Cách xem chỉ số trên máy đo huyết áp

Hỏi

Chào bác sĩ. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cách đọc chỉ số đo huyết áp trên máy như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn. Với câu hỏi: “Cách đọc chỉ số đo huyết áp trên máy như thế nào?” của bạn, bác sĩ xin tư vấn như sau:

Trên máy đo huyết áp thường có 3 con số:

  • Con số lớn hơn: Huyết áp tâm thu [Huyết áp tối đa]
  • Con số bé hơn: Huyết áp tâm trương [Huyết áp tối thiểu]
  • Con số còn lại [PULSE]: Mạch đập

Các máy đo huyết áp cao cấp dùng trong bệnh viện có thêm chỉ số huyết áp trung bình

Cách đọc máy đo huyết áp:

  • Đọc chỉ số lớn [huyết áp tối đa] trước
  • Đọc chỉ số nhỏ [huyết áp tối thiểu] sau

Thường đo huyết áp là cách tốt nhất để phát hiện tăng huyết áp. Đặc biệt lưu ý khi chỉ số huyết áp > 140/90mm Hg, bạn cần đi khám bác sĩ tim mạch ngay để đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tuyết Trinh - Trưởng Đơn nguyên Nội trú - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

XEM THÊM:

Sử dụng máy đo huyết áp điện tử Omron để theo dõi tình hình huyết áp, tuy nhiên, có rất nhiều người không biết cách đọc kết quả cũng như không hiểu được các chỉ số trên máy.  Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về chỉ số huyết áp, cách lấy kết quả đo, các bạn cùng tham khảo nhé.

Huyết áp là một trong những chỉ số sinh tồn quan trọng bên cạnh thân nhiệt và điện tim. Vì thế, khi bạn cần kiểm tra y tế, các y bác sĩ luôn thực hiện đo huyết áp không chỉ một lần mà theo dõi xuyên suốt quá trình bạn nằm điều trị.

Đối với người mắc bệnh huyết áp, chỉ số này không ổn định và thường dao động tùy vào loại bệnh. Ví dụ, người mắc bệnh cao huyết áp có chỉ số huyết áp luôn vượt ngưỡng bình thường.

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay đến từ thương hiệu Omron. [Ảnh: Internet]

Người bệnh cao huyết áp sẽ gặp nguy cơ tai biến, đột quỵ khi huyết áp tăng cao và không kiểm soát được. Như vậy, việc theo dõi chỉ số huyết áp ở người bệnh đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng sức khỏe, nhận biết sớm dấu hiệu tai biến, đột quỵ.

Sản phẩmGiáLink
1Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Omron HEM-71211.120.000₫
2Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Omron Hem-8712890.000₫

Vậy người bệnh làm cách nào để theo dõi huyết áp mọi lúc, mọi nơi? Câu trả lời là hãy sắm ngay cho bản thân một máy đo huyết áp điện tử đeo bắp tay hoặc cổ tay. Các sản phẩm này có chức năng đo huyết áp với ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi. Người bệnh có thể sử dụng máy tại nhà hoặc mang theo khi đi ra ngoài.

Hiện nay, máy đo huyết áp điện tử Omron rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam vì chất lượng, độ bền và thương hiệu uy tín đến từ Nhật Bản. Cũng vì thế, số lượng người bệnh huyết áp sở hữu máy đo Omron rất nhiều. Vậy bạn đã biết cách đọc chỉ số huyết áp trên máy Omron sao cho chính xác?

Cách xem đọc kết quả trên máy đo huyết áp omron

Chỉ số huyết áp gồm hai con số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Tham khảo bài viết: Kinh nghiệm lựa chọn máy đo huyết áp tốt

  • Huyết áp tâm trương hay là huyết áp tối thiểu ứng với số dưới của máy huyết áp.
  • Huyết áp tâm thu hay là huyết áp tối đa ứng với số trên của máy huyết áp.

Bảng chỉ số huyết áp. [Ảnh: Internet]

Chỉ số huyết áp

  • Chỉ số huyết áp bình thường: dao động từ từ 90/60mmHG đến 140/90mmHg.
  • Huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60
  • Huyết áp cao là huyết áp tâm thu lớn > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.

Theo các bác sĩ chuyên, cần phải thận trong khi kết luận bị tăng huyết áp hay tụt huyết và phải đo huyết áp thường xuyên. Đo huyết áp nhiều lần và theo dõi trong nhiều ngày mới có thể kết luận được.

Khi đo huyết áp cần phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nghỉ ngơi và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Có một số trường hợp người bị tăng huyết áp do stress, uống rượu bia, lao động nặng, quá xúc động.

Cách đọc các thông số huyết áp ở máy đo huyết áp Omron

Đối với máy đo huyết áp loại bắp tay

Khi đo, người đo ngồi thẳng lưng, chân đặt song song với sàn nhàn, băng quấn tụt hơi nằm trên khủy tay, ngang với tim.

Dây đo ống nghe đặt lên mạch cánh tay. Khi đọc kết quả đọc kết quả huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim.

Tham khảo thêm bài: Huyết áp trung bình ở người bình thường là bao nhiêu?

Đối với máy đo huyết áp cổ tay

Đo huyết áp cổ tay tương tự như đo đo huyết áp bắp tay, tuy nhiên tay để chéo ngang ngực, đọc xem kết quả huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim.

Một số thông tin chia sẻ về chỉ số huyết áp,  cách đọc kết quả đo máy đo huyết áp Omron, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn.

Với máy đo huyết áp bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra huyết áp của mình tại nhà. Hiện nay trên thị trường ngoài máy đo huyết áp cơ đã có máy đo huyết áp điện tử  tiện lợi với các chỉ số trên cơ thể. Để tránh những trường hợp xấu hãy học cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo để theo dõi sức khỏe 1 cách tốt nhất nhé!

Phân loại các chỉ số huyết áp

Huyết áp khi đo sẽ chia thành 2 con số để bạn theo dõi sức khỏe của mình.

  • Huyết áp tối đa hay tâm thu [ứng với số trên ở máy đo huyết áp].
  • Huyết áp tối thiểu hay tâm trương [ứng với số dưới ở máy đo huyết áp].

>> Xem thêm: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

  • Chỉ số huyết áp được coi là bình thường khi dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg.
  • Nhiều người thừa nhận giới hạn trên của huyết áp bình thường ở người trẻ là 145/95.

Chỉ số huyết áp thấp - cao

  • Chỉ số huyết áp của bạn được coi là thấp khi huyết áp tối đa < 90 hoặc huyết áp tối thiểu < 60.
  • Chỉ số huyết áp của bạn được coi là cao khi huyết áp tối đa > 140 hoặc huyết áp tối thiểu > 90.

Những lưu ý khi đọc chỉ số

  • Cần rất thận trọng khi kết luận một người là bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi người đo thường xuyên tăng huyết áp.
  • Do đó phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày [sáng, trưa, tối] đồng thời theo dõi trong nhiều ngày.
  • Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.
  • Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng...

Cách đọc các thông số trên máy đo huyết áp điện tử

Đo cổ tay

Tư thế ngồi như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực.

Đọc kết quả [như hình]: huyết áp tâm thu [119], huyết áp tâm trương [64] và nhịp tim [78].

Đo bắp tay

Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay.

Đọc kết quả [như hình]: huyết áp tâm thu [127], huyết áp tâm trương [82] và nhịp tim [89].

Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

  • Tư thế: Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước khi đo phải ngồi thoải mái, yên vị trên ghế 5-10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.
  • Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
  • Vị trí đo huyết áp: Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là vị trí quấn vòng bít phải ngang với tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với mép vòng bít cách nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với tim.
  • Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám. Một số máy đã có sẵn bộ nhớ lưu kết quả đo cùng thời gian đo.
  • Trong trường hợp kết quả đo nhiều lần mà vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với những chẩn trị bệnh trước đó: cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp. 

Để xem thêm nhiều máy đo huyết áp và nhiều sản phẩm khác hãy truy cập ngay META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề