Cách sống thọ đến 100 tuổi

Một nghiên cứu mới cho thấy, sự bướng bỉnh và lạc quan có thể là chìa khóa để sống lâu, sống thọ. Theo đó, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra vấn đề này để minh chứng việc chọn sống tích cực và dần hình thành tích cách cho bản thân là điều cần làm nếu bạn muốn níu kéo tuổi thọ.

Nhà vật lý học Shigeaki Hinohara, Nhật Bản cũng là một nhà nghiên cứu về tuổi thọ vừa qua đời năm ngoái ở tuổi 105. Ông cho rằng, những người muốn sống lâu, sống thọ thì đừng bao giờ nghỉ hưu. Nếu có thể, hãy làm việc càng lâu càng tốt.

Nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi cũng nhận thấy nhóm những người sống thọ nhất không chỉ sống lạc quan mà còn có xu hướng độc đoán, bướng bỉnh và luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo mong muốn của họ hoặc ít quan tâm đến việc người khác đánh giá họ thế nào".

Tình yêu gia đình, quê hương là một đặc điểm chung của những người sống thọ. Ảnh minh họa

Làm việc ở độ tuổi sau nghỉ hưu sẽ giúp chúng ta rèn luyện được óc minh mẫn, chóng mau quên và lão hoá. Bên cạnh đó, những nghiên cứu khác cũng cho biết thêm một số khía cạnh khác của việc "sống lâu 100 tuổi".

"Có thể nhiều người cho rằng, việc sống tới 90 hay 100 tuổi chẳng liên quan gì đến tính cách. Nhưng nghiên cứu cho thấy, tính cách góp 1 phần rất quan trọng. Nó bao gồm cả khả năng kết nối, tương tác trong xã hội, khả năng phục hồi của cá nhân và sự tự tin của mỗi người", tác giả nghiên cứu Dilip V. Jesste, Phó hiệu trưởng cao cấp của Trung tâm sức khỏe người gia, Đại học y khoa UC San Diego trả lời tạp chí TIME.

Jeste và các đồng nghiệp quan sát những đặc điểm này ở 29 người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 90 tới 101. Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin về tiểu sử cá nhân, niềm tin và những thử thách mà các đối tượng đã trải qua trong đời cũng như cách đánh giá của họ về ấn tượng đối với các thành viên trong gia đình. Các đánh giá định lượng về thể chất và tinh thần của các đối tượng cũng được phân tích.

Để minh chứng cho nghiên cứu trên, một ví dụ tại vùng miền núi Cilento, bờ biển Tyrrhenian cho hay: Không có gì khác lạ khi nhiều người dân đều sống khỏe mạnh tới 90 tuổi, thậm chí hơn 100 tuổi. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Rome La Sapienza và Đại học California, Mỹ đã tìm hiểu và lí giải được lý do. Kết quả nghiên cứu được công nhận bởi Hiệp hội ngành học về rối loạn tâm thần người già thế giới công nhận.

Hầu hết những người sống thọ được nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu vẫn làm việc tại quê hương và gần gia đình. Tình yêu gia đình, quê hương là một đặc điểm chung của những người sống thọ. Đó cũng là điều giúp họ tìm được mục đích của cuộc sống.

Trong khi hầu hết các nghiên cứu về tuổi thọ phân tích yếu tố di truyền học, chế độ ăn uống, lối sống, thì nghiên cứu này tập trung vào đặc điểm tính cách con người bởi nó cũng chính là yếu tố quyết định cho tuổi thọ của bạn.

Khi so sánh các đối tượng tham gia nghiên cứu với người thân trong độ tuổi 51 - 75, họ ngạc nhiên khi nhận ra, mắc dù sức khỏe có phần kém hơn, nhưng những người sống thọ trên 90 tuổi có sự tự tin cao hơn hẳn. Họ có tinh thần tốt và quyết đoán trong các quyết định, ít lo lắng và chán nản bởi những chuyện không đâu.

Khi theo đuổi một lối sống tích cực, một cái nhìn lạc quan về cuộc đời và công việc thì tuổi già có thể khiến thể chất yếu đi nhưng tinh thần và trí tuệ mãi bền vững theo thời gian. Việc già đi không làm bạn u sầu, chán nán chỉ có nhận thức sai về tuổi già mới làm bạn suy nghĩ tiêu cực. Hãy cứ lạc quan với những điều đang diễn ra xung quanh chúng ta.

Ngoài việc chọn cho mình một thái độ lạc quan với cuộc đời thì chọn lối sống và chế độ ăn uống, tập thể dục đóng vai trò quan trọng không kém. Người lớn tuổi nên chọn cho mình những bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số hoạt động sống cơ bản như đi bộ, làm vườn, chơi đùa cùng con cháu, nấu những bữa ăn lành mạnh... Tổng thể các hoạt động sẽ giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, yêu thương con cháu nhiều hơn./.

Đối với phụ nữ, không gì tuyệt vời bằng sự trẻ trung và không bệnh tật, hãy xem thử những người nổi tiếng sau đây có bí quyết gì giúp họ sống thọ trên 100 tuổi.

  • Loại thịt có khả năng gây ung thư cao bậc nhất được WHO cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tiêu thụ mỗi ngày như một món khoái khẩu
  • Thường xuyên ăn cơm nhưng vì sao người Nhật hiếm khi béo phì, lại còn sống thọ bậc nhất thế giới? Hóa ra cách họ tiêu thụ gạo cũng rất đáng để học tập
  • Cụ bà 107 tuổi vẫn vượt qua Covid-19 một cách ngoạn mục bật mí bí quyết sống thọ của mình chỉ nhờ ăn một loại quả mỗi ngày

Chúng ta không thể thay đổi cấu trúc gen đối với tuổi thọ của một người, nhưng lại có thể tác động thông qua một số lối sống ảnh hưởng tích cực đến tuổi tác. Nếu muốn duy trì sự trẻ trung, ít bệnh tật, sống thọ, phụ nữ nói riêng nên học hỏi kinh nghiệm của 5 người nổi tiếng sau đây:

Anna Marie Robertson Moss [1860-1961], 101 tuổi: Bận rộn và trẻ trung

Bà là một họasĩ người Mỹ, cho đến năm 87 tuổi bà mới bắt đầu vẽ tranh và trở nên nổi tiếng. Bà được xuất bản khá nhiều bài viết và sách, trong đó ấn tượng nhất phải kể đến cuốn "Cuộc đời không bao giờ là quá muộn". Bà từng nói: "Vẽ tranh không quan trọng, quan trọng là luôn để bản thân bận rộn, hòanhập với người trẻ, điều này có thể giúp bạn trẻ lâu và luôn giữ nụ cười trên môi".

Bà Moss sống thọ nhờ có niềm vui vẽ tranh vào tuổi già.

Bà còn nói thêm rằng: "Tôi không già chỉ có trái tim đã già. Đây là điều mà người trẻ thường làm, nhưng tại sao tôi lại không phù hợp. Trên thực tế, tuổi tác không phải là cái cớ để giải thích mọi thứ".

Gao Fangkun, cựu giám đốc Viện Lão khoa Bắc Kinh nói rằng, mặc dù trí nhớ của con người có thể giảm dần theo tuổi tác, nhưng người cao tuổi có thể khiến cuộc sống của mình trở nên đầy màu sắc hơn bằng cách đi học, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, tăng cường giao lưu xã hội, luôn giữ cho tâm hồn tươi trẻ là yếu tố quan trọng để sống thọ.

Nữ hoàng Elizabeth [1900-2002], 102 tuổi: Lập kế hoạch sức khỏe sớm

Là mẹ của Nữ hoàng Anh, bà đã tiết lộ bí quyết trường thọ trong cuốn tiểu sử "Mẹ của Nữ hoàng Elizabeth". Trong cuốn sách này, bà đã viết: "Bạn sẽ không nhận ra việc uống rượu, hút thuốc, ăn đồ ăn vặt khiến bản thân gặp vô vàn rắc rối với bệnh tật trong những năm cuối đời. Đặc biệt phải sớm nhận ra tầm quan trọng của thể thao".

Nữ hoàng Elizabeth và Nữ hoàng Anh.

Ông Gao Fangkun cho rằng tốt hơn hết là bạn nên lập kế hoạch cho sức khỏe bản thân càng sớm càng tốt, điều này đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Không những vậy, bạn còn cần phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện bệnh sớm.  

Gloria Stewart [1910-2010], 100 tuổi: Luôn kiên định với ước mơ của mình   

Là một nữ diễn viên người Mỹ, Gloria không đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp khi còn trẻ, nhưng vào năm 1997, ở tuổi 87, bà đã trở lại và giành được giải thưởng lớn ở hạng mục diễn viên phụ xuất sắc nhất với một vai diễn để đời trong phim Titanic. Trong cuốn hồi ký của mình, bà nói rằng việc đóng vai chính trong "Titanic" là cơ hội cuối cùng để chứng minh rằng bản thân là một diễn viên hạng nhất. Ở tuổi 80, bà vẫn nuôi ước mơ rất lớn lao, đây chính là động lực để bà lạc quan yêu đời và sống thọ đến vậy.  

Một nghiên cứu trên 137.000 người ở Mỹ cho thấy rằng, những người có mục tiêu sống rõ ràng và mạnh mẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu tin rằng, theo đuổi những gì bạn yêu thích sẽ khiến não tiết ra các chất hóa học làm tăng cường khả năng miễn dịch, giảm tiết hormone căng thẳng và giúp duy trì sức khỏe tim mạch.

Gao Fangkun cho rằng, mọi người nên suy nghĩ về "mục tiêu của mình là gì" ở các giai đoạn khác nhau, chủ động xây dựng mục tiêu và kế hoạch, chẳng hạn như kế hoạch học tập, kế hoạch chăm sóc sức khỏe.

Louis Reiner [1910-2014], 104 tuổi: Tò mò và khát khao kiến thức   

Bà là diễn viên đầu tiên giành giải Oscar cho hạng mục nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và là nữ diễn viên sống lâu nhất ở giải Oscar. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Telegraph của Anh, Louis cho rằng, bí quyết trường thọ của mình là do sự tò mò và khát khao kiến thức. Bà nói: "Nếu bạn mất đi sự tò mò và khát khao hiểu biết, bạn sẽ chết. Có quá nhiều kiến thức trên thế giới mà mọi người cần khám phá, vẫn còn rất nhiều điều tôi chưa biết".

Bí quyết trường thọ của mình là do sự tò mò và khát khao kiến thức.

Nghiên cứu mới nhất ở Mỹ cho thấy việc tò mò về thế giới xung quanh có thể làm phong phú thêm đời sống xã hội, nâng cao giá trị hạnh phúc. Những người tò mò thường rất có phong cách sống, họ không chỉ giỏi lắng nghe mà còn nói rất hay. Sự tò mò cũng có thể kích thích não bộ hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức.

Nhà tâm lý học người Mỹ Todd Kashdan từng nói: "Chúng ta phải coi cuộc sống là một hành trình khám phá thú vị, hãy học hỏi và trưởng thành".

Gao Fangkun cho rằng, người cao tuổi cũng nên tiếp tục học hỏi nhiều thứ mới mẻ, chẳng hạn như học cách sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số, máy tính, điện thoại di động… Khi tìm thấy một sở thích mới mẻ, chắc chắn họ sẽ cảm thấy rất tò mò và hạnh phúc với thú vui của riêng mình.

Jenny Carmont [1875-1997], 122 tuổi: Tập thể thao trong suốt cuộc đời

Bà Jenny từng nhận được rất nhiều kỷ lục về tuổi thọ của chính mình. Bí quyết sống thọ được bà chia sẻ rất đơn giản là tập thể dục mỗi ngày. Trong suốt cuộc đời của mình, bà luôn giữ cho cơ thể luôn hoạt động, bà yêu thích đấu kiếm ở tuổi 86, thậm chí đạp xe mỗi ngày khi đã gần 100 tuổi.   

Bí quyết sống thọ được bà chia sẻ rất đơn giản là tập thể dục mỗi ngày.

Gao Fangkun cho rằng, kiên trì tập luyện không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rèn luyện ý chí, sức bền của con người. Không có hình thức tập thể dục cố định, tuỳ theo sức khỏe và từng độ tuổi mà có những bộ môn phù hợp. Ngoài ra, đạp xe, múa kiếm, bơi lội, Thái Cực Quyền đều là những môn thể thao phù hợp với người cao tuổi, đặc biệt nên tránh các môn thể thao cường độ cao và cạnh tranh quá mức, chẳng hạn như quyền anh.

Theo Sohu, Kknews

Loại thịt có khả năng gây ung thư cao bậc nhất được WHO cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tiêu thụ mỗi ngày như một món khoái khẩu

Video liên quan

Chủ Đề