Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt là

Vào cuối năm 1929, đầu năm 1930 ở nước ta ba tổ chức Cộng sản lần lượt được thành lập: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn; các tổ chức Cộng sản đều ra Tuyên ngôn, Chánh cương và Điều lệ; đều khẳng định mục tiêu đấu tranh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và tranh thủ sự ủng hộ, công nhận của Quốc tế Cộng sản. 

Trước tình hình đó, ngày 27/10/1929 Quốc tế Cộng sản đã ra chỉ thị về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, “nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất quần chúng ở Đông Dương, Đảng đó chỉ là một tổ chức Cộng sản duy nhất ở Đông Dương”[1] lúc bấy giờ Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm [Thái Lan], mặc dù không nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản nhưng với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định và gấp rút đi Hương Cảng và tích cực, chủ động chuẩn bị các công việc như: Gửi thư về nước mời đại diện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam sang Hương Cảng để bàn về việc hợp nhất. Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất được tiến hành ở Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị gồm có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng: Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu do Nguyễn Ái Quốc thay mặt quốc tế cộng sản chủ trì, giúp việc hội nghị có Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Hội nghị đã bàn và thống nhất cao các nội dung sau:

1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương.

2. Đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Thảo chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.

4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước.

5. Cử một ban Trung ương lâm thời gồm 9 người”[2].

Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đây chính là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính cương vắt tắt của Đảng vạch rõ tính chất nhiệm vụ, đối tượng của những người Cộng sản là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cách mạng đó là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến phản động làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân nghèo, quốc hữu hóa tất cả xí nghiệp của tư sản đế quốc, lập Chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông….

Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng; Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới” làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ” [3]. Sách lược vắn tắt nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của Đảng là “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhưng bộ mặt chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp”. Sách lược vắn tắt cũng chỉ rõ: Đảng “phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”[4].

Sách lược vắn tắt của Đảng cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, chỉ đạo mọi phương hướng hành động cách mạng của Đảng ta.

Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng đấu tranh để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa thực hiện xã hội cộng sản, quy định thể thức gia nhập Đảng, vạch rõ nhiệm vụ, quyền lợi của đảng viên và kỷ luật của Đảng…

Như vây các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là Cương lĩnh cách mạng đầu tiêu của Đảng. Hội nghị đã thảo luận và quyết định các phương tiện, kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, về cách thức cử ra một ban Trung ương lâm thời; quyết nghị về việc sẽ xuất bản một tờ tạp chí lý luận và ba tờ báo để tuyên truyền. Sau hội nghị ngày 16/2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã viết lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập… Hội nghị hợp nhất đã thành công tốt đẹp. Thành công đó gắn liền với tên tuổi, trí tuệ, uy tín và đạo đức cách mạng trong sáng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng thể hiện bản lĩnh chính trị và tầm trí tuệ của Đảng. Qua hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Cương lĩnh cách mạng đầu tiên đó đã được kế thừa, phát triển, từng bước hoàn thiện phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng, tình hình quốc tế và thực tiễn của cách mạng nước ta qua các thời kỳ lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đảng từ khóa I đến nay Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của Cương lĩnh cách mạng đầu tiên và vận dụng sáng tạo, linh hoạt; là động lực động viên toàn Đảng, toàn dân đoàn kết thống nhất cao thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ qua các thời kỳ cách mạng phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia – H1998 – T614.

[2] Hồ Chí Minh – toàn tập – Sđd – t3, t561.

[3] Hồ Chí Minh toàn tập – Sđd – T3- T3.

[4] Theo bản gốc lời kêu gọi được lưu trữ tại phường Quốc tế Cộng sản ký hiệu 495, 154, 615 do Nguyễn ÁI Quốc gửi cho ban Phương Đông ghi rõ ngày.

Nguyễn Đăng Lâm,

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bắc Ninh

Chính Cương Vắn Tắt, Sách Lược Vắn Tắt [ ĐCS VN ]

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Học Sinh Giỏi Môn Sử: Phong Trào Cách Mạng 1930-1931 [ XÔ VIẾT NGHỆ-TĨNH]

Đề bài: Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung của bản Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

1/Hội nghị thành lập Đảng.

a. Hoàn cảnh lịch sử:

– Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

– Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng , gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một  chính đảng vô sản.

– Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng [Trung Quốc] để triêụ tập Hội nghị thành lập Đảng họp từ 06/01 đến ngày 07 tháng 02 năm 1930 tại Cửu Long [Hương Cảng –Trung Quốc].

b. Nội dung Hội nghị:

– Thống nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

– Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,  và điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

– Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời.

*Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị có ý nghĩa và giá trị như một Đại hội thành lập Đảng vì đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.

c. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.

– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kĩ XX.

– Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Vì:

+ Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.

+ Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo, từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thé giới.

– Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng.

d.Nội dung bản Chính cương vắn tăt, Sách lược vắn tăt.

*.Đường lối của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng , sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách rời nhau.

*.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng [nhiệm vụ dân tộc và dân chủ]

*. Mục tiêu của cách mạng: Làm cho nước Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ và quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp của bọn đế quốc, địa chủ, tư sản phản cách mạng đem chia cho dân cày.

*Lực lượng cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng đồng thời phải liên kết với Tiểu tư sản, tư sản dân tộc còn nông, trung tiểu địa chủ thì cô lập hoặc lợi dụng họ .

*.Lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô sản

*.Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới

          **Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt nhưng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đợm tinh thần dân tộc và tinh thần nhân văn. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.

2/Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng 10/1930.

          a. Hoàn cảnh ltriệu tập Hội nghị.

– Vừa mới ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn, với đỉnh cao Xô viết Nghệ -Tỉnh.

– Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng đang dâng cao. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ nhất vào 10/1930, tại Hương Cảng [Trung Quốc] do đồng chí Trần Phú chủ trì.

b.Nội dung Hội nghị.

          – Đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.

– Thảo luận và thông qua Luận cương chính trị 10/1930 do Đồng chí Trần Phú soạn thảo.

– Bầu BCH TW chính thức do Trần Phú  làm tổng bí thư.

c.Những điểm chủ yếu trong luận cương chính trị tháng 10/1930.

          *.Đường lối của cách mạng: Lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền  sau khi thắng lợi tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư  bản chủ nghĩa

*.Nhiệm vụ của cách mạng: Đánh đổ phong kiến và đế quốc.Hai nhiệm vụ đó khắng  khít nhau.

*.Mục tiêu của cách mạng: Làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

*.Lực lượng tham gia: Công nhân và nông dân là gốc của cách mạng.

*.Lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Đông Dương.

*.Quan hệ quốc tế.Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.

**Nhận xét: Luận cương đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế:

– Chưa vạch rõ được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà còn nặng về đấu tranh giai cấp, vấn đề ruộng đất.

– Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông như tư sản, tiểu tư sản và một bộ phận giai cấp địa chủ.

Video liên quan

Chủ Đề