mà đất nước khó phát triển, không bắt kịp xuhướng của thời đại. Làm cho Việt Nam tụt hậu và trở nên yếu thế trong cuộcchiến chống ngoại xâm. Cuối cùng thì mục tiêu đầu tiên cũng không thể đạtđược. Nhà Nguyễn như rơi vào một vòng luẩn quẩn và rồi lại đi đến điểm đầu73tiên, vẫn phải đối mặt với nạn ngoại xâm mà trong khi tiềm lực quốc gia đãtrở nên suy giảm trầm trọng.Những hậu quả mà chính sách cấm đạo gây ra là sâu rộng đến mọi lĩnhvực của đất nước. Khiến giao thương không được mở rộng ra bên ngoài, kinhtế kém phát triển. Sự giao lưu, học hỏi từ bên ngoài hạn chế, không tiếp cậnđược những tư tưởng tiến bộ, khiến tư tưởng của con người, đặc biệt là vănthân, sĩ phu càng ngày càng bảo thủ. Thể chế nhà nước không được đổi mới,bộ máy quản lí cồng kềnh, tham nhũng trở thành tệ nạn gây hao tổn tài chínhđất nước. Không học được các kĩ thuật quân sự từ bên ngoài, vũ khí lạc hậu,lực lượng yếu kém. Mất đoàn kết dân tộc xảy ra...Vì lẽ đó, sức mạnh của dântộc không được phát huy trong cuộc chiến chống ngoại xâm.Từ nhận thức và đường lối của vị vua đầu tiên là Gia Long, đã ảnhhưởng đến một loạt những tư tưởng trị nước của các vị vua tiếp theo. Và cuốicùng, Tự Đức trở thành vị vua kém may mắn, phải hứng chịu mọi tráchnghiệm mất nước về mình. Nhưng xét rõ thì ta thấy, đó vốn là hệ quả của mộtchuỗi những sai lầm từ thời Gia Long và đến thời Tự Đức thì ông cũng gầnnhư chẳng thể làm gì được nữa. Những hệ quả do chính sách cấm đạo gây rađã quá lớn. Việc triều Nguyễn đánh mất độc lập trở thành vấn đề tất yếu củalịch sử.74KẾT LUẬN1. Xuất phát từ những bất đồng với Công giáo về vấn đề nghi lễ ngàymột sâu sắc, các vị vua đầu triều Nguyễn đã tiến hành những biện pháp nhằmhạn chế sự lan rộng của tôn giáo này. Tuy nhiên, vì một số vấn đề chính trịmà tôn giáo này ảnh hưởng tới đã khiến các vị vua triều Nguyễn phải nhìnnhận lại tác động to lớn của tôn giáo này tới tôn ti, trật tự, tới vương quyền vàcả an ninh quốc gia. Chính vì vậy từ việc ban bố những biện pháp nhằm hạnchế sự mở rộng của Công giáo thì triều Nguyễn chuyển sang tiến hành cấmđoán bằng những đạo dụ, những biện pháp cụ thể.2. Mối quan hệ giữa những nhà truyền giáo và chủ nghĩa thực dânphương Tây là không thể phủ nhận. Và Công giáo đã có vai trò to lớn trongviệc đưa thực dân phương Tây can thiệp tại Việt Nam. Phản ứng của các vịvua triều Nguyễn trước tôn giáo này và trước những hành động xâm nhập bấthợp pháp của giáo sĩ Phương Tây là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chính sách cấmđạo không thật sự là một chính sách khôn khéo và không đem lại hiệu quả choviệc ổn định đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc.3. Kế thừa quan điểm của Gia Long, các vị vua triều Nguyễn sau này đãtiếp tục thực hiện quan điểm của ông về vấn đề Công giáo. Đầu tiên là MinhMạng, ông đã là người đầu tiên thi hành những chính sách cấm đạo, là ngườitạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối với tôn giáo, khuếchtrương Nho giáo và đồng thời cấm đạo. Tới Thiệu Trị, đã có sự hòa hoãnbước đầu, tuy nhiên, những sự kiện đe dọa đến an ninh chủ quyền khiếnThiệu Trị phải quay trở lại với chính sách cấm đạo gắt gao như trước. ĐếnThời Tự Đức, bối cảnh lịch sử càng phức tạp khi chủ nghĩa thực dân ngàycàng tiến lại gần và đe dọa đến vận mệnh quốc gia, thêm vào đó, sự liên quanmật thiết giữa các thừa sai và chủ nghĩa thực dân ngày càng rõ ràng khiến TựĐức phản ứng lại bằng một loạt dụ cấm đạo. Nhìn chung, chính sách cấm đạo75dưới mỗi thời vua Nguyễn đều chịu tác động của bối cảnh lịch sử đương thờivà đặc biệt, không chỉ dừng lại ở “vấn đề nghi lễ” mà còn là từ vấn đề an ninhquốc gia bị đe dọa. Nó cho thấy, nhận thức của các vị vua Nguyễn thời kì nàyrất tỉnh táo trước họa xâm lăng, tuy nhiên, phản ứng trước những nguy cơ từbên ngoài của các vị vua Nguyễn chưa thực sự khôn khéo.3. Các đạo dụ được triều Nguyễn liên tiếp ban hành qua các năm trongviệc theo đuổi chính sách “cấm đạo”, cùng với chính sách “bế quan tỏa cảng”,chủ trương “Không phương Tây” hòng ngăn chặn sự xâm nhập của thực dânphương Tây. Tuy nhiên, việc thi hành những chính sách đó chỉ càng làm chonền kinh tế Việt Nam không phát triển, văn hóa không được giao lưu, trình độkhoa học - kĩ thuật lạc hậu, thụt lùi so với phương Tây. Điều đó là cho tiềmlực của đất nước suy giảm. Đứng trước sự xâm lược của phương Tây, tất yếuphần thua sẽ thuộc về triều đình Nguyễn, độc lập dân tộc bị đánh mất.4. Hệ quả từ chính sách cấm đạo gây ra cho dân tộc là vô cùng to lớn.Những hệ quả lớn dần theo các chỉ dụ cấm đạo, mức độ nghiêm trọng của cácchỉ dụ theo thời gian chứ không phải chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là mộtchuỗi những sự kiện liên tiếp nhau, tác động lẫn nhau và làm cho dòng lịch sửViệt Nam đi theo một lối mòn của hầu hết các nước châu Á lúc bấy giờ, đó làcon đường dẫn đến mất độc lập dân tộc.76TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Thế Anh [2008], Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triềuNguyễn, Nxb Văn học, Hà Nội2. Đỗ Bang [2005], Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại họcSư phạm, Hà Nội3. Đỗ Quang Chính [2008], Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam,Nxb Tôn Giáo, Hà Nội4. Georges Coulet [1929], Cultes et religions de l’Indochine annamite, SàiGòn5. Tự Đức [2001] [Người dịch: Ngô Lập Chi], Tự Đức ngự chế văn tập, Tàiliệu Viện triết học số kí hiệu: H:436. Ch. Gosselin [1904], L’Empire d’Annam, Librairie académic Didier,Paris7. Phan Thị Thu Hằng [2015], Tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh vàảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn,luận án tiến sĩ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội8. Vũ Thị Phương Hậu [2014], Chính sách văn hóa triều Nguyễn [1802 1884], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội9. Đỗ Quang Hưng [1990], Một số vấn đề lịch sử Thiên chúa giáo ở ViệtNam, Nxb Đại học Tổng hợp, Hà Nội10. Nguyễn Quang Hưng [2007], Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn[1802 - 1883], Nxb Tôn giáo, Hà Nội11. Phan Khoang [1971], Việt Nam Pháp thuộc sử, Nxb Khai Trí12. Trần Trọng Kim [2008], Việt Nam sử lược, Nxb Văn học, Hà Nội13. Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên [1965], Lịch sử chế độphong kiến Việt Nam, tập 3, Hà Nội7714. Phan Huy Lê [1988], Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sửdân tộc Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Ủy ban Khoa học Xã hộiNhân văn - Ban Tôn giáo Chính phủ, Hà Nội15. Nguyễn Thế Long [2005], Bang giao Đại Việt triều Nguyễn, Nxb Văn hóaThông tin, Hà Nội16. Đỗ Văn Minh [1993], “Quân đội nhà Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu lịchsử, số 6/199317. Nguyễn Quang Ngọc [Chủ biên] [2000], Tiến trình lịch sử Việt Nam, NxbGiáo dục, Hà Nội18. Quốc sử quán triều Nguyễn [1963], Đại Nam thực lục chính biên, tập 3,Đệ nhất kỷ, Nxb Sử học, Hà Nội19. Quốc sử quán triều Nguyễn [1964], Đại Nam thực lục chính biên, tập 9,Đệ nhị kỷ, Minh Mệnh năm thứ 13, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội20. Quốc sử quán triều Nguyễn [1964], Đại Nam thực lục chính biên, tập 17,Đệ tứ kỷ, Tự Đức 1859 - 1862, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội21. Quốc sử quán triều Nguyễn [1970], Đại Nam thực lục chính biên, tập 25Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội22. Quốc sử quán triều Nguyễn [1970], Đại Nam thực Lục chính biên, tập 26,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội23. Quốc sử quán triều Nguyễn [1972], Đại Nam thực lục chính biên, tập 26,Đệ tam kỷ, Bản dịch của Viện sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội24. Quốc sử quán triều Nguyễn [1973], Đại Nam thực lục chính biên. Đệ tứkỷ, Quyển XI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội25. Quốc sử quán triều Nguyễn [1973], Đại Nam thực lục chính biên, tập 27, Đệtứ kỷ, Tự Đức năm thứ 1-6 [1848 - 1853], Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội26. Quốc sử quán triều Nguyễn [1974], Đại Nam thực lục chính biên. Tập 29.Đệ nhị Kỷ, XIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội7827. Quốc sử quán triều Nguyễn [2007], Đại Nam thực lục, tập 4, Nxb Giáodục, Hà Nội28. Nguyễn Phan Quang [1999], Việt Nam thế kỷ XIX [1802 - 1884], NxbThành phố Hồ Chí Minh29. Dương Trung Quốc [2007], Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, Nxb Vănhóa Sài Gòn30. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mẫu Hãn [2001], Đại cươnglịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội31. Trương Hữu Quýnh [Chủ biên], Phan Đại Doãn - Nguyễn Cảnh Minh[2008], Đại Cương lịch sử Viêt Nam, tập 1, Từ thời nguyên thủy đến năm1858, Nxb Giáo dục, Hà Nội32. Nguyễn Ngọc Quỳnh [2012], Chính sách tôn giáo thời Tự Đức [1848 1883, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội33. Capitaine Rey [1932], Relation du second voyage du “Heari” à laCochinchine [1819 - 1820]. B.S.E.I. Janv.mars34. Taboulet [1953], Geste francaise en Indochine, tập I, Paris35. Cao Huy Thuần[1996], Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại ViệtNam,, Luận án tiến sĩ quốc gia Pháp, Paris36. Trần Nam Tiến [2006], Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước PhươngTây dưới Triều Nguyễn [1802- 1858], Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh37. Trương Thúy Trinh [2004], Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Nhà Nguyễntrong giai đoạn 1802 - 1883 [từ Gia Long đến Tự Đức], Luận văn thạc sĩ,Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội38. Ưng Trình [1970], Việt Nam ngoại giao sử cận đại, Nxb Văn đàn79

Video liên quan

Chủ Đề