Tính cách người khôn ngoan

Và nếu không phải, thì đâu là sự khác biệt giữa người thông minh và người khôn ngoan? Cùng ELLE giải đáp qua bài viết dưới đây.

Sự khác biệt giữa khôn ngoan và thông minh

Nếu trí thông minh thể hiện khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức thông qua lý thuyết thì trí tuệ lại đến từ những kinh nghiệm mà chúng ta có được nhờ sự trải nghiệm. Lấy ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm nhân sự cho một dự án nghiên cứu khoa học thì việc chọn người thông minh sẽ là phương án tối ưu hơn cả. Ngược lại, trong trường hợp bạn tìm kiếm nhà tư vấn tâm lý thì một người khôn ngoan sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất. Không có ai quan trọng hơn ai và mỗi người đều đóng một vị trí quan trọng trong bộ máy vận hành của xã hội.

Có thể mô tả rằng người thông minh như một cuốn bách khoa toàn thư biết đi còn người khôn ngoan như một bức tranh đa sắc về cuộc sống. Tất nhiên, con người không chỉ có đen và trắng. Có những người vừa thông minh vừa khôn ngoan và cũng có một số người dù không thông minh nhưng vẫn rất khôn ngoan.

Một người có thể vừa thông minh vừa khôn ngoan không

Đối với một số người có chỉ số thông minh [IQ – Intelligence quotient], họ có thể giải được những bài toán khó nhất nhưng lại không thể sắp xếp được những công việc vụn vặt hàng ngày như dọn nhà, trồng cây… Tại sao họ lại thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản như vậy? Điều này có thể đến từ sự giáo dục của gia đình và tính cách đặc trưng của mỗi người. Có thể là vì có khả năng tiếp thu và học tập tốt nên từ bé họ đã được định hướng đi theo con đường học vấn và nghiên cứu. Do đó, họ chuyên tâm đi theo con đường học hành và thiếu đi các kỹ năng thực tế. 

Ngược lại, một số người khôn ngoan dù không được học hành đầy đủ, nhưng lại có khả năng tự học và không ngừng trau dồi bản thân về mặt kiến thức lẫn kỹ năng. Do đó, họ bước vào đời với kiến thức và kinh nghiệm có được nhờ sự trải nghiệm thực tế – điều giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt.

Sự khôn ngoan không phải là khả năng bẩm sinh của con người. Chúng ta hoàn toàn có thể thông qua tiếp xúc, học hỏi và lĩnh hội từ mọi người xung quanh để hình thành nên phẩm chất này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người thông minh cảm thấy hài lòng với những gì mình có và họ cũng không có nhu cầu rèn luyện các kỹ năng sống trên.

Mối quan hệ giữa trí tuệ và trí thông minh

Bất kỳ sự việc gì cũng có hai mặt, thông minh và khôn ngoan có thể giúp con người đạt được sự thành công trong cuộc sống nhưng cũng có thể trở thành công cụ của những tên tội phạm nguy hiểm. Do đó, trong quá trình tôi rèn sự khôn ngoan, chúng ta phải kết hợp với việc tu dưỡng đạo đức. Theo đó, sự khôn ngoan được xây dựng dựa trên công thức là trí thông minh cộng với khả năng chiêm nghiệm, bắt chước và kinh nghiệm sống phong phú. Kinh nghiệm sống này có thể được hình thành từ những nền văn hóa, tôn giáo khác nhau – điều gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách của mỗi con người. 

Cân bằng chính là chìa khóa

Trong một số tình huống nhất định, việc bạn thể hiện mình là người thông minh hơn đôi khi sẽ dẫn đến sự khó xử trong mối quan hệ. Chính vì vậy mà sự khôn ngoan sẽ cho bạn biết nên ứng xử như thế nào là phù hợp. Thỉnh thoảng, lùi một mà tiến ba. Bên cạnh đó,  bạn cũng khó có thể nào mà thuyết phục mọi người nếu bạn không đủ khả năng và tri thức. Cho nên, sự cân bằng giữa khôn ngoan và thông minh mới chính là chìa khóa giúp bạn đạt được những gì mình muốn cũng như nắm bắt được cảm xúc và có được sự tin cậy đến từ mọi người xung quanh. Có thể nói, việc sử dụng trí thông minh của mình theo cách khôn ngoan với mục đích giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn chính là cách duy nhất để bạn trở thành người thông minh và khôn ngoan.

Chủ Nhật, 26/07/2020 08:22 [GMT+07]

[Lichngaytot.com] Cách hành xử của người khôn ngoan sau đây thường đi ngược lại với lẽ thường mà chúng ta thấy nên ta cảm thấy khó hiểu cho tới khi được giải thích ngọn ngành.

 

 

Con người bản năng đã có lòng tham, thường cố vun vén mọi thứ về mình thế nên mới có câu: "Tham bát bỏ mâm".Thế nhưng trong một thế giới của những người kinh doanh văn minh luôn có triết lý rằng không cần ăn dày, mà luôn để một phần để vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho người khác.Thực tế và kinh nghiệm của người đi trước đã cho ta biết rằng đôi khi tưởng rằng mình chịu thiệt nhưng lại vô tình tạo quả lành, lại mang tới cho chính chúng ta sự may mắn mà không phải ai cũng đoán biết được.

2. Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc

Tưởng cứ được an nhàn là xong nhưng vốn cuộc đời này đâu dễ dàng đến vậy. Vì thế, thôi thì cứ lấy lao động làm niềm vui nếu không muốn thói quen lười nhác kéo lùi chúng ta lại. Dù sao chúng ta cũng chỉ có một lần để sống thì sao không sống thật say mê, cứ ôm khư khư an toàn cuối cùng lại để mọi thứ trôi qua vô cùng lãng phí mà ta lại chẳng thu lượm được điều gì mới.Tiền bạc nên là phương tiện để thực hiện điều ta muốn làm hơn chỉ là để thỏa mãn những thứ vui, dục vọng nhất thời của mình. 

3. Khỏe mạnh còn quan trọng hơn công danh bổng lộc

Con người ta không tham tiền thì cũng tham danh bởi để rồi bán sức của mình để đuổi theo hư danh, thế rồi khi ngã bệnh chẳng có mấy người hỏi thăm mới thấy sức khỏe quan trọng thì đã muộn.Sức khỏe là vốn liếng quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Không có “công danh lợi lộc” nhưng khỏe mạnh là bạn đã đang sống tốt. Nhưng nếu có “công danh lợi lộc” mà mất đi sức khỏe thì chính là bạn đã đang mất đi tất cả rồi.

Nỗ lực cả đời không bằng một lần lựa chọn vì chỉ khi bạn lựa chọn đúng thì cố gắng của bạn mới ra kết quả, bạn chọn sai từ đầu thì có cố gắng cả trăm năm cũng chẳng nên công cán gì.

 

Con người ta cứ cố tranh giành thắng thua để có được chút hả hê trong lòng nhưng cuối cùng cũng chẳng để làm gì. Thực ra người biết giả thua khi cần để giữ lợi ích cho đôi bên, đó mới là đỉnh cao của trí tuệ, của người biết rõ mình cần nắm gì, buông gì...Trong một trận đấu người thắng cuộc cũng chẳng vì thắng rồi mà ngừng tập luyện, người thua thì biết mình thất bại nên cũng phải tập luyện để tiến lên. Cuối cùng thì sau niềm vui nhất thời thì ta thua hay thắng thì đều cùng phải tiếp tục nỗ lực, cũng chẳng khác gì nhau.Đôi khi thua rồi ta lại có thêm động lực, còn kẻ thắng lắm khi ngạo mạn không ai bằng ta nên thiếu động lực và dễ mất đi ngôi vị của mình. Thế nên chuyện thua hay thẳng cũng chẳng quan trọng bằng việc bạn có đủ động lực để tiếp tục rèn luyện bản thân hay không mà thôi.

Người khôn ngoan sẽ chẳng bao giờ tiết lộ hết trong tài khoản mình có bao nhiêu tiền vì việc đó chỉ để tự hào thì cũng chẳng đáng vì mối họa tiềm tàng đi theo nó còn lớn hơn. Bạn sẽ chẳng thể nào lường được có kẻ muốn làm thân với bạn vì bạn giàu có, thì “mầm mống tai họa” cũng đang cách không xa bạn đâu.

Vì thế, cứ giả nghèo, giả khổ sẽ có người thương hơn là cố gắng khoe khoang rồi những kẻ vây quanh mình toàn người xảo trá.

Trong tâm dung chứa điều gì, thì sẽ kết duyên với điều đó, nói một cách đơn giản chính là “tướng do tâm sinh”, lúc đó đừng oán trách rằng tại sao bạn không được ai giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

6. Mù quáng bi quan là tự sát hại mình

Tự tin mang cho ta sức mạnh nhưng sự tự ti lại ăn mòn chúng ta, khiến ta trở nên thấp kém theo đúng những gì mà ta nghĩ.

Trong tâm dung chứa hạt giống thù hận, hạt giống này sẽ bén rễ đâm chồi trong thời không sinh mệnh của bạn, lớn lên kết quả, sau đó, nó sẽ nuốt chửng lòng khoan dung, cảm ân và ánh mặt trời sáng rực vốn tồn tại trong bạn, bạn sẽ không ngừng tự tiêu hao sinh mệnh quý báu của mình trong bóng tối.

Trong lòng chứa đựng đố kỵ, mưu mô, tham lam, bạn chính là không bước ra khỏi bóng đen của lòng dạ hẹp hòi, xấu xa bỉ ổi, tự tư ích kỷ. Trong cái khung hạn hẹp tự cho là đúng ấy mà oán trời trách đất, tự trói buộc mình, lãng phí biết bao thời gian quý báu của sinh mệnh.

Còn như trong lòng chứa đựng những điều không tốt của người khác, bạn sẽ lấy “những điều không tốt của người khác” một cách ngu xuẩn đặt vào trong sinh mệnh của mình, cứ thế không ngừng giày vò làm khổ bản thân.

7. Mua danh chuộc tiếng cũng không bằng người thường

Hỏi những người nổi tiếng, cuộc đời bị săm soi, dè bỉu bạn mới thấy: cứ bình thường là hạnh phúc! Lừa gạt, mua danh, chuộc tiếng sẽ khiến thể xác và linh hồn bạn mệt mỏi, gây chuyện thị phi và “gieo gió gặt bão”.Nếu cứ đuổi theo địa vị, tiền bạc, nhà cửa, thế thì cuộc đời của bạn sẽ cứ lẩn quẩn bôn ba trong thế giới vật chất đó, có thể có ngày bạn có chúng nhưng trong lòng lại cảm thấy thiếu thốn, hoang tàn, cô độc.

Đợi đến khi đứng trước ngưỡng cửa kết thúc cuộc đời, vất vả lao lực cả một đời lại chỉ có thể mang theo hai bàn tay trắng mà rời đi.

8. Sống đừng quá khôn ranh

Khôn ranh, muốn thu lợi về mình, bất chấp việc để lại hậu quả cho người khác đều xuất phát từ lòng tham lam, ích kỷ mà ra.

Thế mới có chuyện thánh nhân đãi kẻ khù khờ, nếu như trong lòng vô tư, chẳng mấy tư lợi, bạn sẽ nhận thấy được rằng, trong sinh mệnh của bạn xác thực đã chứa đầy ánh mặt trời. 
 

Bởi cuộc đời khó lường, cứ sống vô tư, nếu có sai sót thì sẽ tìm những thiếu sót nơi tự thân, sau đó tu chính lại nó. 

Làm sao để có thể trở nên khôn ngoan hơn?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trí khôn được định nghĩa như thế nào?

Trí khôn là điều gì đó rất khó định nghĩa nhưng bằng cách nào đó ta sẽ nhận ra khi nhìn thấy nó.

Người khôn ngoan luôn bình tĩnh trong khủng hoảng. Họ có thể lùi lại và nhìn thấy toàn cảnh rộng lớn hơn. Họ suy nghĩ chín chắn và có sự phản tỉnh. Họ nhận ra giới hạn tri thức của bản thân, xem xét đến những khía cạnh thay thế, và luôn ý thức được rằng thế giới luôn biến động.

Không nên nhầm lẫn giữa sự khôn ngoan với trí thông minh. Mặc dù trí thông minh giúp ích cho ta, tuy nhiên có những người rất thông minh nhưng lại không khôn ngoan.

Người khôn ngoan có thể khoan dung trong những tình huống bất an và vẫn suy nghĩ tích cực rằng ngay cả vấn đề khó khăn nhất vẫn có giải pháp. Họ có thể xem xét điều gì đúng sai. Và còn cả một danh sách dài những điều như vậy.

Quảng cáo

Chụp lại hình ảnh,

Mỗi người đều có thể khôn ngoan lúc này nhưng lại khờ khạo lúc khác

Vậy thì, làm cách nào để bạn trở nên khôn ngoan hơn?

Các nhà tâm lý học nghiên cứu về sự khôn ngoan trong nhiều thập niên, và họ đã có tin tốt lành cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể nỗ lực để trở nên khôn ngoan hơn và thậm chí có thể thành công.

Những lý do khiến ta muốn nghe lời khuyên của các nhà khoa học thì vượt xa khỏi những lợi ích hiển nhiên của việc trở nên khôn ngoan để có những quyết định tốt.

Lý do khiến ta muốn khôn ngoan thường liên hệ với rất nhiều sự tích cực: cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống, ít cảm xúc tiêu cực hơn, quan hệ tốt hơn và ít cảm giác căng thẳng hơn, theo Igor Grossman từ Đại học Waterloo ở Canada.

Ông và các đồng sự thậm chí phát hiện ra bằng chứng cho thấy những người khôn ngoan nhất có thể sống lâu hơn. Người càng khôn ngoan, mức độ viên mãn của họ càng cao, đặc biệt khi lớn tuổi.

Trí thông minh không làm thay đổi mức độ viên mãn, hạnh phúc, có lẽ vì chỉ số IQ không phản ánh khả năng của từng người trong việc chăm sóc các mối quan hệ tốt hoặc đưa ra quyết định trong cuộc sống thường nhật.

Grossman tin rằng sự khôn ngoan không đơn giản là một tính cách bền vững mà bạn có hoặc không. Nếu điều này đúng, đây là tin vui. Nó có nghĩa là ít nhất đôi khi chúng ta cũng khôn ngoan.

Hãy nhớ lại chuyện xảy ra hôm qua. Tình huống nào thử thách nhất với bạn trong ngày? Và bằng cách nào bạn vượt qua nó? Grossman đặt các câu hỏi này cho người tham gia nghiên cứu gần đây của ông.

Mọi người viết về việc đi họp trễ do bị kẹt xe hoặc tranh cãi giữa họ với gia đình và đồng nghiệp. Các nhà nghiên cứu xem xét phương thức mọi người lập luận để tìm hiểu sự khôn ngoan của họ.

Liệu họ có nhận ra kiến thức của họ có giới hạn? Họ có thấy bất cứ điều tích cực nào trong những thứ có vẻ là tình huống tiêu cực? Ông nhận ra một số người có vẻ cực kỳ khôn ngoan trong tình huống này nhưng lại không hề vậy trong tình huống khác.

Vậy tại sao có sự khác biệt trong các tình huống khác nhau? Người ta khôn ngoan hơn khi đi cùng bạn bè. Nó khiến họ có vẻ sẽ xem xét bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn, nghĩ về các khía cạnh khác và để nhận ra giới hạn tri thức của họ. Khi đơn độc, họ có vẻ dính vào tình huống mà thậm chí họ không nghĩ ra lựa chọn thay thế nào.

Điều này có nghĩa sự khôn ngoan có vẻ phổ biến hơn ta nghĩ. "Chúng ta có lẽ đều có thể khôn ngoan theo cách nào đó. Chỉ là không phải lúc nào cũng vậy," Grossman cho biết.

Một số người vẫn thể hiện sự khôn ngoan nhiều hơn những người khác và một số lại khờ dại hơn, nhưng không phải tình huống nào cũng vậy. Điều này đem lại hi vọng. Nếu chúng ta có thể khôn ngoan hơn trong lúc nào đó, có thể chúng ta có thể học cách khôn ngoan thường xuyên hơn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ta thường hay tự đánh giá sai về khả năng của bản thân, nhưng lại rất tỉnh táo khi nhìn nhận, phân tích những vấn đề, những rắc rối người khác đang gặp phải

Và những phát hiện cho thấy khả năng lý luận khôn ngoan hơn tăng dần theo độ tuổi cho thấy ta có thể dần trở nên giỏi giang hơn trong việc này.

Câu hỏi là làm sao làm được điều đó. Với nhà tâm lý học Robert Sternberg từ Đại học Cornell, tất cả sự khôn ngoan chỉ là sự cân bằng. Người khôn ngoan có khả năng hoàn thành một hành động tung hứng tinh thần - cân bằng giữa sự ngắn hạn và dài hạn, giữa ích lợi bản thân với ích lợi của người khác, trong khi cân nhắc tất cả tình huống, vẫn đồng thời thích nghi với tình huống hiện tại, cố gắng định hình nó hoặc tìm giải pháp mới.

Theo mô hình của Sternberg, điều bạn cần làm là nhớ phân tách tất cả những lợi ích khác nhau trong một tình huống khó xử định sẵn, cả trong thời gian ngắn hạn và dài hạn và chú ý tới sự thay đổi của môi trường và nó có thể định hình ra sao.

Trong một trường dạy khôn ngoan, Grossman đã thí nghiệm nhiều chiến lược khác nhau trong phòng thí nghiệm. Mọi người được học nhận ra quan điểm khác bằng cách tưởng tượng họ đang quan sát tình huống từ góc nhìn của chú chim hoặc quan sát nó như thể họ đang quan sát sự kiện khi là một chú ruồi đậu trên tường.

Mục đích là nhằm đẩy bạn lùi xa khỏi trải nghiệm tức thời. Thậm chí việc tự đặt mình vào vị trí của người thứ ba cũng khá hữu dụng. Chẳng hạn như khi tôi bị rơi vào tình huống khó xử, tôi nên đặt câu hỏi kiển như nếu Claudia rơi vào tình thế đó thì cô ấy sẽ làm gì?

Đôi khi ta có thể đi xa hơn một bước so với việc nói ở ngôi thứ ba và thực sự hỏi ai đó khác xem họ nghĩ chúng ta nên làm gì.

Nguồn hình ảnh, JD/Flickr/CC BY-2.0

Chụp lại hình ảnh,

Người thông minh không hẳn đã là người khôn ngoan

Chúng ta thường khôn ngoan hơn khi ở ngoài cuộc so với chuyện của chính mình. Một trong những nghiên cứu tôi yêu thích nhất về nhận thức thời gian có liên quan đến ngụy biện kế hoạch, lỗi ngụy biện này là rất nhiều người nghĩ khi ta có thể hoàn tất một công việc nhanh hơn so với khả năng thật của mình.

Dù đó là việc trang trí lại phòng khách trong một nggày hoặc hoàn thành dự án công việc trong một đêm, ta thường thất vọng khi thua cuộc. Ta có xu hướng nghĩ là trong tương lai ta sẽ có nhiều thời gian hơn vì ta sẽ tự tổ chức bản thân tốt hơn. Đáng buồn là có lẽ ta sẽ chẳng như vậy.

Nhưng dù ta khá dở trong việc xem xét các khung thời gian của bản thân, chúng ta lại giỏi trong việc chia tách thời gian của người khác.

Trong một nghiên cứu, sinh viên được yêu cầu ước lượng chừng nào họ có thể hoàn thành bài luận và khi nào những sinh viên khác có thể hoàn thành bài. Việc đoán thời gian của người khác tốt hơn rất nhiều vì họ tính cả những việc gây gián đoạn không ngờ chẳng hạn như ta có thể bị cảm hoặc về nhà và phát hiện ra máy rửa chén đã dây nước đầy căn bếp.

Nhưng khi đến lượt bản thân mình, sự lạc quan tự nhiên của chúng ta có vẻ đã chặn ta không cho nhìn thấy những vấn đề tiềm ẩn.

Vậy bạn có thể bắt đầu trở nên khôn ngoan hơn không? Có thể, nhưng còn rất nhiều yếu tố cần nhớ.

Bạn cần phải tính đến cả việc mỗi người có mục tiêu khác nhau, ưu tiên khác nhau và những tác động đến riêng bạn, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Nếu bạn có thể tính toán tất cả những thứ đó, có lẽ bạn đang thể hiện sự khôn ngoan.

Nhưng sự phức tạp không ngăn được sự cố gắng của chúng tôi. Như Grossman nói với tôi: "Không phải thình lình mà bạn trở thành Đức Phật tiếp theo, nhưng bạn thực sự sẽ trở nên khôn ngoan hơn một chút."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề