Chánh mạng nghĩa là gì

Chánh Mạng Và Chánh Nghiệp là 2 chi phần trong 8 học phần của Bát Chánh Đạo . Người phật tử hiểu được Bát Chánh Đạo thì xem như nhà phật đang mở rộng cánh cửa đón chào. Có điều, hai học giới này tuy bề ngoài có vẻ đơn điệu mà ý nghĩa lại thâm sâu, khiến không ít người phải nhầm lẫn giữa đạo và đời trong chuỗi thời gian tìm kiếm ý nghĩa thực của lời kinh.

Chánh Nghiệp Là Gì
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh Nghiệp? 

Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.
- Từ bỏ sát sanh: Theo ý lời kinh, có phải là người đang mổ heo, bò, trâu ở chợ phải từ bỏ nghề này và chuyển qua nghề khác để mà sông?

- Từ bỏ lấy của không cho: Phải chăng đang chỉ đến những người ăn trộm, ăn cắp vì những gì họ lấy được từ người khác một cách bất hợp pháp, không phải là sự thỏa thuận giữa kẻ cho và người nhận, giữa người mua và người bán?

- Từ bỏ phi phạm hạnh: Nói chung là những gì không có đạo đức, không chân thật, là những gì tổn hại đến người khác thì cần phải từ bỏ.

Và nếu đúng như vậy thì Chánh Nghiệp là một cái nghề để nuôi sống bản thân.

Cho nên, Có người giãi thích: Chánh Nghiệp là nghề nghiệp chân chính!

Hiểu Về Chánh Nghiệp

"Nghiệp" dịch từ chữ Karma [Sanskrit] hay Kamma [Pàli], có nghĩa là hành động có tác ý [volitional action] của thân, khẩu, ý. Các hành động không có tác ý thì chỉ là hành động đơn thuần mà không được gọi là nghiệp. Tác ý ở đây nghĩa là có sự hổ trợ thông qua ý thức.

Chử 'Nghiêp' trong Chánh Nghiệp chỉ sự cố ý của con người [tác ý], chứ không phải vô tình.

Nhưng trong Bát chánh đạo, ta có mối giao cảm giữa Chánh nghiệp, Chánh Ngữ và Chánh Niệm. Nếu Chánh Niệm là hành động của ý [tâm], Chánh Ngữ là hành động của Miệng [Khẩu] thì Chánh Nghiệp là Hành động của Thân. Nhưng hành động ở đây do 'tác ý' mà có, nên Chánh Nghiệp phải bao gồm cả thân, khẩu ý [Phạm Hạnh].

Nói tóm lại, Chánh nghiệp là hành động có dụng ý của con người. Hành động do con người 'tác ý' ta gọi là 'nhân' nó tương ưng với kết quả nhận được ta gọi là 'quả', triết lý "nhân quả" hình thành từ đó.

Vả lại, khi một hành động có tác ý thì hành động đó chỉ xảy ra trong nhất thời mà thôi. Do vậy, Chánh Nghiêp không phải là nghề nghiệp để kiếm sống của con người.

Vậy, Chánh Nghiệp Là Gì?

Nghiệp, dĩ nhiên là có cả nghiệp ác lẫn nghiệp thiện. Lời kinh dạy là con người phải tránh làm điều ác, làm điều mất đạo đực để tạo thành nghiệp quả, là nguyên nhân của bể khổ luân hồi. Nghiệp ở đây chính là: "Nghiệp dẫn Thức đi tái sanh".

Chánh Mạng Là Gì
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? 

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.

Chánh mạng, Phạm samyak-ājīva, có nghĩa là nghề nghiệp hay phương tiện kiếm sống chân chánh

Con người bình thường sống nhờ thức ăn, muốn có cái ăn phải biết kiếm sống bằng nhiều phương cách khác nhau. Nhưng, phải sống như thế nào là đúng?

Chỉ theo Chánh pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, chỉ theo Chánh pháp để mong cầu thực phẩm, chớ không phải với phi pháp.

Đức Phật nhắc nhở Tỳ Kheo nên "đoạn trừ tà mạng", có nghĩa là không nên kiếm miếng ăn bằng những việc làm không chính đáng. Đây, chính là Chánh mạng thuộc về thế tục.

Nếu có 'khổ' thì hảy tư duy về 'khổ', tư duy về 'khổ tập', tư duy về sự 'diệt khổ'; phải lấy tấm gương của những vị tỳ kheo đi trước:

Tại sao họ dám nhận cái khổ, cái đói nghèo mà từ bỏ cuộc sống đời thường?

Người xuất gia nên sống bằng hạnh khất thực, nên biết đói không nên biết no. Thấy thì đơn giãn nhưng mà rất khó, lúc nào cũng thấy mình thiếu một cái gì đó cả trong trong cuộc đời. Đây, chính là Chánh mạng thuộc về xuất thế gian.

Đừng bao giờ nghĩ rằng, pháp 'xuất thế gian' là hơn hẳn mọi người. Không đâu, con người xuất thế gian chỉ đơn giãn là người "thiểu dục tri túc”, ngoài ba Y một Bát thì họ chẳng có gì hơn nữa.

Đi tu mà chưa bao giờ biết đói, chưa bao giờ biết cúi đầu để nhận miếng ăn của người khác thì có "khổ" đâu mà muốn đoạn tận cái "lậu hoặc" này.


Đọc Thêm:
- Ngôn Ngữ Sanskrit Và Ngôn Ngữ Pali

- Bậc Thánh Nhân Và Kẻ Phàm Phu

Tài Liệu Tham Khảo:

- Nghiệp Dẫn Thức Đi Tái Sinh 

- Tăng ch bộ [Kinh Nikaya]

Điểm thứ nhì trong bát chánh đạo là về ranh giới của hành động, đó là từ ngữ chuyên môn. Khi nói về ranh giới, chúng ta đang đề cập đến một giới hạn nào đó, như là “Tôi sẽ hành động tới mức đó thôi, không quá mức đó.”

Bất Chánh Nghiệp  

Hành động quá mức ám chỉ ba loại hành vi tiêu cực:

  • Cướp đi mạng sống – giết hại chúng sinh
  • Lấy những thứ không ai cho  – lấy những thứ không thuộc về mình, trộm cắp
  • Có những hành vi tính dục không thích hợp.

Giết Hại

Điều này đơn giản là cướp đi mạng sống của chúng sinh. Nó không chỉ nói đến con người, mà còn bao gồm mọi loài thú, cá, côn trùng, v.v…  

Tôi nghĩ việc ngưng săn bắn và câu cá không phải là điều khó khăn đối với đa số chúng ta. Đối với một số người thì không giết hại côn trùng có thể khó khăn hơn. Có nhiều cách để tiếp cận vấn đề này mà không cần phải nói đến kiếp trước và kiếp sau, với ý nghĩ rằng, “Con ruồi này là mẹ của mình trong một kiếp trước.”. Điều đáng chú trọng là nếu như có con vật gì làm cho ta bực mình thì không nên giết nó theo phản ứng của bản năng. Điều này sẽ tạo ra thói quen muốn giết hại bất cứ chúng sinh nào mà mình ghét bỏ một cách hung bạo, vượt qua mức độ giết một con ruồi đang vo ve trên mặt bạn. Đối với ruồi hay muỗi thì khi chúng đậu trên tường, mình có thể chụp một cái ly để chúng bay vô ly, chêm một tờ giấy ở phía dưới để che miệng ly lại rồi đem cái ly ra ngoài nhà và thả chúng ra. Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta có thể tìm ra cách có tính cách hòa bình, bất bạo động, để đối phó với những chúng sinh mà mình không ưa thích.

Bạn sẽ phải học cách chung sống với côn trùng, nếu như bạn sống ở Ấn Độ, như tôi đã từng sống ở đó. Nói đơn giản là không có cách nào để dẹp hết côn trùng ở Ấn Độ. Tôi đã từng tưởng tượng ra một chiến dịch quảng cáo cho các công ty du lịch: “Nếu bạn yêu thích côn trùng thì bạn sẽ thích Ấn Độ!”. Khi mới dọn đến Ấn Độ, tôi không thích côn trùng chút nào, vì đã quen sống trong một môi trường khác biệt, nhưng tôi lại mê khoa học giả tưởng. Tôi tưởng tượng nếu mình đến một hành tinh xa xôi, và sự sống ở đó tồn tại trong dạng côn trùng như thế này mà tôi chỉ muốn đè bẹp chúng thì thật là tàn nhẫn! Nếu như đặt mình vào địa vị của côn trùng thì bạn sẽ bắt đầu tôn trọng chúng như một hình thức của sự sống, bởi vì nói cho cùng thì chúng chỉ sống cuộc đời của chúng thôi. Hiển nhiên là có những côn trùng nguy hại, giống như những người nguy hiểm, và đôi khi, mình phải sử dụng biện pháp mạnh để kiểm soát chúng. Tuy nhiên, tốt hơn hết là nên sử dụng phương pháp hòa hoãn trước, dù đó là mâu thuẫn giữa người và người, hay là một căn nhà có đầy kiến, hoặc gián, nhưng hãy nghĩ đến trường hợp châu chấu phá hoại mùa màng của mình. Động lực là vấn đề lớn nhất. Ví dụ là một tiền kiếp của Đức Phật, khi ngài là thuyền trưởng của một chiếc tàu. Có một người âm mưu giết tất cả mọi người trên tàu, và Đức Phật thấy không có cách nào để ngăn chận cuộc thảm sát lớn này một cách êm thắm, ngoài cách duy nhất là giết người này, nên ngài đã giết người ấy, nhưng với động lực của lòng bi mẫn, chứ không phải vì lòng sân hận hay sợ hãi, để cứu mạng những người trên tàu, và giúp cho người này khỏi tạo ra ác nghiệp lớn. Tuy nhiên, Đức Phật cũng thừa nhận rằng mình đã giết người, và điều này vẫn là một hành động tiêu cực, nên ngài quyết định rằng “Tôi sẵn sàng chấp nhận nghiệp quả của hành động này, để cứu những người khác.”. Thế thì điều cần phải làm là giết những côn trùng phá hoại mùa màng như châu chấu, để bảo vệ mùa màng với lòng bi mẫn, thay vì sân hận hay sợ hãi, hay vì muốn lời to nhờ thu hoạch tốt, thì hệ quả của hành động này sẽ nhẹ hơn là giết hại côn trùng vì lòng sân hận. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của Đức Phật, điều quan trọng là thừa nhận điều này là một hành vi tiêu cực, và sẵn sàng chấp nhận hậu quả.

Trộm cắp

Phần đông,  người ta bám chấp vào sinh mạng của mình hơn là của cải, nhưng nếu bạn ăn cắp tài sản của người khác thì điều này vẫn tạo ra nỗi khổ cho cả hai bên, đặc biệt là khi kẻ trộm cứ canh cánh lo sợ, “Liệu mình có bị bắt quả tang hay không?”.

Hiện tại, điều mình muốn là thoát khỏi khó khăn. Nếu như bạn giết một con cá hay côn trùng thì hiển nhiên, đó là vấn nạn của chúng sinh này, nhưng chúng ta cũng có vấn đề, vì nếu như côn trùng làm phiền mình thì mình luôn luôn lo lắng là mấy con muỗi chiếm cứ không gian của mình, và nửa đêm phải thức dậy để đập muỗi. Đó là một tâm trạng khó chịu. Nếu như dùng phương pháp hòa hoãn để giải quyết vấn đề thì lòng mình sẽ thanh thản hơn.

Trộm cắp cũng vậy, bởi vì bạn phải lén lút, và lo sợ bị bắt quả tang. Nó dựa trên cơ sở của dục vọng mạnh mẽ, khi mà bạn không có đủ kiên nhẫn đi làm việc có tiền để mua sắm thứ đó, nên cứ lấy đồ của người khác. Còn có những ví dụ về giết hại hay trộm cắp với động lực đối nghịch:

  • Bạn có thể giết hại vì tâm chấp thủ và tham lam, có thể vì rất muốn ăn thịt một con thú nào, hay ăn cá. Nếu như hoàn toàn không có thứ gì khác để ăn là một chuyện, còn nếu như có những thứ khác để ăn thì lại là chuyện khác.
  • Bạn có thể trộm cắp vì lòng sân hận, bởi vì muốn làm tổn thương một người nào đó, nên bạn lấy món gì của họ.

Hành vi tính dục không thích hợp

Đây là đề tài khó nói, bởi vì đối với đa số thì lực đẩy mạnh mẽ đằng sau hành vi tính dục là tâm khát ái. Đạo Phật đưa ra giải thích về phương châm căn bản về những điều nên tránh, đó là:

  • Làm hại người khác bằng hành vi tính dục, bao gồm việc hãm hiếp và xâm phạm người khác
  • Tạo áp lực với người khác, ngay cả bạn tình của mình, để giao hợp với họ, dù họ không muốn
  • Giao hợp với bạn tình của người khác, hay giao hợp với người khác khi mình đã có bạn tình. Dù có cẩn thận thế nào đi nữa thì điều này luôn luôn tạo ra rắc rối, phải không?

Đối với hành vi tính dục không thích hợp thì có nhiều khía cạnh khác, nhưng ý tưởng đằng sau là mình không thể hành động như loài thú. Một con thú sẽ nhảy lên mình của một con thú khác bất cứ lúc nào nó muốn, không cần biết có ai ở đó hay không. Chúng hoàn toàn chịu sự khống chế của dục vọng và khát tình, đó là điều mà mình muốn tránh. Rồi thì điều mà mình muốn làm là có những giới hạn và quyết tâm hạn chế hành vi tính dục của mình trong giới hạn đó, không đi quá mức. Những giới hạn mình đặt ra có thể liên quan đến nhịp độ, thể loại hành vi tính dục, tư thế giao hợp, hay bất cứ điều gì. Điểm chính là có một số kim chỉ nam về cách sinh hoạt đời sống tình dục, chứ không chỉ làm bất cứ điều gì mình thích vào bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi nào, với bất cứ ai, như một con thú. Điều này thật sự vô cùng quan trọng về mặt đạo đức. Kỷ luật bản thân là tránh vượt qua giới hạn mình đã đặt ra, bởi vì chúng ta hiểu rằng việc đi quá mức chỉ là vì dục vọng, mà dục vọng là nguyên nhân của vô số vấn đề.

Dùng Những Chất Say

Sử dụng những chất say không thuộc về hành vi tiêu cực, nhưng bỏ được chúng là điều rất quan trọng đối với việc phát triển tinh thần.

Chúng ta muốn phát triển định tâm, muốn phát triển kỷ luật, nhưng khi say rượu thì mình mất hết mọi kỷ luật, đúng không? Khi sử dụng ma túy hay marijuana thì mình mất hết sự tập trung tinh thần. Tâm mình sẽ đi lang thang và đầy hoang tưởng. Nếu như nhìn vào ảnh hưởng của các loại ma túy hay rượu, và so sánh chúng với những yếu tố mà mình muốn đạt được về phương diện phát triển bản thân thì ta sẽ thấy rằng cảm giác lâng lâng hay say sưa và những yếu tố này là hai điều mâu thuẫn với nhau. Ma túy và rượu không chỉ tạo ra chướng ngại trong thời gian mình bị say hay sống trong ảo giác, mà còn tạo ra ảnh hưởng tàn dư, như cảm giác uể oải, mệt mỏi! Vì vậy, nếu như có thể giới hạn việc sử dụng những chất này thì tốt, và dĩ nhiên, nếu như bỏ những thứ này luôn thì tốt nhất.

Chánh Nghiệp

Một khía cạnh của việc rèn luyện bản thân là không tạo tác những hành vi tiêu cực. Một khía cạnh khác là hành động một cách tích cực, và điều này được gọi là “chánh nghiệp”. Thế thì bạn sẽ giúp bảo tồn sự sống, thay vì giết hại chúng sinh. Việc áp dụng hành vi này một cách rộng rãi hơn là không hủy diệt môi trường, mà là chăm sóc nó, để thú vật và cá có thể sinh sống một cách tự do. Cho heo ăn, nếu như bạn có nuôi heo, để chúng lớn lên, chứ không phải vỗ béo để ăn thịt, đó là cách bảo tồn sự sống. Cho chó ăn, đó là một cách bảo tồn sự sống! Điều này cũng bao gồm những việc như chăm sóc người bệnh, hay giúp đỡ những người đau khổ. Hãy nghĩ đến con ruồi hay con ong bay vào phòng bạn. Thật ra nó không muốn ở trong phòng. Nó muốn bay ra ngoài, nhưng không biết làm sao để ra, nên nếu mà bạn giết nó chỉ vì nó lỡ bay vào phòng mình thì đó là một cử chỉ không đẹp, phải không? Bạn có thể giúp cho nó bay ra ngoài bằng cách mở cửa sổ và nói “shoo” hay là gì đó, đó là cách bảo tồn sự sống, và con ong cũng muốn sống! Nếu có con chim bay lạc vào phòng thì bạn sẽ không lấy súng bắn nó, đúng không? Sự khác biệt giữa con ong và con chim chỉ là kích cỡ, hình thù và âm thanh của chúng. Nếu không muốn ruồi bay vô phòng thì đừng mở cửa sổ, hay là dùng cửa lưới! Còn về không trộm cắp thì chánh nghiệp là bảo vệ tài sản của người khác. Nếu ai cho bạn mượn món gì thì hãy cố gắng đừng làm hư hại nó. Bạn có thể giúp người khác sở hữu những món đồ tốt.

Thay vì có hành vi tính dục không thích hợp, bao gồm không chỉ việc giao hợp với người khác, mà còn cả việc thủ dâm. Chúng ta nên nhẹ nhàng và tử tế, không hành động như chó động cỡn.

Các Thí Dụ Khác Về Hành Động Đúng Và Sai

Nếu như bàn luận thêm thì mình sẽ thấy có nhiều khía cạnh khác liên quan đến ba loại hành vi này. Chẳng hạn như việc nới rộng hành vi không giết chóc là không đối xử với người khác một cách tàn bạo. Điều này không chỉ bao gồm không đánh đập người khác, mà còn có nghĩa là không bóc lột hay thúc đẩy họ làm những điều có thể tạo ra nguy hiểm cho họ. Mình cũng có thể áp dụng nguyên tắc này cho chính bản thân, ví dụ như không nên ngược đãi bản thân vì làm việc quá độ, hay không nên ăn uống thiếu dinh dưỡng, hay ngủ quá ít. Chúng ta thường nghĩ đến cách mình đối xử với người khác, nhưng việc xem xét cách mình đối xử với bản thân cũng quan trọng.    Còn về trộm cắp thì không chỉ là ăn cắp tài sản của người khác, mà còn bao gồm việc sử dụng đồ của người khác mà không xin phép, ví dụ như dùng điện thoại của người khác để gọi một cú điện thoại tốn nhiều tiền, hay tự tiện dùng thức ăn trong tủ lạnh của người khác mà không xin phép, lén vào rạp chiếu phim để khỏi mua vé, hay không đóng thuế. Trốn thuế là điều mà người ta không thích nghe. Đó là trộm cắp. Mình có thể lý luận rằng, “Tôi không muốn đóng thuế vì chính phủ sẽ dùng tiền đó để tài trợ cho chiến tranh và mua vũ khí”, nhưng trên thực tế thì nó cũng được dùng cho việc mở mang đường sá, xây dựng nhà thương, trường học, v.v… Nếu như muốn có những tiện nghi đó thì bạn phải đóng thuế.

Còn việc hạ tải phần mềm hay video mà mình không được phép hay vi phạm bản quyền thì sao, đây có phải là trộm cắp không? Tôi nghĩ đó là hành vi trộm cắp, đặc biệt là khi người ta ghi rõ là “Nếu như không trả tiền thì không được hạ tải”, thì điều này quá rõ ràng, không có cách nào để bào chữa đó không phải là hành vi trộm cắp. Tuy nhiên, nguyên tắc ở đây là đặt ra ranh giới. Có nhiều mức độ giữa hai thái cực, giữa việc làm bất điều gì mình muốn mà không nghĩ đến hậu quả, và không làm gì cả. Đối với việc trộm cắp thì mình có thể nói rằng, “Tôi sẽ không đi ăn cướp nhà băng hay cửa hàng, nhưng đối với việc hạ tải những thứ cần dùng mà không trả tiền thì hiện giờ mình chưa tránh được.”. Ít nhất điều này tạo ra một ít giới hạn, nhưng thừa nhận việc hạ tải mà không trả tiền là trộm cắp vẫn là điều quan trọng. Có một sự khác biệt lớn giữa việc hạ tải các thứ cần dùng khi bạn có tiền để mua, và khi bạn không có tiền. Nếu như bạn có tiền mà không muốn bỏ tiền ra để mua đồ, chỉ vì muốn hà tiện hay chơi khăm thì đó là vấn đề nghiêm trọng hơn. Đây là điều mình nên tránh.

Đối với việc trộm cắp thì nên xem xét bản thân, và có thể ngưng xài tiền vì những điều vô bổ, chẳng hạn như cờ bạc là phung phí tiền của. Cũng không nên hà tiện với bản thân, khi mình có khả năng tài chánh. Bạn có tiền để ăn uống đàng hoàng và mua thực phẩm tốt, nhưng lại hà tiện và mua thực phẩm rẻ nhất, kém phẩm chất nhất. Điều này gần giống như trộm cắp với chính bản thân mình! Đối với hành vi tính dục không thích hợp, điều này không chỉ đề cập đến việc tạo áp lực với người khác hay người bạn đời, mà còn bao gồm việc chấm dứt những hành vi tính dục có thể làm hại sức khỏe của mình về mặt thể chất hay tâm hồn. Chẳng hạn như khi gặp một người rất hấp dẫn và bạn muốn có quan hệ tình dục với họ, nhưng vấn đề là họ có đủ thứ vấn đề về mặt tình cảm, cũng như những khó khăn khác, nên bạn biết là sẽ có nhiều rắc rối sau này, nếu như bạn cặp với họ. Vậy thì không nên quan hệ với họ, để bảo vệ cho sức khỏe của mình. Chúng ta không nên để cho dục vọng lôi kéo, chỉ vì ai đó nhìn rất đẹp!

Phải Làm Gì Khi Đã Đi Quá Giới Hạn Mình Tự Đặt Ra

Đôi khi, khó mà tránh được vấn đề đi quá giới hạn mà mình đã đặt ra trong cách hành xử, nên Phật giáo đã đưa ra những pháp đối trị để giải quyết những trường hợp như vậy:

  • Thừa nhận điều mình đã làm. Hãy trung thực với bản thân.
  • Hối hận về hành động mình đã làm và ước gì bạn chưa hề thực hiện nó. Điều này khác với cảm giác tội lỗi, khi bạn nghĩ mình là một người tệ hại và không thể tha thứ cho bản thân.
  • Quyết tâm cố gắng không lập lại hành vi ấy.  
  • Khẳng định lại động lực của mình, rằng bạn không muốn vượt qua giới hạn, bởi vì điều này sẽ đưa đến đau khổ và tạo ra khó khăn.
  • Áp dụng pháp đối trị. Chẳng hạn như, nếu như lỡ la hét với ai thì bạn có thể thành thật xin lỗi họ và giải thích rằng lúc đó bạn không được vui, hay vì lý do nào đó.

Video liên quan

Chủ Đề