Cách tính lọc cho bể cá

Skip to content

Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ sinh thái bể thủy sinh khỏe mạnh đó chính là dòng chảy/ tuần hoàn nước trong bể.
Đặc biệt đôi khi bạn đã từng băn khoăn:

  • Lọc thùng của mình yếu hay khỏe ?
  • Công suất như thế đã đủ chưa?

Bài viết này tôi xin chia sẻ cách chọn cũng như cách sử dụng lọc thùng cho bể cá cảnh một cách hiệu quả. 1- Chọn công suất bơm như thế nào là hợp lý: – Đới với riêng bể thủy sinh – lưu lượng nước tuần hoàn/ 1 giờ đc tính bằng gấp 3 đến 5 lần thể tích bể. Ví dụ bể 100 lít thì chọn công suất bơm từ 300-500 lít /h. – 1 lít = 1 dm khối – thể tích bể = DxRxC. – Ví dụ: Bể 60 x 40 x 40[cm] = 6 x 4 x 4 [dm] = 96 lít ->lưu lượng bơm ta cần chọn vào khoảng 480 lít /h .

– Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý:

– lưu lượng ở trên là lưu lượng tính toán trung bình và ở 1 môi trường hoàn hảo

– chúng ta k nên cứng nhắc để áp dụng. Giống như bể của bạn nuôi 60 con cá và 2 con cá khác nhau

– bể hang hốc ảnh hưởng dòng chảy khác với bể nền phẳng kiểu iwagumi
– –> theo kinh nghiệm của cá nhân tôi khuyên:

– chúng ta nên chọn lưu lượng bơm 7~ 8 lần thể tích bể.

Ví dụ: Với bể cơ bản 644 thì chỉ cần lọc SUNSUN 702A hoặc SUNSUN HBL-803 là đủ lưu lượng nước tuần hoàn. Với bể kích thước ada – 60x30x36 ~ 64 lít nước chỉ cần lọc eheim 2213 [ 400l/h] là đủ.

2- Cấu tạo các lớp lọc của lọc thùng. Ở mục 1 tôi đề cập tới vấn đề lưu lượng tuần hoàn của nước theo tính toán [ hoàn hảo] từ 3- 5 lần thể tích bể – nhưng tại sao lại phải chọn bơm có lưu lượng nước theo nhãn vỏ gấp 7 ~ 8 lần thậm chí 10 lần thể tích bể – bởi các lớp cấu tạo vật liệu lọc của lọc – tôi lấy ví dụ ở đây là lọc thùng. – Nói về vật liệu lọc – tôi chia cơ bản ra làm 4 loại: [ dựa trên các loại hàng trung bình bán nhiều ở các aqua] + Vật liệu lọc cơ học: Bông, sứ lỗ, bùi nhùi … có tác dụng ngăn cản các chất bẩn trong nước do nền – do phân cá. + Vật liệu lọc sinh học: Sứ bi đài, Nham thạch, Matrix, Subtrat … đây là nơi trú ngụ của các loại vi sinh có lợi phân hủy các chất bẩn, khí độc kim loại năng …. từ phân cá/ nước phát sinh trong suốt tuổi đời của bể – Nôm na là quá trình Khử No2, No3. + Vật liệu lọc hóa học: than hoạt tính, san hô… Dùng để giải độc trong nước, điều chỉnh độ PH của nước + Vật liệu cơ sinh học: Purigen,Bio Mech – đảm nhận trong mình cả 2 nhiệm vụ bẫy chất bẩn và là nơi cư ngụ cho vi sinh vật… Việc sử dụng 1 lọc phụ full bông / vật liệu lọc cơ học sẽ làm các bạn đỡ vất vả hơn cho việc vệ sinh lọc chính. Tôi hay sử dụng 1 lọc phụ của monaka hoặc 603b. [1 nửa bông 1 nửa biomech.]

– Càng nhiều lớp vật liệu lọc – thì chất lượng nước theo tôi đánh giá càng tốt – tôi lấy trung bình 60 lít nước bể cần từ 2,5 – 3 lít vật liệu lọc. [ không có con số quy ước chuẩn mực cho việc này]

3- Qui trình thay nước. – Đối với bể mới setup – khuyến khích thay nước thường xuyên – trong 2 đến 3 tuần đầu tiên. Thay 1 tuần 2 lần 50% hoặc mỗi ngày 20% khuyến khích bổ sung vi sinh. – Theo thời gian giảm xuống 30% mỗi tuần và 2 – 3 tuần thay 50%. – Khi thay nước nhớ vệ sinh thành bể – in – out sạch sẽ. – VỆ SINH LỌC THÙNG THÌ KHÔNG THAY NƯỚC – Đừng hy vọng lọc trong bể thủy sinh sẽ hút được hết các chất thải như phân cá hay mùn của phân nền. Chúng ta nên dùng ống nhựa mềm khi thay nước, để hút các chất bẩn lắng cặn này. 4- Cách bố trí in out – Hãy tưởng tượng làm sao để dòng lọc có thể chạy 1 vòng khép kín xung quanh bể – từ đầu out và đầu in – Có thể làm 2 bộ in out hoặc sử dụng lọc váng để khép kín dòng di chuyển của nước. – Và có 1 cách để làm tối ưu hóa lưu lượng bơm đó là khoảng cách ngắn nhất có thể chiều dài di chuyển của tuyến ống từ đầu in out từ bể tới lọc thùng. Trên đây là 1 số các tổng hợp của tôi kèm kinh nghiệm cá nhân.

Xin cảm ơn !

Chat online mua hàng trực tuyến

Chat online mua hàng trực tuyến

Dòng chảy luân chuyển khắp hồ thủy sinh là vô cùng cần thiết. Trong 1 hồ thủy sinh, đa số các loại cây hút dinh dưỡng chủ yếu qua lá, và dòng chảy có tác dụng mang CO2 và dinh dưỡng trong nước đến gần lá cây. Trừ 1 số trường hợp như hồ có kích thước quá nhỏ [dưới 30cm] hoặc hồ trại cây với lượng nước thay hằng ngày gần như 100% thì vẫn đảm bảo được sự luân chuyển của co2 và dinh dưỡng mà không cần dòng chảy từ lọc. Rất hiếm có 1 hồ thủy sinh nước tù nào tồn tại lâu dài, căng đẹp qua năm tháng mà thiếu dòng chảy cả.

Tuy nhiên, tốc độ dòng chảy như thế nào là hợp lý?

2. Hậu quả của dòng chảy quá yếu trong hồ thủy sinh

– Nhiều khu vực trong hồ sẽ hình thành khu nước “tù”, dinh dưỡng, Co2 không đến được. Thực vật khu này thường yếu và “lép vế” hơn những chổ có dòng chảy tốt hơn. Về lâu dài cây bị yếu và ảnh hưởng đến sự hấp thụ co2 và dinh dưỡng, tạo điều kiện cho 1 số loại rêu hại bùng phát, điển hình là khuẩn lam – rêu nhớt xanh [Cyanobacteria]. Nhiều hồ của mình rất dễ bị mất cân bằng, rêu tảo bùng phát khi lọc bị nghẽn vì quá dơ, hoặc cây cối trong hồ phát triển quá rậm rạp, làm ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy thông thường.

khuẩn lam – cyano

– Đa số các loài động vật thủy sinh đều cần 1 dòng chảy nhất định để sinh trưởng tốt, và dòng chảy quá yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến chúng, gây gián tiếp cho sự bất ổn của cả hệ thống.

Tôm vợt [Bamboo shrimp] sinh trưởng tốt với dòng chảy mạnh – nguồn video: Macro Fish

3. Hậu quả của dòng chảy quá mạnh [lỗi thường gặp của người mới]:

– CO2 trong nước bị thất thoát cực nhanh. Thiếu CO2 có nghĩa là toàn bộ cây cối trong hồ sẽ phản ứng tiêu cực rất nhanh, cây ngừng “thở” hay quang hợp [dễ thấy nhất], nguy cơ rêu hại tranh thủ thời cơ bùng phát cũng rất cao. – Gây stress cho đa số các loài cây thủy sinh, đặc biệt là loài thân đốt. Đây là 2 ví dụ mình lấy ra từ các nghiên cứu khoa học [nguồn ở cuối bài], mình chọn 1 loại cây ưu dòng chảy thấp [Ngổ Trâu] và 1 loại cây chuyên sống ở khu vực dòng chảy cao [Hoa Mao Lương]:

• Dòng chảy trung bình cỡ 1cm / 1 giây sẽ làm cây Callitriche stagnalis [cây thủy sinh ngổ trâu hay diễm mao] quang hợp tối đa, nhưng tăng dòng chảy lên 5 cm / 1 giây sẽ giảm mức quang hợp của chúng xuống 13-29% [giảm 1/3 tốc độ quang hợp = giảm 1/3 tốc độ sinh trưởng, 1 con số khổng lồ] [*]

Cây Diễm Mao [Callitriche stagnalis] – nguồn Parkeraquatic

• Dòng chảy 11 cm/ 1 giây, cây Ranunculus aquatilis [cây hoa mao lương, cùng họ dương xỉ sừng hưu] quang hợp và phát triển mức tối đa, nếu giảm tốc độ dòng chảy xuống dưới 2cm / giây hoặc tăng lên 23cm/ giây thì tốc độ quang hợp và phát triển giảm rõ rệt. [**]

Cây Mao Lương [Ranunculus aquatilis] – nguồn ảnh: Parkeraquatic

– Ngoài ra khi dòng chảy quá mạnh, cây thân đốt sẽ chịu stress và dễ đứt gãy, còn những loại cây như ráy, dương xỉ, bucep sẽ bị bào mòn dần khả năng chịu acid trong nước, và đến 1 lúc nào đó lá cây sẽ bị rêu chùm đen hay rêu sừng hươu tấn công. Nhiều bạn chơi hồ bucep hoặc ráy, dùng 2 lọc mạnh cho 1 hồ, lâu dài sẽ thấy chùm đen xuất hiện trên các lá cây dù hồ sạch sẽ, các yếu tố như ánh sáng, Co2, dinh dưỡng hợp lý.
– Vậy nếu cây trong hồ bạn không quang hợp [thở] thì có thể dòng chảy của hồ bạn mạnh hơn mức cần thiết, bạn có thể thử tắt lọc 30 phút xem cây có bắt đầu quang hợp hay không. Nếu cây bắt đầu “thở” thì bạn đã đi đúng hướng, cần phải giảm dòng lại dần. Còn nếu sau 30 phút mà hồ bạn vẫn không có dấu hiệu quang hợp thì bạn cần xem lại các yếu tốt khác như tăng đèn, tăng Co2…

4. Kinh nghiệm rút ra và cách chọn máy bơm, lưu lượng nước thích hợp

Các bạn có thể rút kinh nghiệm ra rằng, tùy kích cỡ hồ, tùy bố cục và loại cây trồng thông hồ mà người chơi sẽ phải chọn lọc và tốc độ dòng chảy thích hợp. Tuy nhiên, nhìn chung thì có thể dùng các mẹo dưới đây:

– Nếu hồ bạn trồng nhiều loài cây thân đốt [đa số là họ cây cắt cắm như rotala chẳng hạn] thì nên để dòng nước tốc độ từ 1-5 cm / giây cho hồ 40-60cm, từ 5-9 cm / giây cho hồ 90-100cm, 10-17cm / giây  cho hồ 120cm, 15-20cm / giây cho hồ 180-200cm. Hồ trên 200cm bắt buộc dùng dòng chảy lọc mạnh hơn nhưng vì kích cỡ hồ to nên dòng chảy có thể phân tán và không đánh thẳng vào cây. Tuy nhiên dòng chảy này phải ở ống out phi 12-16 cho hồ dưới 2m.

– Nếu hồ bạn chuyên trồng rêu, ráy, dương xỉ, bucep thì có thể cho dòng mạnh hơn 1 chút [mạnh hơn cỡ 1-2cm theo số trên là ổn]

– Nếu dùng 2 lọc cho 1 hồ thủy sinh thì nên để dòng out đối diện xéo nhau, và giảm dòng cả 2 lọc để tổng dòng chảy không vượt quá mức trên.

– Để đạt được thông số trên 1 cách đơn giản, nếu bạn là người chơi có nhiều kinh nghiệm thì sẽ dùng tay để trước dòng out của lọc để cảm nhận. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc chưa chắc chắn thì có thể dùng 1 trong 2 cách:

• Dựa theo máy bơm của lọc: thường nhà sản xuất lọc như atman, eheim.. đã có gợi ý sẵn từng model sản phẩm của họ cho hồ bao nhiêu lít nước. Tuy nhiên người chơi cũng nên biết rằng ngoài các mẫu lọc xịn, mắc tiền của Đức như ehiem hay jbl, đa số các lọc từ Trung Quốc đều báo công sức ảo, mạnh hơn thông số ghi trên thân máy, người chơi cần giảm chút so với công suất thật. Kinh nghiệm của mình khi dùng máy lọc atman thông dụng như sau: hồ 60-40-40cm và hồ 60-30-36cm nên dùng atman 3335s, atman 3336s, df700, rf701, và không dùng kèm bộ trộn co2 cánh quạt vì sẽ làm giảm nhiều dòng. Khi lọc quá bẩn thì nên vệ sinh sơ bông lọc để tránh tắc dòng nước gây giảm công suất. Hồ 90cm nên dùng lọc df1300, 3338s, rf1301, và nên dùng chức năng giảm dòng có sẵn trên lọc, giảm thêm 1/3 đến ½ tốc độ dòng chảy. khi lọc bẩn có thể tăng dần dòng cho hợp lý. Nếu dùng trộn co2 cánh quạt thì không cần giảm thêm dòng, hoặc giảm cỡ 1/5 công suất. Hồ 1m2 vẫn dùng df1300, 3338s, rf130, nếu trộn co2 cánh quạt thì nên mua thêm 1 lọc nữa rồi giảm dòng cả 2 lọc cho hợp lý. Những hồ kích cỡ to hơn có thể tham khảo các dòng sunsun hw3000, hw5000 [hồ 2m của mình đang chạy 2 lọc hw5000 có giảm ít dòng]. Ngoài ra theo kinh nghiệm truyền miệng thì nên chọn máy bơm có công suất lọc được 3 lần lượng nước trong hồ. Ví dụ hồ 100l thì nên chọn máy bơm ít nhất là 300L/h [công xuất thật].

• Cách thứ 2 là dùng 1 lá cây hoặc phẩm màu thực phẩm cho vào hồ để đo khoảng cách dòng chảy đưa lá cây, phẩm màu đó đi bao xa trong 1cm rồi canh chỉnh lại cho hợp lý. Cách này sẽ dễ hơn nhưng chỉ áp dụng cho các bạn có lọc sẵn để chọn lựa. Vì hơi bất tiện nên cách này hiệu quả cho các bạn đang có sẵn lọc, dùng để tính tốc độ dòng chảy để tăng giảm cho hợp lý và lấy kinh nghiệm cho những hồ sẽ làm sau này.

Reference:

* [nguồn: Madsen TV and Sondergaard M. 1983. The effects of current velocity on the photosynthesis of Callitriche stagnalis Scop. Aquat. Bot. 15: 187-193]

** [nguồn: Boeger RT. 1992. The influence of substratum and water velocity on growth of Ranunculus aquatilis L. [Ranuculaceae] Aquat. Bot. 42: 351-359.

Video liên quan

Chủ Đề