Biểu thức quan hệ toán tử && trong c năm 2024

– Một biểu thức là tổ hợp các toán tử và toán hạng. Toán tử thực hiện các thao tác như cộng, trừ, so sánh … Toán hạng là những biến hay những giá trị mà các phép toán được thực hiện trên nó.

Ví dụ :

c = a + b;

– Trong ví dụ a + b, “a” và “b” là toán hạng và “+’ là toán tử. Tất cả kêt hợp lại là một biểu thức. – Trong quá trình thực thi chương trình, giá trị thực sự của biến [nếu có] sẽ được sử dụng cùng với các hằng có mặt trong biểu thức. Vì vậy, mọi biểu thức trong C đều có một giá trị.

2. Toán tử gán [Assignment Operator]

– Trước khi nghiên cứu các toán tử khác, ta hãy xét toán tử gán [=]. Đây là toán tử thông dụng nhất cho mọi ngôn ngữ và mọi người đều biết. Trong C, toán tử gán có thể được dùng cho bất kỳ biểu thức C hợp lệ. Dạng thức chung cho toán tử gán là:

Code:

Tên biến = biểu thức;

3. Biểu thức số học [Arithmetic Expressions]

– Các phép toán thường được thực hiện theo một thứ tự cụ thể [hoặc riêng biệt] để cho ra giá trị cuối cùng. Thứ tự này gọi là độ ưu tiên [sẽ nói đến sau]. – Các biểu thức toán học trong C được biểu diễn bằng cách sử dụng toán tử số học cùng với các toán hạng dạng số và ký tự. Những biểu thức này gọi là biểu thức số học.

Ví dụ

a * [b+c/d] / 22; ++i % 7; 5 + [c = 3+8];

4. Toán tử quan hệ [Ralational Operators]

– Toán tử quan hệ được dùng để kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến, hay giữa một biến và một hằng. Ví dụ, việc xét số lớn hơn của hai số, a và b, được thực hiện thông qua dấu lớn hơn [>] giữa hai toán hạng a và b [a > b]. – Trong C, true [đúng] là bất cứ giá trị nào khác không [0], và false [sai] là bất cứ giá trị nào bằng không [0]. Biểu thức dùng toán tử quan hệ trả về 0 cho false và 1 cho true.

Ví dụ

a == 14;

– Biểu thức này sẽ kiểm tra xem giá trị của a có bằng 14 hay không. Giá trị của biểu thức sẽ là 0 [false] nếu a có giá trị khác 14 và 1 [true] nếu nó là 14. – Bảng sau mô tả ý nghĩa của các toán tử quan hệ.

5. Toán tử luận lý [Logical Operator]

– Toán tử luận lý là các ký hiệu dùng để kết hợp hay phủ định biểu thức có chứa các toán tử quan hệ. Những biểu thức dùng toán tử luận lý trả về 0 cho false và 1 cho true. – Bảng sau mô tả ý nghĩa của các toán tử luận lý.

6. Toán tử luận lý nhị phân [Bitwise Logical Operator]

– Ví dụ xét toán hạng có giá trị là 12, toán tử luận lý nhị phân sẽ coi số 12 này như 1100. Toán tử luân lý nhị phân xem xét các toán hạng dưới dạng chuỗi bit chứ không phải là giá trị số thông thường. Giá trị số có thể thuộc các cơ số: thập phân [decimal], bát phân [octal] hay thập lục phân [hexadecimal]. Riêng toán tử luận lý nhị phân sẽ chuyển đổi toán hạng mà nó thao tác thành biểu diễn nhị phần tương ứng, đó là dãy số 1 hoặc 0. – Được tổng kết qua bàng sau.

7. Biểu thức dạng hỗn hợp & Chuyển đổi kiểu

– Một biểu thức dạng hỗn hợp là một biểu thức mà trong đó các toán hạng của một toán tử thuộc về nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Những toán hạng này thông thường được chuyển về cùng kiểu với toán hạng có kiểu dữ liệu lớn nhất. Điều này được gọi là tăng cấp kiểu. Sự phát triển về kiểu dữ liệu theo thứ tự sau :

Code:

char < int

Chủ Đề