Chế độ hôn nhân thời phong kiến như thế nào năm 2024

Khái quát về Luật Hồng Đức Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc triều hình luật [tức Luật Hồng Đức] đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành. Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức. Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,... Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ. Quốc triều hình luật trong cuốn sách A có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển [5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương], gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ [roi, trượng, gông, dây sắt v].

  • Phân tích những điểm tiến bộ trong chế định hôn nhân và gia đình của Bộ Luật Hồng Đức

Việt Nam thời Hồng Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo, mặc dù tuân thủ khá nghiêm ngặt những quan điểm của Nho giáo là địa vị, vai trò của người phụ nữ, người vợ bị coi thường và bị hạ thấp so với người đàn ông, người chồng nhưng trong Bộ luật Hồng Đức, có nhiều điều thể hiện sự nới lỏng những ràng buộc đối với người phụ nữ, người vợ trong gia đình. Nhân phẩm con người và các quyền cơ bản của người phụ nữ được thừa nhận, bảo vệ và thể hiện cụ thể trong Bộ luật Hồng Đức. Đây là sự kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, kế thừa những thuần phong, mỹ tục của dân tộc và con người Việt Nam. Những điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức là những nét son tô thắm thêm những giá trị nhân văn của truyền thống lập pháp Việt Nam. Những giá trị

Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng.

Qua đó, cho thấy bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.

Thứ ba: Quyền có tài sản Luật Hồng Đức quy định cụ thể ở các Điều 374, 375 và 376 tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân [tài sản chung]. Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người. Còn khi chồng chết trước [hay vợ chết trước] tài sản có do cha mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ. Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời. Đặc biệt trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con [Điều 388]; "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" [điều 391]. 3. Phân tích những điểm tiến bộ trong chế định thừa kế của Bộ Luật Hồng Đức Thừa kế là một chế định quan trọng trong Bộ Luật Hồng Đức, nó là một trong những căn cứ để xác định quyền sở hữu của chủ tài sản, đặc biệt là thừa kế đối với bất động sản. Đất đai ruộng vườn là tài sản có giá trị nhất trong xã hội làm nông nghiệp nên thừa kế được quy định trong chương Điển sản tại các Điều 374, 375, 376, 390. Thừa kế là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu đối với đất đai và tài sản khác của người được thừa kế. Người thừa kế bao gồm những người là cha mẹ, vợ chồng, con cái và người thân khác.

Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Quốc triều hình luật quy định hai

trình tự thừa kế như sau: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật. Quan hệ thừa kế được quy định ở các phần cuối của chương điền sản, chiếm phần lớn những quy định trong lĩnh vực dân sự.

Mở thừa kế theo chúc thư: Pháp luật nhà Lê đưa ra khuyến cáo đối với thần dân rằng: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư...”. Nếu có chúc thư thì nguyện vọng của chủ sở hữu về khối tài sản sẽ có ý nghĩa tuyệt đối và được áp dụng để chia cho người thừa kế.

Mở thừa kế theo pháp luật: Trường hợp cha mẹ không lập chúc thư thì những người thừa kế thỏa chuận chia di sản của cha mẹ nhưng không được trái với pháp luật. Có tranh chấp thì cũng không được trái với pháp luật, nếu ai trái sẽ mất phần của mình.

Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế của nhau”, nghĩa là, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thứ nhất. Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Vì thế, vợ - chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết, nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Vợ chồng không được thừa kế tài sản của nhau, mà chỉ được sử dụng một phần tài sản của nhau. Trong trường hợp vợ chồng không có con, gia đình hoặc họ hàng của người chết trước có ưu thế hơn về mặt tài sản. Ở đây nói lên một điều, người phụ nữ Việt Nam khi đi lấy chồng mặc dù đã mang nặng tư tưởng xuất giá tòng phu nhưng vẫn rất gắn bó với gia đình nơi họ sinh ra. Gia đình họ có quyền được hưởng gia sản của con gái mình và có nghĩa vụ thờ cúng khi họ chết đi mà chưa có con.

Pháp luật thời Lê đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của ngươì vợ trong tài sản chung của vợ chồng. Nếu một trong hai người chưa có con, của cải do hai vợ chồng làm ra trong quá trình hôn nhân được chia đôi mỗi người một nửa để làm của riêng. Điều đó nói lên pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.

Điều đáng chú ý là bộ luật Hồng Đức cho người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Đây chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.

Chủ Đề