Chữ số la mã nào có giá trị nhỏ nhất năm 2024

Số La Mã hay chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ,..v.v.. Thực ra cách viết số la mã không hề khó vì quy tắc cũng khá đơn giản, cái khó ở đây chính là phải nhớ được giá trị của các ký tự để phân biệt được cái nào lớn hơn nhỏ hơn, sau đó cộng trừ thêm. Nếu các bạn chưa biết đọc, viết số La Mã thì các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách đọc và viết số La Mã nhé.

Cách Viết Số La Mã

1, Số La Mã có 7 chữ số cơ bản

Ký tự I V X L C D M Giá trị 1

(một)

5

(năm)

10

(mười)

50

(năm mươi)

100

(một trăm)

500

(năm trăm)

1000

(một nghìn)

Những chữ số La Mã có thể kết hợp với nhau để tạo thành các giá trị khác nhau. Nó sẽ có cách đọc và cách viết khác nhau. Thông thường được quy định các chữ số I, X, C, M không được lặp lại quá ba lần liên tiếp (được xuất hiện 2 hoặc 3 lần trong số). Chữ số I, X, C, M được lặp lại 2 hoặc 3 lần biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.

Ví dụ:

- Chữ số I: I =1; II=2; II=3

- Chữ số X: X=10; XX=20; XXX=30

- Chữ số C: C=100; CC=200; CCC=300

- Chữ số M: M=1000; MM=2000; MMM=3000

Các chữ số V, L, D không được lặp lại quá một lần liên tiếp (chỉ được xuất hiện 1 lần duy nhất trong số).

2, Chữ số đặc biệt có 6 nhóm

Ký tự IV IX XL XC CD CM Giá trị 4 9 40 90 400 900 Khi sử dụng các chữ số cơ bản I, V, X, L, C, D, M và nhóm chữ số đặc biệt IV, IX, XL, XC, CM để viết số La Mã. Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần.

Ví dụ:

- III = 3; VIII = 8; XXXII =32

- XLV = 45 ( Bốn mươi năm).

- MMMDCCCLXXXVIII = 3888 (Ba nghìn tám trăm tám mươi tám).

- MMMCMXCIX = 3999 (Ba nghìn chín trăm chín mươi chín).

Lưu ý: I chỉ có thể đứng trước V hoặc X, X chỉ có thể đứng trước L hoặc C, C chỉ có thể đứng trước D hoặc M.

3, Quy tắc viết chữ số La Mã

Chữ số thêm vào bên phải là cộng thêm vào số gốc. Lưu ý chữ số thêm nhỏ hơn hoặc bằng chữ số gốc và không được thêm quá 3 lần số. Nghĩa là lấy chữ số đầu tiên cộng với các chữ số được thêm phía sau ra chữ số đó.

Ví dụ:

- V=5; VI=6; VII=7

- X=10; XI=11; XII=12

- L=50; LI=51; LII=52; LX=60; LXX=70

- C=100; CI=101; CX=110; CV = 105

Chữ số thêm vào bên trái chữ số gốc là trừ đi. Chữ số thêm phía bên trái phải nhỏ hơn chữ số gốc. Ta hiểu là lấy số gốc (là số phía bên phải) trừ đi những số đứng bên trái nó sẽ ra chữ số.

Ví dụ:

- I=1; V=5 => IV=5-1=4; VI=5+1=6

- X=10; L=50 => XL=50-10=40; LX=50+10=60

- C=100; M=1000 => CM=1000-100=900; MC=1000+100=1100

Cách Đọc Chữ Số La Mã

Với các số nhỏ thì chỉ cần đọc số La Mã dựa trên cách viết số La Mã ở bảng 2 bảng trên

Ví dụ:

- LV=60 đọc là sáu mươi

- CX=110 đọc là một trăm mười

- CV=105 đọc là một trăm lẻ năm

Với những số lớn thì sẽ đọc tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần. Các bạn cần xác định các chữ số hàng ngàn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị giống như đọc số tự nhiên.

Ví dụ:

- Với số MMCCLXXXVIII được đọc là hai nghìn hai trăm tám mươi tám.

- MMCCXC các bạn có hàng nghìn là MM (hai nghìn); hàng trăm là CC (hai trăm); hàng chục là XC (chín mươi) và không có hàng đơn vị. Vậy số MMCCXC được đọc là hai nghìn hai trăm chín mươi.

- Số MMCCC các bạn có hàng nghìn là MM (hai nghìn); hàng trăm là CCC (ba trăm); không có hàng chục và hàng đơn vị. Vậy số này được đọc là hai nghìn ba trăm.

Với những số lớn hơn 4000, thì một dấu gạch ngang được đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000.

Với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất. Đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000.