Chiến lược nghiên cứu và phát triển là gì

Nghiên cứu và phát triển R&D [ Theo Wikipedia ] là một hoạt động nhằm mục đích tạo ra những đổi mới trong các sản phẩm, dịch vụ. Hoặc các hoạt động đầu tư, mua bán nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho hoạt động phát triển của doanh nghiệp.

Là chìa khóa chính quyết định thành công, thể hiện tầm nhìn dài hạn về sự tồn tại, phát triển nên hầu hết các công ty luôn chú trọng tới ngân sách và nguồn lực đầu tư cho quá trình nghiên cứu.

Trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, hóa học, quân sự và công nghệ, R & D là một bộ phận cực kỳ quan trọng. Nếu các công ty trong các ngành này không phát triển, nghiên cứu ra những sản phẩm mới liên tục, họ sẽ bị tụt hậu so với đối thủ. Họ phải liên tục tìm cách tăng hiệu quả cho sản phẩm, đưa ra những ý tưởng mới để định hình thị trường.

Để tăng hiệu quả trong công việc. Ở các công ty lớn họ thường lập ra một phòng ban R&D riêng biệt, chuyên tập trung vào các hoạt động nghiên cứu nhằm tạo ra cái mới, cải tiến cái cũ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường. Còn đối với các công ty nhỏ hơn, họ không ngừng thúc đẩy tinh thần học hỏi, tìm hiểu và sáng tạo của nhân viên. Sau đó khuyến khích nhân viên áp dụng những kiến thức mới vào quá trình làm việc.

Quy trình các bước nghiên cứu và phát triển

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ cần trải qua 8 bước cơ bản sau:

1. Hình thành ý tưởng

Bước đầu tiên trong quá trình phát triển một sản phẩm mới là hình thành ý tưởng. Y tưởng có thể đến từ mọi lúc, mọi nơi, mọi địa điểm với nhiều nguồn đa dạng như:

Nguồn nội bộ: Gồm có các phòng R&D, marketing, CEO, ban quản lý hoặc cũng có thể là nhân viên trong công tyNguồn bên ngoài công ty: Nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh.

2. Sàng lọc ý tưởng

Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được. Sau khi hình thành ý tưởng, doanh nghiệp cần phải có quá trình sàng lọc để lựa ra những ý tưởng tiềm năng, phù hợp với nguồn lực cũng như lĩnh vực phát triển của công ty. Các yếu tố để giúp đánh giá, lựa chọn một ý tưởng tốt bao gồm:

Điểm yếu của công ty/cá nhân/nhómNhu cầu khách hàng [thị trường]Xu hướng đang diễn raROI [Return On Investment – tỉ suất hoàn vốn]

3. Phát triển và thử nghiệm sản phẩm

Sau khi chọn lọc, các ý tưởng hay sẽ được nghiên cứu phát triển và thử nghiệm trên thị trường mục tiêu. Sẽ có một đội nhóm chuyên gia liên tục quan sát, đánh giá ý tưởng mới. Nếu đạt được hiệu quả cao sẽ được xem xét hoàn thiện và chính thức đưa ra thị trường. Như vậy, sau bước này ý tưởng sẽ được hoàn thiện. Sẽ có đầy đủ các yếu tố như cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọng hơn hết là xác định được vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm này.

4. Chiến lược marketing

Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, doanh nghiệp sẽ cần quan tâm đến việc thương mại hoá nó sẽ như thế nào? Cần phải làm gì để thực hiện nó? Chiến lược tiếp thị ra sao? Tất cả câu trả lời bao gồm trong việc thực hiện:

Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Xu hướng, lối sống và thu nhập của họ ra sao?Xây dựng kế hoạch Marketing mix: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, quy trình…Xây dựng kế hoạch bán hàng, xác định mục tiêu lợi nhuận dài hạn.

5. Phân tích kinh doanh, ước tính lợi nhuận

Các yếu tố quan trọng được phân tích bao gồm:

Sự cạnh tranh của sản phẩmChi phí liên quanChiến lược định giáĐiểm hòa vốn

Các nhà quản trị phải xem xét lại các dự toán về doanh số, chi phí và mức lợi nhuận. Nếu thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận hoặc có thể tiêu thụ được số lượng sản phẩm hòa đủ vốn, doanh nghiệp có thể quyết định bước sang giai đoạn phát triển sản phẩm.

6. Phát triển sản phẩm

Tới bước này doanh nghiệp sẽ chính thức biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Khi mô hình sản phẩm được hoàn thành, chúng sẽ được đem ra thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và cả với khách hàng mục tiêu bên ngoài. Sau khi quá trình này kết thúc, sản phẩm được chứng nhận an toàn và hiệu quả thì sẽ chính thức được đưa ra thử nghiệm trên thị trường.

7. Thử nghiệm trên thị trường

Thử nghiệm thị trường giúp doanh nghiệp tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng cũng như của các trung gian phân phối trong vấn đề xử lý, sử dụng và mua lại sản phẩm. Các kết quả của thử nghiệm thị trường có thể sử dụng để dự đoán doanh số và khả năng sinh lời chính xác hơn.

Quá trình này vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc đánh giá các yếu tố như giá cả, phân phối, thông điệp truyền tải, xác định bao bì sản phẩm và sự yêu thích của khách hàng.

8. Thương mại hóa

Thương mại hóa là việc chính thức đưa sản phẩm vào thị trường. Doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận. Và luôn có sẵn các kế hoạch dự phòng để nhăn chặn những rủi ro không cần thiết.

Người đăng: chiu Time: 2021-09-13 20:35:44

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một trong những yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm muốn phát triển sản phẩm mới. Cùng FOSI tìm chi tiết hơn về Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì? Hay các hình thức để nghiên cứu nhé!

Tổng quan về nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là gì?

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm là thuật ngữ trong lĩnh vực Marketing nói chung và nghiên cứu phát triển thị trường nói riêng, thuật ngữ này dùng để chỉ việc nghiên cứu và phát triển [gọi tắt là R&D] ứng dụng trong việc tạo ra những sản phẩm mới, với sự khác biệt, nâng cấp và cải tiến cả về tính năng, thiết kế cũng như sử dụng so với sản phẩm cũ.

Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm được tập trung vào hành vi khách hàng để cho ra đời các thương hiệu mới , nếu đủ chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chúng sẽ dần dần chiếm lĩnh thị trường. Ví dụ tiêu biểu về thành công này đó là thương hiệu nước giải khát Coca-Cola, chỉ từ 01 hỗn hợp được pha chế tình cờ của một vị dược sĩ mà dần trở thành một trong số những thương hiệu có tầm bao phủ rộng nhất thế giới , có mặt khắp từ nước phát triển như Mỹ, Canada đến cả châu Á hay châu Phi xa xôi.

Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm bao gồm việc đầu tư vào nghiên cứu, lên kế hoạch, tiến hành nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động công tác này bao gồm:

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phải phù hợp với thị hiếu thay đổi từng ngày của người tiêu dùng.
  • Cải tiến mọi mặt từ các sản phẩm cũ, từ hình thức, mẫu mã, và nội dung đến phương thức sản xuất, đến công nghệ và dây chuyền sản xuất.
  • Nghiên cứu dạng nguyên vật liệu mới tốt hơn, và có giá thành phải chăng hơn cho sản phẩm.
  • So sánh nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm với các loại hình R&D khác…

Xem thêm các bài viết được nhiều người yêu thích

1. Dịch vụ chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm toàn diện
2. Nghiên cứu và phát triển nước táo lên men
3. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
4. Giấy chứng nhận brc
5. Giấy chứng nhận halal
6. Giấy chứng nhận iso 22000
7. Đăng ký sở hữu trí tuệ

Những hình thức nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Ngoài nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm, lĩnh vực R&D còn bao gồm một số hình thức khác như: Technology R&D, Process R&D và Packaging R&D. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa các loại hình này cũng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhé!

Các hình thức nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Technology R&D, Packaging R&D, Process R&D

Technology R&D: Là một thuật ngữ được dùng để chỉ việc nghiên cứu & phát triển những công nghệ mới, tiên tiến nhất, có giá thành phải chăng và thân thiện với môi trường để thay thế công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, nhằm mục đích cho ra đời những sản phẩm mới tốt hơn, phù hợp với thị hiếu nhu cầu người tiêu dùng hơn. Một số sản phẩm tiêu biểu của Technology R&D có thể kể đến như “thiết kế máy giặt lồng ngang đình đám của LG” đã tạo ra cả một xu thế mới trên thị trường máy giặt . Phải nói thêm, công tác này luôn đi liền với việc do thám , tìm hiểu và học hỏi công nghệ của đối thủ cạnh tranh.

Packaging R&D: Đây cũng là một loại hình R&D được quan tâm hàng đầu bởi tầm quan trọng không kém cạnh so với sự nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đối với mọi doanh nghiệp, và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sản xuất mặt hàng tiêu dùng thường ngày như: bim bim, bánh kẹo, mỳ ăn liền,sữa, … do mẫu mã bề ngoài đóng vai trò không hề nhỏ trong việc thu hút khách hàng. Packaging R&D cũng bao gồm việc tìm ra các phương thức đóng gói thích hợp nhất cho những loại sản phẩm khác nhau.

Process R&D: Một quy trình hợp lý sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức và nguồn lực cho doanh nghiệp, làm hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh gia tăng một cách rõ rệt. Process R&D có thể nằm ở việc cải tiến về máy móc, cũng có thể ở việc thay đổi quy trình quản lý, hay quy trình ra quyết định của tổ chức, doanh nghiệp.

Có thể thấy rằng giữa nghiên cứu và phát triển sản phẩm với một số loại hình R&D khác có mối liên hệ sâu sắc: nó như là cái gốc của vấn đề bởi cả ba hình thức R&D còn lại đều nhằm phục vụ công tác này.

Thông qua các nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm trong doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ giữa nó và các hình thức R&D khác, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể từ bước phát triển và đưa những sản phẩm ra thị trường. Liên hệ với các chuyên gia tư vấn chiến lược kinh doanh tại FOSI để được nhận những lời tư vấn chính xác nhất cho mọi vấn đề doanh nghiệp bạn đang gặp phải.

FOSI – Đơn vị tư vấn nghiên cứu, phát triển & chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm và tư vấn làm giấy phép thực phẩm: giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, giấy kinh doanh, ISO, giấy chứng nhận HACCP, giấy chứng nhận fda, công bố mỹ phẩm …. là đối tác chiến lược của hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước, chúng tôi cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất. Gọi ngay hotline: 0918 828 875 [Mr Mạnh] – [028] 6682 7330 – 0909 228 783 [Ms Ngân] để nhanh chóng nhận được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Video liên quan

Chủ Đề