Chính sách đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã báo cáo kết quả đạt được trên các mặt công tác trong lĩnh vực đối ngoại, công tác xây dựng ngành và đề xuất các trọng tâm, biện pháp triển khai công tác của Bộ Ngoại giao trong thời gian tới.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế có nhiều phức tạp, thách thức, nhiệm vụ của ngành ngoại giao trong thời gian tới rất nặng nề, đòi hỏi cần tập trung cao độ, tích cực, sáng tạo trong triển khai các trọng tâm công tác.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương ngành ngoại giao đã phát huy truyền thống đáng tự hào của ngành, triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết.

Thủ tướng đánh giá, trong môi trường đối ngoại rất phức tạp và khó lường, những năm qua, Bộ Ngoại giao đã tham mưu kịp thời, có hiệu quả cho Đảng và Nhà nước về các vấn đề đối ngoại, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các binh chủng đối ngoại trên 3 trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; triển khai đồng bộ, toàn diện, sáng tạo nhiều hoạt động ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa-tuyên truyền đối ngoại và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân.

Bên cạnh thành tựu, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác đối ngoại và đề nghị ngành ngoại giao nỗ lực tìm biện pháp khắc phục; chủ động, nhạy bén, sáng tạo vì lợi ích quốc gia-dân tộc.

Thủ tướng nêu rõ, môi trường đối ngoại trong những năm tới tiếp tục chuyển biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về an ninh, chính trị, kinh tế, tạo ra những thách thức và cơ hội đan xen. Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao cần phát huy mạnh mẽ những kết quả đã đạt được, tổ chức triển khai thành công đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc.

Trong tình hình mới, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao cần thúc đẩy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; huy động các nguồn lực để phát triển, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao cần nỗ lực bám sát tình hình, tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực đối ngoại; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ngoại giao song phương, đa phương, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, toàn thể cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao cần tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết, xây dựng lực lượng cán bộ trung thành, chuyên nghiệp, bản lĩnh, sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu kiên trì, kiên định, cương quyết giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tích cực, chủ động, linh hoạt có các giải pháp phù hợp, thiết thực, thực chất, hiệu quả để bảo vệ đất nước từ xa, từ sớm.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng đã cho ý kiến chỉ đạo đối với các đề xuất cụ thể của Bộ Ngoại giao nhằm triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Minh Ngọc

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt là thiết lập các cơ chế hợp tác song phương và đa phương để kết nối với thế giới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam.

Pano chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trên phố Nguyễn Du. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Đây là đánh giá của Tiến sĩ Takashi Hosoda - chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc trường Đại học Tổng hợp Charles [Cộng hòa Séc] trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Praha về những thành tựu đối ngoại gần đây của Việt Nam trước thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tiến sĩ Hosoda đánh giá cao chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, cũng như vai trò và sự đóng góp của Việt Nam trong những năm gần đây đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho rằng vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới.

Theo ông, trong bối cảnh tình hình thế giới năm 2020 xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động sâu sắc tới các mối quan hệ quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn được tôn vinh khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong quan hệ với các đối tác, cũng như góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy giải pháp đa phương cho các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung, trong đó có vấn đề Biển Đông. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với riêng Việt Nam, mà còn đối với các quốc gia ở châu Á.

Tiến sĩ Hosoda cũng nhận định Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại đa phương quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP], Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA], Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP], Hiệp định Thương mại tự do [FTA] giữa Việt Nam và Anh. Điều này góp phần quan trọng tạo động lực để Việt Nam phát triển kinh tế.

Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác đa phương, Việt Nam cũng chú trọng củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước láng giềng và các đối tác quan trọng như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Italy, Anh... nhằm tạo môi trường hòa bình, thuận lợi để bảo vệ lợi ích quốc gia và phát huy tiềm lực đất nước.

Ông Hosoda cũng lưu ý Việt Nam còn thể hiện nỗ lực trong công tác quản lý chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định [IUU], ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa và duy trì nghề cá bền vững. Điều này cho thấy Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong thúc đẩy bảo vệ môi trường và duy trì phát triển bền vững, đây là hai yếu tố chính đối với nhiệm vụ chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21.

Theo ông Hosoda, nhằm tạo môi trường hòa bình, thuận lợi phục vụ bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, đồng thời phát huy tiềm lực quốc gia, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng các biện pháp xây dựng lòng tin, đưa mối quan hệ hợp tác với các đối tác đi vào thực chất, hiệu quả, đồng thời tăng cường tham gia các khuôn khổ hợp tác đa phương.

Cùng chia sẻ quan điểm trên, Tiến sĩ Jan Hornat, chuyên gia nghiên cứu về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thuộc Đại học Tổng hợp Charles cũng đề cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các cường quốc thế giới và khu vực không ngừng được tăng cường trong những năm qua, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông Jan Hornat nêu rõ Việt Nam đang tiếp tục thành công trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có việc thúc đẩy ký kết RCEP với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.

Theo ông Hornat, để góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung, Việt Nam cần chú trọng tăng cường mối quan hệ đối tác với các cường quốc khu vực có lợi ích chung trong việc thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở. Ông bày tỏ tin tưởng rằng với kinh nghiệm và những thành công đạt được trong lĩnh vực đối ngoại thời gian qua, Việt Nam sẽ tích cực tham gia góp phần duy trì ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương./.

Theo TTXVN

Ngoại giao Việt Nam hiện đại từ khi nền dân chủ cộng hòa được thành lập đến nay, về cơ bản có 3 thời kỳ phát triển; mỗi thời kỳ có ngắn dài về thời gian và khác nhau về cách thức, nhưng đều chung một tiến trình đa phương hóa, đa dạng hóa.

Thực tế lịch sử cho thấy, ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc [1946] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực[…] Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc”[1].

Trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc [1946] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với chính phủ các nước trên thế giới: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới”[2]. Đây là cách thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sớm tự xác lập nền ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa phù hợp với tình hình và bản chất mới của thế giới chuyển biến nhanh chóng, toàn diện sau chiến tranh thế giới lần thứ II.

Chính nhờ xác định như thế, cho nên dù lúc còn non trẻ trong thế nước “ngàn cân treo sợi tóc”, hay khi đủ sức làm nên những thắng lợi “lừng lẫy năm châu”, “chấn động địa cầu”, cũng như suốt 30 năm kháng chiến trường kỳ, Việt Nam không chỉ thiết lập và không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao với hàng chục nước trong và ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa; mà còn nhận được ngày càng nhiều sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em, các nước bầu bạn và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

Việt Nam trở thành bộ phận hữu cơ, một ngọn cờ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới thế kỷ XX; đối ngoại vì “hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới” đã làm thành sức mạnh thời đại, hợp với sức mạnh dân tộc “dựa vào sức mình là chính”, làm nên thắng lợi ngày 30/4/1975.

Sau năm 1975, thế giới sau chiến tranh Việt Nam tiếp tục chuyển biến nhanh chóng và toàn diện, nhất là từ khi kết thúc “Chiến tranh Lạnh”, trật tự lưỡng cực bị phá bỏ và một thế giới đa cực hình thành. Việt Nam vượt qua tình thế khó khăn hiểm nghèo 10 năm [1975-1985] để bước vào công cuộc “Đổi mới”, từng bước xây dựng và phát triển trong thế giới đa cực.

Một thời kỳ mới của ngoại giao Việt Nam đa phương hóa, đa dạng hóa đã hiện hữu như một thực thể logic và tất yếu. Không củng cố quan hệ đối ngoại theo mô hình “hòn đá tảng”[3] nữa; không chỉ chăm chút cho quan hệ “anh em”, láng giềng nữa; cùng với thế và lực mới của quốc gia dân tộc ngày càng được tăng cường, Việt Nam từng bước “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[4].

Bằng việc thiết lập quan hệ đối ngoại với 189/193 quốc gia thành viên LHQ, trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện [gồm tất cả các nước lớn và 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc], ngoại giao Việt Nam từng bước “mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác. Chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể chế đa phương khu vực và toàn cầu; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác”[5].

Không chỉ giữ vững độc lập, tự chủ, thế mạnh của đất nước được phát huy, Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế, hiểu được cách xử lý các mối quan hệ quốc tế; uy tín, tiếng nói của Việt Nam được bạn bè, đối tác trong khu vực và trên thế giới tôn trọng.

Việt Nam hoàn thành tốt vai trò kép 3 trọng trách: Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021.

Bước vào thập niên 20 của thế kỷ XXI, một thời kỳ mới của quá trình chuyển biến phát triển đã bắt đầu. Đó là khi thế giới đã và đang trải qua những biến động to lớn, tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là các xu thế lớn, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế. Việc ứng phó với đại dịch Covid-19 tác động nhanh và toàn diện đến quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu…

Cũng hiện hữu một thời kỳ mới cho Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, nhất là khi xác định rõ các mốc lịch sử trăm năm trọng đại 2030, 2045. Trong bàn cờ địa – chiến lược, địa – kinh tế ở khu vực, Việt Nam đã và đang giữ cân bằng trong quan hệ với các nước để trở thành nhân tố ngày càng quan trọng trong chiến lược khu vực và toàn cầu của các nước lớn, cơ hội và thách thức đối với đất nước ngày càng nhiều.

Việt Nam đã giải quyết hàng loạt nhiệm vụ có tính “vạn sự khởi đầu nan”, ảnh hưởng lớn đến thời kỳ phát triển mới. Đáng kể nhất là: Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, trở thành mắt xích của nhiều liên kết kinh tế lớn, quan trọng ở khu vực và liên khu vực; Việt Nam chuyển từ vị thế tham gia các cơ chế, khuôn khổ do các nước khác dẫn dắt, sang vị thế cùng khởi xướng và kiến tạo cơ chế mới, sân chơi mới. Việt Nam hoàn thành tốt vai trò kép 3 trọng trách: Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021.

Trong bối cảnh ấy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra định hướng phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021- 2030 nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”[6].

Ngoại giao Việt Nam một lần nữa nhận thức vấn đề đa phương hóa, đa dạng hóa theo tư duy mới. Việc nhận diện trong thách thức luôn có cơ hội, vai trò tiên phong của đối ngoại; việc xác định lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; việc xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột [đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân]… được coi là những vấn đề mới trong nhận thức thực tiễn.

Trong bài viết ngày 5/4/2021 với nhan đề "Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tư duy về đối ngoại song phương và đa phương trong Văn kiện Đại hội XIII có những bước phát triển mới.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam từng phân tích theo cách xác định yêu cầu nhiệm vụ: “cần tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu”, cần “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy” trong quan hệ song phương; cần “chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế”[7].

Như vậy, đã có cơ sở thực tiễn để đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại song phương và đa phương, đã có tiền lệ chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam trong nhiều cơ chế quốc tế; do đó mục tiêu của đối ngoại đa phương: “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước”[8], như Chỉ thị 25 xác định vừa tầm và khả thi. Nhiệm vụ “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo tiền đề thuận lợi cho việc hiện thức hóa khát vọng phát triển”, cũng đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đạt được mục tiêu “tạo nền tảng” cho Việt Nam “trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045”[9].

-------------------------------------------------------

[1] Hồ Chí Minh Toàn tập Tập 4. Nxb CTQG H.2011 trang 523

[2] Hồ Chí Minh Toàn tập Tập 6. Nxb CTQG H.2011 trang 311

[3] Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V [1982] khẳng định “Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”. Văn kiện đảng toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.43, tr.142

[4] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 84

[5] Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

[6] Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

[7] Bùi Thanh Sơn, Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển của đất nước

[8] Chỉ thị số 25-CT/TW [ngày 8-8-2018] của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030

[9] Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

PGS. TS. HÀ MINH HỒNG

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

  • Sáng 12-10, Bộ Nội vụ đã chủ trì phối hợp với thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng đại biểu...

  • Ban Thường trực MTTQ Việt Nam quyết định kiến nghị ban hành quy định, biện pháp chế tài làm cơ sở xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu không thực...

  • Trong quá trình đánh giá, nhận xét, sàng lọc đảng viên ở các chi bộ chưa thực sự quyết liệt, còn sự nể nang, né tránh, ngại va chạm.

  • Rất nhiều đảng viên sẵn sàng có mặt ở những nơi nguy hiểm, cống hiến bằng tất cả sự nhiệt huyết, tinh thần xung kích đi đầu.

  • Chiều 11/10, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Bộ kết nối với Hội nghị Ban Tuyên giáo Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần...

  • Latvia dự kiến nhượng hơn 200.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề