Cách làm nhà chòi bằng lá dừa

Các ngôi nhà cao tầng, chung cư cao cấp, cao ốc đều được tạo nên từ bê tông cốt thép, nhôm, kính, gạch, đá…. Còn đâu bóng dáng những ngôi nhà tranh vách đất, nhà chòi, nhà lá… những đặc sản của ông cha ta ngày xưa cũng dần bị mai một và chìm vào quên lãng. Chắc hẳn không nhiều người đã từng tận mắt chứng kiến và có thể phân biệt được những loại nhà này. Hãy cùng Tre Trúc Thái Dương đi tìm hiểu về 3 loại: nhà chòi, nhà tranh và nhà lá trong bài viết này nhé!

Nhà chòi là gì?

Chòi được hiểu một cách đơn giản là một kiến trúc dạng hình hình hộp với mái hình nón, tam giác hoặc mái bằng. Xung quanh là các trụ chống đỡ phần mái phía trên. Chúng được xây dựng với mục đích là nơi chúng ta có thể nghỉ mất tránh đi ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Được xây dựng nhiều tại các vùng nông thôn tại các cánh đồng rộng lớn. Hay các bạn thường thấy nhất là ở các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng thường xây dựng các căn chòi cho du khách nghỉ mát trong lúc tham quan du lịch. Phần mái của nhà chòi tùy thường sẽ được dùng các loại lá lợp: lá cọ, lá cỏ tranh, lá dừa, tấm bạt để lợp.

Đặc điểm nhà chòi

Đặt điểm nhận dạng nhà chòi là chúng chỉ có phần mái và các trụ đỡ xung quanh. Nó không tường hay bất kỳ thứ gì bao bọc bên ngoài cả và nằm riêng biệt tại một nơi nào đó. Dễ dàng xây dựng căn chòi để tránh nắng và nghỉ dưỡng. Nên hầu như nơi nào chúng ta cũng có thể xây dựng một căn chòi.

Nhà chòi mái lá

Cách làm nhà chòi đơn giản

Bước 1:

Chúng ta cần có một khu đất trống bằng phẳng, bốn cây trụ đủ chắc chắn để dựng chòi. Có thể dùng các thân cây, thân tre, ống sắt để dựng bốn trụ. Chuẩn bị vật liệu để có thể lợp cho căn chòi như lá cọ, tranh, lá dừa, tấm bạt để lợp. Tham khảo địa chỉ bán cây tre khô giá rẻ uy tín chất lượng.

Bước 2:

Tiến hành đào bốn hú đất để bỏ trụ vào, dùng đất và đá nện chặt vào gốc trụ cho thật chắc. tạo phần khung cho căn chòi bằng các thanh gỗ hoặc thanh sắt. Tùy thuộc vào bạn dùng gì để lợp mà sẽ tính toán chọn bao nhiêu nguyên liệu xây phần khung.

Bước 3:

Sau khi đã có phần khung thì sẽ tiến hành lợp mái cho căn chòi. Đối với vật liệu là lá cọ, cỏ tranh, lá dừa nước thì các bạn phải chọn lý lá trước khi lợp. Điều này giúp các bạn lợp dễ dàng hơn và hạn chế được nước mưa có thể thẩm thấu vào căn chòi. Còn đối với tấm bạt thì đơn giản hơn nhiều chỉ cần các bạn do kích thước của mái nên lợp và chọn tấm bạt có kích thước phủ lên phần khung, cố định tấm bạt thế là đã có một chăn chòi.

Ứng dụng nhà chòi

Ứng dụng của căn chòi thiết thực nhất vẫn là che mát ngoài đồng, tạo nơi nghỉ chân cho du khách tại các khu du lịch. Ngoài ra chăn chòi còn được dùng trong việc bảo quản củi khô, các dụng cụ sản xuất nông nghiệp và nuôi gia cầm trong ngắn hạn.

Nhà tranh là gì?

Nhà tranh vách đất chắc hẳn không quá xa lạ đối với các bạn khi được nghe những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa và những tác phẩm văn học. Nhưng nó chỉ là những tưởng tượng và hiểu của một số bạn trẻ bây giờ. Nhưng chắc ký ức căn nhà tranh chỉ còn trong nhiều người trưởng thành và những người sống trong thời kỳ bao cấp sẽ nhớ như in trong tâm trí. Căn  nhà có mái bằng cỏ tranh được kết lại và lợp trên mái của căn nhà. Vách của căn nhà được làm từ nguyên liệu tre trúc đan lại với nhau và đắp lên đấy là hỗn hợp đất bùn cùng với rơm rạ khô. Hỗn hợp sau khi được trắc lên sau khi khô sẽ tạo thành một bức tường vững chắc.

Nhà tranh vách đất

Đặc điểm nhà tranh

Có thể nói nhà tranh rất dễ nhận biết với mái tranh đặc biệt và bức tường bằng đất màu vàng, đen hay đỏ nâu tùy thuộc vào loại đất sử dụng xây tường.

Cách làm nhà tranh vách đất

Bước 1:

Chuẩn bị các vật liệu dựng nhà như tre trúc, gỗ các loại để tạo nên phần khung của căn nhà. Chọn loại loại đất có độ kết dính cao và rơm rạ sau khi thu hoạt lúa. Cắt tranh trong tự nhiên về phơi cho tranh không. Kết các lá tranh khô lại với nhau tạo thành các tấm tranh dùng trong lợp mái.

Bước 2:

Dựng cột nhà, tạo mái nhà bằng gỗ, tre trúc trông tự nhiên. Dang các nan tre quanh các trụ để dựng vách đất. Cho nước, đất và rơm rạ lại với nhau rồi tiến hành trộn tất cả lại với nhau cho đến khi thấy keo đất xuất hiện là được.

Bước 3:

Tiến hành dựng đắp hỗn hợp đất và rơm lên phần khung tướng đã được dựng từ trước. Khi dựng vách chúng ta cũng cần chú ý đến việc làm phẳng bề mặt của vách để tăng thêm độ thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trước khi đắp vách chúng ta sẽ tiến hành lợp mái tranh theo li lá mà chúng ta đã chọn. Việc lợp mái tranh trước sẽ giúp cho việc dựng vách dễ dàng hơn không sợ mưa có thể làm hoảng vách mới vừa đắp.

Xem thêm: Đơn vị thi công mái lá tranh giá rẻ chuyên nghiệp tại TPHCM.

Ứng dụng nhà tranh

Nhà tranh tương đối vững chắc dùng làm nhà ở và sinh hoạt hằng ngày bình thường trong căn nhà. Nhà tránh được ông bà cha ta sử dụng làm nơi trú mưa, trú nắng biết bao đời nay. Đến hiện tại với sự phát triển hiện đại nhà tranh khong còn dùng nhiều nữa nhưng lại được dùng nhiều trong ngành du lịch. Giới thiệu đến một kiến trúc dân gian của Việt Nam với không gian và thiết kế hoàn toàn độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc.

Nhà lá

Nhà lá là dạng nhà đơn giản được dùng khá nhiều tại các tỉnh Tây Nam Bộ. Với thiết kế đơn giản với phần mái và tường điều được dùng lá của cọ, dừa lợp cho căn nhà.

Đặc điểm nhà lá

Căn nhà dễ dàng thực hiện, chi phí xây dựng vô cùng thấp, mái của các căn nhà này đều được làm bằng lá của cọ và dừa nước. Bên trong căn nhà vô cùng thoáng mát, dễ chịu thiết kế của căn nhà rất đơn giản. Dùng tre, cừ, bạch đàn để dụng phần khung của căn nhà.

Nhà lá – một kiến trúc độc đáo miền Tây Nam Bộ

Cách làm nhà lá

Dựng căn nhà lá hết sức đơn giản các bạn chỉ cần có tre trúc, cừ các loại, lá cọ hoặc lá dừa nước lợp nhà. Tiến hành đào hố dựng cọc và làm phần khung của căn nhà. Tiếp theo chúng ta sẽ chết lá lại thành các tấm lợp có kích thước lớn. Tiến hành lợp mái cho căn nhà là chúng ta đã hoàng tất.

Ứng dụng nhà lá

Nhà lá đã được dùng làm nơi cu trú, sinh sống của không biết bao nhiêu thế hệ người con của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay nhà lá còn được dùng trong việc phát triển du lịch sinh thái và các khu du lịch của vùng.

Kết luận

Các loại nhà lá, nhà chòi, nhà tranh tuy rất đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ ngày trước. Nhưng với thế hệ trẻ thì chắc không nhiều người biết tới. Qua bài viết này của Tre Trúc Thái Dương, chắc hẳn các các bạn cũng đã hình dung ra các loại nhà trên khác nhau như thế nào rồi đúng không? Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Ai đã từng ghé qua vùng nông thôn miền Tây sống nước chắc hẳn tò mò với những ngôi nhà lá và cách lợp nhà bằng lá dừa nước đơn sơ nhưng thoáng mát ẩn hiện trong những vườn trái cây thơm ngon, dịu ngọt. Đó không đơn giản chỉ là đặc trưng trong kiến trúc nhà ở nông thôn Tây Nam Bộ mà còn là “đặc sản”, là nét đẹp duyên dáng của con người nơi đây được lưu giữ từ bao đời trong nhịp chảy hiện đại.

Có lẽ đối với những người miền Tây, họ đã không còn xa lạ gì với những rặng cây dừa nước mọc um tùm, xum xuê dọc theo những bờ sông, che chắn trong vườn nhà. Tại những vùng cửa biển, vốn có hệ sinh thái ngập mặn, là điều kiện cho cây dừa nước phát triển lớn mạnh, ví dụ như Cần Giờ, hoặc cũng có thể là các vùng cửa sông như Cổ Chiên, Vàm Cỏ… Có thể nói, cây dừa nước đã gắn bó lâu đời với cuộc sống của con người nhân dân miền Tây, với nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống nên cách kinh nghiệm về cách lợp nhà bằng lá dừa nước cũng có từ lâu đời. Trong khi những ngôi nhà sang trọng, những biệt thự đẹp hiện đại mọc lên như nấm ở phố xá thì tại những vùng nông thôn miền Tây, du khách đến đây lại yêu thích kiến trúc của những mẫu nhá mái lá dừa độc đáo, đơn sơ mà mát mẻ như những mẫu biệt thự sân vườn nhỏ kiểu cổ xưa vậy. Và ở nhiều nhà hàng, quán ăn, người ta cũng đã sử dụng dừa nước lợp mái đem hồn quê phục vụ mọi người.

Cách lợp nhà bằng lá dừa nước có ưu điểm gì ?

Cách lợp nhà bằng lá dừa nước là truyền thống bao đời của nhân dân miền Trung

- Làm nhà bằng lá dừa nước giúp không gian nhà ở mát mẻ, thoáng đãng và gần gũi tự nhiên, đặc biệt là ở những vùng nắng nóng thì việc lợp lá dừa nước được yêu thích.

- Thể hiện vẻ đẹp cổ xưa, giản đơn, thanh tĩnh, yên bình , có thể giúp tâm hồn thoải mái, có thể dùng lá dừa trong lợp mái trong những khu nghỉ dưỡng, kết hợp với hồ bơi, phòng sông hơi hiệu quả.  

Cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên và giá rẻ, nhà lá dừa trở thành linh hồn của những khu nghỉ dưỡng

- Lợp nhà bằng lá dừa nước không tốn kém chi phí, giá rẻ, nếu lợp đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay vẫn sử dụng cách lợp nhà bằng lá dừa nước để tiết kiệm chi phí xây dựng.  

Cách lợp nhà bằng lá dừa còn được áp dụng trong cả quán hàng ăn

- Ngày nay nhà mái lá dừa nước còn được tận dụng để phát triển du lịch, giới thiệu những nét đẹp văn hóa ngàn đời của Việt Nam. Ở nông thôn Miền Tây sông nước những vườn quả ngọt thơm kết hợp với nhà mái lá đơn sơ thu hút du khách. 

- Nhà mái lá dừa nước dễ cải tạo, sửa sang, thay thế. Khi có nhu cầu sử dụng vật liệu khác làm mái thì hoàn toàn có thể dỡ bỏ mái lá cũ một cách dễ dàng.

- Lợp mái lá dừa nước hạn chế âm thanh khi trời mưa.

- Tuổi thọ cũng khá cao, khoảng hơn 10 năm nên sử dụng cách lợp nhà bằng lá dừa nước đúng kỹ thuật.

- Cuộc sống phải chung với lũ như người dân miền Trung hay miền Tây thì việc làm nhà nổi lợp lá dừa nước là biện pháp hữu hiệu vì có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có.

- Nhà lá trọng lượng nhẹ, phù hợp với móng nhà trền nền đất yếu như đất cát đất bùn.

Xe thêm: Tham khảo những mẫu nhà 3 tầng hiện đại đẹp nhất hiện nay

Ứng dụng của cách lợp nhà bằng lá dừa nước trong thời hiện đại

Những ngôi nhà vườn lợp lá dừa đậm chất "hương đồng gió nội" của vùng sống nước

Một điều hiển nhiên là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về sự tiện nghi, về nhà ở cũng cao hơn, do đó mới có sự ra đời của những biệt thự cao tầng, những lâu đài, nhà phố hiện đại… Tuy nhiên, ở những vùng làng quê bình yên, những công trình kiến trúc nhà ở như thế trở thành không phù hợp và xa hoa, hai không gian khác hẳn nhau đương nhiên xu thế nhà ở cũng khác nhau. Nếu những ngôi nhà mái lá dừa nước mang một vẻ bình dị đơn sơ được coi là nét đẹp, là hồn quê như những ngôi nhà 3 gian miền Bắc thì nhà ở hiện đại lại hướng đến sự tiện nghi, cao cấp, sang trọng. Nhưng dù là kiến trúc nào thì cũng đều là nghệ thuật, nghệ thuật không chỉ là sự sang trọng, nghệ thuật cũng có thể là cái đẹp của thiên nhiên đến từ tự nhiên. 

Những ngôi nhà mái lá dừa ngày nay được nhiều người yêu thích và đầu tư nó rất tiện nghi

Cách lợp nhà bằng lá dừa nước đơn sơ ngày nay vẫn là đặc trưng của vùng nông thôn sông nước miền Tây Nam Bộ xen lẫn những mẫu nhà cấp 4 mái ngói truyền thống. 

Cách lợp nhà bằng lá dừa của nhân dân miền Trung được áp dụng ở những vùng ven biển và nhà vườn thoáng rộng

Tại những khu nghĩ dưỡng hoặc những resort, khu sinh thái, người ta đã biết dùng lá dừa nước lợp mái cho những nhà nghỉ, thiết kế nhà bungalow để mang lại sự trải nghiệm không gian không dễ dàng có được với những cư dân thành phố tận dụng ưu điểm bề, rẻ, đẹp, nhanh thi lợi nhuận. 

Những homestay xinh xắn bằng gỗ lợp mái dừa nước thu hút du khách đến với quê hương miền Tây

Những công trình nhà vườn 1 tầng cũng được sử dụng lá dừa nước để lợp mái, đặc biệt là những ngôi nhà vườn bằng gỗ tự nhiên với phong cách kiến trúc mộc cổ xưa. 

Những ngôi nhà hiện đại, tiện nghi lợp lá dừa gần biển được yêu thích trong thời hiện đại

Những nhà hàng hiện nay cũng dùng những vật liệu cổ xưa để mang thu hút khách, đặc biệt với những nhà hàng món ăn đặc trưng vùng miền. Có thể thấy khi kết hợp mái lá dừa nước với vật liệu gỗ và ánh sáng dịu dàng thì sẽ tạo nên một không gian cực kì cuốn hút và ấn tượng. 

Với ưu thế dễ lợp, tiết kiệm chi phí, cách lợp nhà bằng lá dừa nước còn được áp dụng cho những nhà hàng để mang lại nguồn lợi nhuận lớn

Tại sao cách lợp nhà bằng lá dừa nước lại trở thành kiến trúc nhà ở truyền thống ở miền Tây Nam Bộ?

Nếu cách lợp mái lá cọ phổ biến ở miền Bắc thì nhà lá dừa miền Tây từ xa xưa đã đã gắn liền hình ảnh quê hương vùng sông nước cùng với những hàng dừa ngả nghiêng rợp bóng, với con thuyền trên sông, với từng trái ngọt mọng góp lên vị tươi mát đơn thuần ví như dòng sữa mẹ nuôi lớn cuộc đời con người nơi đây. 

Quê hương sông nước đậm đà chất trữ tình nhờ những vườn cây xanh mát và ngôi nhà lá dừa đơn sơ

Với cách lợp nhà bằng lá dừa nước nhìn có vẻ mong manh yếu ớt nhưng với bàn tay khéo léo của người thợ nó vô cùng dẻo dai, kiên cường. Cái nắng nóng thiêu đốt ở miền Tây trở nên dịu dàng hơn với mái nhà tranh lợp lá dừa. Ai về nơi đây chắc hẳn sẽ được khơi dậy những kí ức tuổi thơ tưởng như đã “vang bóng một thời”.

Cái nhà chữ đinh có vẻ tạm bợ là cái nhà của người ở miệt vườn đồng bằng. Vùng này rừng ngập nước, cây đước, cây tràm cộng với lá dừa nước là những vật liệu làm nhà không bền chắc vì họ thường di chuyển nơi ở và không chú trọng quá nhiều vào không gian sống. Nếu không quá gần sông nước họ thường kết hợp làm nhà bằng gỗ với lợp mái lá để tạo thêm sự chắc chắn. Vì thế những ngôi nhà mái lá dừa đước còn tồn tại phổ biến ở đây. 

Những ngôi nhà lá dừa kiểu chữ Đinh 3 gian là kiến trúc truyền thống của vùng miền Tây sống nước

Những ngôi nhà mái lá đó là những mái nhà của những người trẻ mới phải tách ra riêng hoặc là dân xô giạt ở đâu tới làm ăn từng bữa, người kẻ chợ gọi là xóm liều. Năm nào cũng có người trẻ ra riêng, ở đâu cũng có người tạm cư phải thi gan với nước nổi.

 Và có một điều để lí giải tại sao cách lợp nhà bằng lá dừa nước lại phổ biến đó là: miền Tây là đất sình bùn, đất không đóng gạch và làm ngói được, một ngôi nhà bê tông ở đó rất công phu tốn kém, có khi dành dụm cả đời mới làm nổi. Vậy nên đừng thắc mắc tại sao người dân miền Tây lại sử dụng những vật liệu tạm bợ để xây nhà, vì họ có mùa nước nổi. Ngày nay đã có những biện pháp tiến bộ và điều kiện khá giả để mua gạch ngói làm nhà nhưng không phải tất cả người dân đều có điều kiện như thế. 

Những ngôi nhà truyền thống mái lá nhờ chất mộc đơn giản và ấm áp

Mùa mưa 6 tháng, mưa trên mái lá không rầm rập phô trương như trên mái tôn, mái ngói. Mưa rất đằm, mái rất dày, rất ấm, con người thực sự được chở che, bằng những sản vật trong tầm tay mình, con người với thiên nhiên là một, không phải con người được thừa hưởng ân sủng của thiên nhiên đó sao?  

Xem ngay: Những ngôi nhà 3 tầng 100m2 giá trên 1 tỷ

Hướng dẫn cách lợp nhà bằng lá dừa nước đơn giản đúc rút từ kinh nghiệm của ông cha bao đời

Nói về cách lợp nhà mái lá dừa nước, thì không phải ai cũng biết vì đây là kinh nghiệm dân gian chứ không có 1 trường lớp nào hướng dẫn.

1. Tìm hiểu kinh nghiệm chọn nguyên liệu trước khi tiến hành cách lợp nhà bằng lá dừa nước 

Bên cạnh cách lợp nhà bằng lá dừa nước , kỹ năng chọn lá dừa nước làm nguyên lợp mái được người dân rất chú trọng

Kinh nghiệm khi lựa chọn nguyên liệu lá dừa cũng là một yếu tố quan trọng: Những tàu lá được lựa chọn phải là những tàu lá vừa chín tới, không có sâu bọ hại thân. Để có một mái nhà đẹp lợp bằng lá dừa nước thì chúng ta trải qua nhiều công đoạn, chúng ta phải chọn những tàu lá dừa nước có màu xanh đậm chứng tỏ lá có nhiều ngày tuổi, từ những tàu lá đó được chặt rồi xé làm đôi,  phơi theo từng cặp, thời gian phơi khoảng 10 đến 15 ngày ta mới có thể  sử dụng. 

Cách chằm lá dừa thường do người dân tự làm trước khi lợp mái

Kỹ thuật chằm lá dừa nước: Mặc dù cách lợp nhà bằng lá dừa nước không cần nhiều về kỹ thuật nhưng quan trọng ở quá trình chằm lá mà người dân miền Tây rất thành thạo. Sau quá trình thu thập lá dừa nước, người thợ sẽ phân loại lá dừa theo từng chủng loại kích thước khác nhau. Lá xé là loại lá dừa nhỏ, được chặt thành nhiều mảnh bằng nhau, chẻ đôi ngay cọng đem đi phơi khô. 

Dùng dây lạt để chằm lá dừa nước là cách làm phổ biến từ xưa

Đối với loại tàu lá lớn hơn sẽ được dùng kỹ thuật "chằm" để tạo thành từng mảnh. Lá dừa được rọc tách lìa, sau đó dùng dây lạt buộc lại, kẹp vào phần trục là một cây tròn nhỏ, đan lại thành từng mảnh lớn. Một tấm lá dừa nước có độ dài khoảng 1m, sau quá trình phơi khô có thể bắt đầu tiến hành lợp nhà. 

Để lá không mau mục, cột nhà phải có táng, thường bằng đá xanh, rất vững. Và rui mè, đòn tay, cây trính…đều được làm bằng gỗ quý trong vườn, cay sao, cây mù u, hay cây tràm…tùy theo khả năng, sao cho năm năm thay lá một lần chứ sườn nhà thì vĩnh cửu. 

Click ngay: Những mẫu nhà 3 tầng 30m2 giá rẻ, tiện nghi chỉ với trên 700 triệu

2. Những lưu ý với cách lợp nhà bằng lá dừa nước của nhân dân miền Tây Nam Bộ

Để lợp nhà đảm bảo không bị dột, có độ bền cao thì phải tính toán sao cho “đậu thước”. Người thợ sử dụng cây thước nách, còn gọi là thước ba [hình tam giác đều, 3 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 41,5cm]. Từ nóc nhà đặt cây thước nách, tính độ phơi mái cộng thêm trung bình là 1,5cm. Nếu gia đình có điều kiện thì nâng mái lên là 2cm. Nếu nhà không có điều kiện thì độ phơi mái hạ xuống 1cm. Vì nếu mái lá cao thì nhà thông thoáng nhưng mái lá nhanh mục. Ngược lại mái lá thấp, nhà sẽ tối nhưng lâu phải thay lá hơn. 

Kỹ thuật lợp nhà mái lá dừa nước mặc dù đơn giản nhưng phải chú ý đảm bảo kỹ thuật để bảo đảm tuổi thọ trên 10 năm thay lá

Cách lợp nhà bằng lá dừa nước tuy khá đơn giản nhưng đòi hỏi cũng phải tính toán, thao tác kỹ thì mới đạt về kỹ thuật và mỹ thuật nếu không phải là người dân của vùng. Trước khi lợp nhà thì chủ nhà hoặc ông thợ chánh phải thống nhất với kíp thợ lợp nhà về ni tấc. Nếu lợp dày thì mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15cm. Khoảng cách này gọi là “li lá”. Lợp dày gọi là lợp “khít mắt”.

Khi đã thống nhất độ dày thưa mỗi li lá thì người mỗi thợ dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” để đo khoảng cách các li lá làm sao cho tất cả đều cỡ với nhau. Cũng giống với kỹ thuật lợp mái lá cọ , người thợ chính hoặc chủ nhà ở dưới đất sẽ điều chỉnh độ dày thưa cho từng người thợ.

Để cho mái nhà đẹp thì khi lợp còn phải thống nhất là chỉ xỏ lạt bên phải hoặc trái cây rui. Khi buộc tấm lá vào rui thường theo kiểu “mối chéo cánh gà” hay còn gọi là “mối chuột” và phải giấu mối thật kỹ. Người điều khiển bên dưới phải luôn nhắc thợ phải vặn dây lạt sát tấm lá, gọi là “vặn khu ốc”. Cách dựng nhà lá là lợp từ dưới lên trên. 

Sử dụng biện pháp lợp mái lá dừa nước cho tất cả các công trình là như nhau

Khi 2 mái đã lợp xong thì phải xốc nóc, tức là lợp kín phần giáp mí giữa 2 mái nhà, chỗ nằm phía trên cây đòn dông. Đối với cách lợp nhà bằng lá dừa nước trước kia, xốc nóc cũng sử dụng bằng lá dừa nước, nay nhiều nhà sử dụng tấm xốc nóc làm sẵn bằng gốm đỏ Vĩnh Long. Sau khi lợp mái xong còn phải làm tấm vĩ tre dằn lên mái lá tấm vĩ tre, gọi là “tấm rã”. Tấm rã giúp cho mái lá nằm thẳng thóm, không bị tốc mái khi mưa to, gió lớn.

Hướng dẫn lợp mái lá dừa nước thường được lợp với  độ dày vào khoảng 20cm, hoặc có thể đến 25cm để đảm bảo sự bền vững. Một mái nhà được lợp đúng quy cách có thể cho thời gian sử dụng lên đến 10 năm. 

Sử dụng nguyên liệu gỗ tự nhiên kết hợp cách lợp nhà bằng lá dừa nước mang đến vẻ đẹp mộc mạc cuốn hút

Sau khi lợp mái xong đến phần dừng vách 2 bên đầu xông. Phần tiếp giáp mặt đất dùng tre, trúc làm khung sườn và dừng vách bằng lá chằm hoặc lá xé. Để đảm bảo bền chắc, thẩm mỹ và an toàn thì khi dừng vách đến đầu cột hàng ba thì dừng lại. Công việc tiếp theo là dùng thanh tre, trúc làm cây ép lép để dằn bên ngoài vách lá, buộc chặt vào bộ khung vách

Ngày nay trên thị trường đã bán vật liệu lá dừa nước chằm sẵn, chỉ cần mua về thuê đội thợ thi công, tuy nhiên đối với nhân dân miền Tây họ có thể tự chằm và tự thi công luôn.

Xem thêm: Đốn tim với những mẫu nhà 3 tầng 50m2 vừa rẻ vừa đẹp do kiến trúc sư Angcovat thiết kế

Cách lợp nhà bằng lá dừa nước rẻ như thế nào ?

Giá lá dừa nước lợp nhà rẻ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng

Nếu làm nhà lá tiết kiệm diện tích với cột, kèo là cây đước, đòn tay tre tầm vông thì chi phí khoảng từ 350.000đ – 420.000đ/m2 bao gồm toàn bộ vật tư và nhân công. Đây là đối với làm nhà lá dừa nước thi công trọn gói.

Cách lợp nhà bằng lá dừa nước giá rẻ nhờ giá lá dừa nước lợp nhà: nếu tính riêng chi phí mua lá dừa nước để lợp mái thì có giá khoảng 250.000đ/100 lá lợp là lá đã chằm sẵn. Còn nếu mua tại vùng chuyển sản xuất có thể giá sẽ rẻ hơn, khoảng 200.000đ/100 lá lợp. Tuy nhiên, sau 10 năm bạn nên thay lá một lần để tránh những tình trạng dột, mủn, tốc mái… Với chi phí rẻ nên những nhà hàng, những homestay đã tận dụng rất triệt để mang đến nguồn lợi lớn. Vậy mua lá dừa nước ở đâu? Chúng ta lên mạng và liên hệ với những cửa hàng bán vật liệu làm nhà để chọn được lá dừa nước đảm bảo chất lượng.  

Những mẫu nhà lá phục vụ hiện nay không còn đơn thuần là ngôi nhà ở tạm cư của người dân miền Tây Nam Bộ mà còn trở thành yếu tố thu hút khách du lịch cũng như mang lại giá trị kinh tế cao bởi vẻ đẹp thu hút, lôi cuốn từ mái nhà lá dừa nước. Từ trong dân gian, cách lợp nhà bằng lá dừa nước hoàn chỉnh hơn ở hiện đại đảm bảo kéo dài tuổi thọ của mái lá, phải sau 10 năm mới cần thay lá một lần, vì thế mái lá được sử dụng nhiều cho việc xây dựng khu nhà nghỉ dưỡng, quán cafe, nhà hàng... 

Xem thêm: Nên chọn cầu thang kính hay gỗ tự nhiên ? Gợi ý cầu thang gỗ công nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề