Cách tính lương hưu quân nhân chuyên nghiệp

THÁI PHƯƠNG   -   Thứ ba, 20/03/2018 09:00 [GMT+7]

Bạn đọc có email quax@xxx hỏi: Tôi là quân nhân chuyên nghiệp hoạt động trong quân đội từ năm 1997. Vì lý do sức khỏe nên tôi đã phục viên và hiện đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Xin hỏi mức hưởng lương hưu của tôi được tính như thế nào?

Luật gia Thái Thị Phương, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân [Nghị định 33/2016/NĐ-CP] quy định mức lương hưu hàng tháng như sau:

1. Mức lương hưu hàng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu [sau đây gọi chung là người lao động] được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:

b] Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c] Lao động nam bắt đầu hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm bắt đầu hưởng lương hưu:

 

Điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:

b] Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1.1.1995 đến ngày 31.12.2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Trả lời:Điều 11, Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân quy định:

- Bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1-1-1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối;

- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối;

- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2001 đến ngày 31-12-2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối;

- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2007 đến ngày 31-12-2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối;

- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2016 đến ngày 31-12-2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối;

Cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra-đa 550 tích cực tăng gia sản xuất nâng cao đời sống. Ảnh minh họa: Công Tài.

- Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020 đến ngày 31-12-2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1-1-2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

*Anh Nguyễn Văn Việt, ở phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ [Điện Biên], hỏi:Quân nhân được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế [KCB BHYT] trong trường hợp nào?

Trả lời:Điều 19, Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1-9-2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu quy định, trong các trường hợp như sau, thì quân nhân được thanh toán chi phí KCB trực tiếp:

- KCB tại cơ sở KCB không ký hợp đồng KCB BHYT.

- KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, không đủ thủ tục hoặc chuyển tuyến điều trị không đúng quy định.

- Vì điều kiện khách quan, bất khả kháng cơ sở KCB không đảm bảo quyền lợi KCB BHYT.

Mọi thông tin, ý kiến cần giải đáp xin gửi về Phòng biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 069.554119; 024.37478610; thư điện tử:.

QĐND

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng của quân nhân được tính theo công thức sau đây:

Lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

1. Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng

- Với lao động nam: Điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định:

+ Nghỉ hưu vào năm 2021, nếu đóng được 19 năm bảo hiểm xã hội [BHXH] thì tỷ lệ lương hưu là 45%.

+ Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, phải đóng được 20 năm BHXH thì tỷ lệ lương hưu được hưởng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ lương hưu sẽ tăng thêm 2% và mức tối đa là 75%.

Để hiểu cụ thể, tại Thông tư liên tịch số 105/2016 có nêu ví dụ số 29 như sau:

Đồng chí Thiếu tá Hoàng Đình Ân, sinh tháng 9/1973, nhập ngũ tháng 01/1991, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022, có 31 năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ân được tính như sau: - 20 năm đầu được tính bằng 45%; - Từ năm thứ 21 đến 31 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ân là: 45% + 22% = 67%.

- Với lao động nữ: Điểm b khoản 2 Điều 9 Nghi định 33/2016 nêu rõ:

Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Như vậy, với lao động nữ, khi nghỉ hưu nếu đóng được 15 năm BHXH thì tỷ lẹ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% và mức tối đa cũng là 75%.

Để hiểu rõ hơn, độc giả có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Đồng chí Đại úy Trần Thị Lan, Công an phường, sinh tháng 6/1968, vào công tác trong công an nhân dân tháng 5/1993, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021, có 24 năm đóng BHXH. Tỷ lệ lương hưu đồng chí Lan được nhận như sau: - 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45% - 09 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 9 x 2% = 27%

Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A = 45% + 27% = 72%


2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng BHXH của quân nhân được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP. Theo đó, khi làm việc trong quân đội thì sẽ có toàn thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Do đó, bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của quân nhân được tính như sau:

Thời gian đóng BHXH

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trước 01/01/1995

Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm [60 tháng] cuối trước khi nghỉ hưu

60 tháng

Từ 01/01/1995 - 31/12/2000

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm [72 tháng] cuối trước khi nghỉ hưu

72 tháng

Từ 01/01/2001 - 31/12/2006

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm [96 tháng] cuối trước khi nghỉ hưu

96 tháng

Từ 01/01/2007 - 31/12/2015

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

[120 tháng] cuối trước khi nghỉ hưu

120 tháng

Từ 01/01/2016 - 31/12/2019

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

[180 tháng] cuối trước khi nghỉ hưu

180 tháng

Từ 01/01/2020 - 31/12/2024

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

[240 tháng] cuối trước khi nghỉ hưu

240 tháng

từ ngày 01/01/2025 trở đi

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH

Lưu ý: Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Ví dụ cụ thể được nêu tại Thông tư liên tịch số 105/2016:

Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Khoát, Trợ lý Văn phòng Bộ Quốc phòng, nhập ngũ tháng 3/1976, có 40 năm 01 tháng công tác trong Quân đội, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/4/2016. Mức bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của đồng chí Khoát như sau: Từ tháng 4/2011 đến tháng 7/2013 là 28 tháng, hệ số lương là 7,3; thâm niên nghề 37%: 1.150.000 đồng [mức lương cơ sở] x 7,3 [hệ số lương] x 1,37 [thâm niên nghề] x 28 tháng = 322.032.200 đồng. Từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2016 là 32 tháng. Hệ số lương là 8,0; thâm niên nghề 40%: 1.150.000 đồng x 8,0 x 1,4 x 32 tháng = 412.160.000 đồng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 5 năm cuối của đồng chí Khoát là: [322.032.200 đồng + 412.160.000 đồng] : 60 tháng = 12.236.536 đồng/tháng.

Với người có cả thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và cả thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định

Trong trường hợp này, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính chung cho các thời gian theo công thức:

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó, Tổng số tiền lương do Nhà nước quy định được thực hiện như trên; Tiền lương do người sử dụng lao động quy định được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm hưởng. Hệ số trượt giá được quy định cụ thể tại Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,40

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,0

Công thức tính tiền lương tháng đóng BHXH sau khi điều chỉnh của từng năm được tính như sau:

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo hệ thống tính BHXH 1 lần online để dễ dàng tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH với chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.

Trên đây là chi tiết cách tính lương hưu quân đội​. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Cách tính lương hưu hằng tháng của mọi người lao động

Video liên quan

Chủ Đề