Cách làm ma trận rủi ro

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh Hải[ Nguồn: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, phụ lục số 01]1.1.1.3 Quy trình đánh giá rủi roTheo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”có đề cập đến việc đánh giá rủi ro kiểm toán: “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc kiểmtoán viên và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao haythấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểmtoán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi tiến hành kiểm toán”.Vì vậy, đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc cần thiết trong mỗi cuộc kiểm toán,giúp KTV và công ty kiểm toán xác định được những điều kiện ban đầu về nguồn nhânlực và vật lực cần thiết cho mỗi cuộc kiểm toán. Bước công việc đánh giá rủi ro đượcthực hiện xuyên suốt ba giai đoạn của cuộc kiểm toán: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiệnkiểm toán và kết thúc kiểm toán. Các phương pháp đánh giá rủi ro sẽ giúp cho KTV nhậndiện được rủi ro, từ đó khoanh vùng rủi ro và xây dựng những thủ tục kiểm toán cần thiếtđể phát hiện ra sai phạm dựa trên mức rủi ro đã được nhận diện.Để đánh giá rủi ro, KTV cần phải xem xét trên hai phương diện là toàn bộ báo cáotài chính cũng như số dư từng tài khoản và các loại nghiệp vụ.Thứ nhất, rủi ro cho toàn bộ BCTC là khả năng xảy ra các sai phạm trong quá trìnhkhách hàng lập BCTC. Đánh giá rủi ro cho toàn bộ BCTC mang tính khái quát cao doKTV phải thu thập đầy đủ những thông tin về khách hàng, từ đó tìm hiểu các nhân tố ảnhhưởng đến quá trình lập BCTC của đơn vị được kiểm toán. Các nhân tố ảnh hưởng đếnquá trình lập BCTC của khách hàng có thể được khái quát như sau:- Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như sự thay đổithành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán;- Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kếtoán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi [nếu có] của họ;- Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất lànhững hoàn cảnh thúc đẩy Ban Giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo cáo tài chínhkhông trung thực;- Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: Quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn vịphụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ;- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: các biến động vềkinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổi của hệthống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị;Thứ hai, rủi ro cho từng khoản mục và các loại nghiệp vụ là khả năng cáckhoản mục và nghiệp vụ xảy ra các sai phạm trọng yếu. KTV cần nhận định đượcnhững rủi ro này trước khi tiến hành kiểm toán đồng thời xem xét những yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro như:- Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: BCTC có những điềuchỉnh liên quan đến niên độ trước; BCTC có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong năm tàichính có sự thay đổi chính sách kế toán;- Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế, như:Nguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh HảiSố dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh sau ghi nhậnban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá TSCĐ,...;- Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chitiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài,...;- Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý kiếncủa chuyên gia, như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp,...;- Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời điểm kếtthúc niên độ;- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác.Sau khi xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán cho toàn bộ BCTCcũng như cho số dư từng khoản mục hay nghiệp vụ, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toánđược thực hiện qua các bước công việc sau:Thứ nhất, KTV sẽ tiến hành xác định một mức rủi ro kiểm toán mong muốn –DAR [Designed Audit Risk]. Đây là mức rủi ro có thể chấp nhận được, mức rủi ro này sẽáp dụng cho tất cả các cơ sở dữ liệu hoặc các loại nghiệp vụ quan trọng.Thứ hai, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC và cho cácsố dư hoặc nghiệp vụ quan trọng.Thứ ba, rủi ro kiểm soát sẽ được đánh giá cho số dư các tài khoản hoặc nghiệp vụquan trọng.Cuối cùng, dựa vào mức rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát đã được đánh giá, KTV sẽ tiến hành xác định rủi ro phát hiện dựa theo mô hìnhvề rủi ro kiểm toán như đã nêu ở trên.1.1.2 Khái quát về rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên1.1.2.1 Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiênTheo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 “Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầunăm tài chính” có định nghĩa: “ Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên là năm đượckiểm toán mà Báo cáo tài chính năm trước đó chưa được kiểm toán hoặc được các côngty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán”. Về phía công ty kiểm toán, kiểm toán báo cáo tàichính năm đầu tiên được hiểu là lần đầu đến kiểm toán khách hàng, mà khách hàng đótrước đây chưa được kiểm toán hoặc đã được công ty kiểm toán khác tiến hành kiểmtoán. Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên cần có tháiđộ hoài nghi mang tính nghề nghiệp về số dư đầu năm trên các tài khoản kế toán do số dưđầu năm tiến hành kiểm toán là số dư năm trước đó [năm chưa có hoạt động kiểm toán].Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên có điểm khác biệt cơ bản với kiểm toánbáo cáo tài chính các năm tiếp theo vì đây là kiểm toán với khách hàng hoàn toàn mớichứ không phải kiểm toán cho khách hàng cũ. Theo đó, kiểm toán với khách hàng mới vàkhách hàng cũ ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm của từng bước công việc trong quá trìnhkiểm toán, ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán áp dụng cũng như số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập. Tìm hiểu những đặc điểm của kiểm toán báo cáo tài chính nămđầu sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn cụ thể hơn về công việc đánh giá rủi ro kiểm toánnăm đầu.Nguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh HảiThứ nhất, kiểm toán BCTC năm đầu tiênlà năm đầu kiểm toán viên tiếp cận với kháchhàng mới. Đây là bộ máy tổ chức mới, khách thể hoàn toàn mới với Công ty kiểm toán.Khách hàng đó có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mà kiểmtoán viên tiếp xúc lần đầu tiên hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnhvực mà kiểm toán viên đã có kinh nghiệm.Thứ hai, kiểm toán BCTC năm đầu tiên đặt ra yêu cầu quan trọng về các thông tin cầnthu thập trong quá trình khảo sát khách hàng như: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cơ cấutổ chức quản lý, tình hình tài chính trong những năm trước đó hay sản phẩm chủ yếu màkhách hàng cung cấp. Tất cả những thông tin đó cung cấp cho KTV một cái nhìn tổngquan về đối tượng khách hàng. Từ đó, KTV sẽ tiến hành bước công việc đánh giá rủi rokiểm toán với từng khách hàng đó. Nếu là kiểm toán BCTC cho khách hàng thườngxuyên, bước công việc khảo sát khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn do KTV đã có kinhnghiệm với khách hàng ở những năm trước đó.Thứ ba, kiểm toán BCTC năm đầu tiên đòi hỏi KTV phải xem xét đến số dư đầu nămđã được phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước và áp dụng nhấtquán trong năm nay hay không. Nếu có thay đổi chế độ kế toán thì KTV phải xem xétnhững thay đổi đó cũng như việc thực hiện và trình bày trong BCTC năm nay. Sở dĩKTV phải xem xét đến số dư đầu năm là do số dư đầu năm là số dư cuối năm trước chưađược kiểm toán hoặc đã được Công ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán. KTV nămđầu tiên phải xem xét đến số dư đầu năm để đảm bảo số dư đầu năm không có sai phạmtrọng yếu ảnh hưởng đến số dư cuối năm được kiểm toán.Thứ tư, khi BCTC năm trước được công ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán, KTVnăm nay phải lưu ý đến những kết luận kiểm toán đã được đưa ra năm trước. Nếu ý kiếnkiểm toán năm trước không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên các khía cạnh trọng yếuthì KTV năm nay phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao KTV tiền nhiệm lại đưa ra ý kiến đóđồng thời đánh giá những ảnh hưởng của ý kiến năm trước đến tình hình thực hiện cuộckiểm toán năm nay. Hơn nữa, KTV năm nay phải xem xét đến tính độc lập cũng nhưnăng lực chuyên môn của KTV năm trước.1.1.2.1Khái quát về rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiênNhư phân tích ở trên, kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên đặt KTV và công tykiểm toán trong một môi trường hoàn toàn mới. Do giới hạn về mặt thời gian cũng nhưchi phí của cuộc kiểm toán, KTV sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với kiểm toán cho với đốitượng là khách hàng cũ.Vì vậy điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC năm đầu tiênvới đánh giá rủi ro kiểm toán áp dụng cho khách hàng cũ thể hiện ở chỗ: rủi ro kiểm toánvới khách hàng năm đầu tiên luôn được đánh giá cao hơn mức rủi ro kiểm toán thôngthường. Do đó KTV luôn kỳ vọng rủi ro kiểm toán với khách hàng năm đầu tiên sẽ ởmức thấp. Điều này sẽ chi phối tới các thủ tục kiểm toán được áp dụng cũng như sốlượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập.Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 “Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầuNguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh Hảinăm tài chính”, đoạn 07 có nêu: “Kiểm toán viên phải xem xét các số dư đầu năm đãđược phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước và được áp dụng nhấtquán trong năm nay. Nếu có thay đổi chế độ kế toán thì kiểm toán viên phải xem xétnhững thay đổi đó cũng như việc thực hiện và trình bày trong báo cáo tài chính năm nay”Vì vậy, nếu như kiểm toán BCTC những năm tiếp theo đòi hỏi KTV phải thu thậpbằng chứng kiểm toán để xác minh tính đáng tin cậy của số dư cuối năm tài chính đượckiểm toán thì trong bối cảnh kiểm toán năm đầu, KTV sẽ mở rộng các thủ tục để xácminh tính chính xác của số dư đầu năm. Đồng thời những thử nghiệm kiểm soát cũngđược áp dụng một cách triệt để do KTV phải thu thập thông tin đầy đủ về hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng được kiểm toán.Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên sẽ bao gồm các bước công việc sau:Thứ nhất, KTV tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTCnăm đầu tiênBước công việc này đòi hỏi KTV phải tìm hiểu về khách hàng để đưa ra quyết địnhcó nên chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng đó hay không.Đối với khách hàng năm trước đã được một công ty kiểm toán khác tiến hành kiểmtoán, KTV phải liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm để thu thập thông tin về kháchhàng. KTV kế tục phải là người chủ động liên lạc với KTV tiền nhiệm dựa trên sự chophép của đơn vị khách hàng.Mục đích của việc liên lạc là giúp cho KTV có được những thông tin sơ bộ vềkhách hàng như lý do kiểm toán của khách hàng, tình hình tài chính cũng như mối quanhệ giữa khách hàng và công ty kiểm toán trước đây. Trong trường hợp khách hàng khôngcho phép thực hiện mối liên hệ đó hoặc KTV tiền nhiệm không đáp ứng được các yêucầu thì KTV phải tìm hiểu dựa trên các nguồn thông tin khác để đưa ra quyết định có nênkí hợp đồng kiểm toán với khách hàng này không. Các nguồn thông tin thay thế có thểthu thập từ các đối tác của khách hàng như nhà cung cấp, công ty mẹ, các ngân hàng haychính quyền địa phương nơi khách hàng có trụ sở chính. Đây cũng là cách thức KTV tiếnhành thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng mà trước đây chưa có công ty kiểm toánnào cung cấp dịch vụ kiểm toán.Qua quá trình khảo sát khách hàng, các thông tin mà KTV cần thu thập là: lý dokiểm toán của khách hàng, tính liêm chính của ban giám đốc, môi trường kiểm soát, đặcthù của công tác kế toán, mức độ chính xác của các thông tin trên báo cáo của kháchhàng. Từ đó, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của khách hàngtương lai. Công việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên là côngviệc hết sức khó khăn. Thông thường, công việc này thường được giao cho những KTVcó trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm đảm nhận.Thứ hai, KTV tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng trong kiểm toán BCTC nămđầu tiênDo đối tượng khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên là kháchhàng mới nên KTV phải tìm hiểu đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc về thực trạng hoạt độngkinh doanh của khách hàng cũng như các yếu tố tác động đến rủi ro tiềm tàng. Bên cạnhđó, KTV đòi hỏi phải có khả năng xét đoán nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm khá tốtNguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh Hảimới có được kết quả sát thực. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng trong kiểm toánBCTC năm đầu đó là:- Bản chất kinh doanh của khách hàng như: công việc sản xuất kinh doanh, các loạisản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra được cung cấp cho thị trường, các yếu tố tácđộng của ngành nghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt đông, cơ cấu vốn, tính chất thờivụ, sự biến động của thị trường mua và bán. Đối với khách hàng mới hoạt động tronglĩnh vực mới mẻ với KTV thì KTV phải chủ động tìm hiểu những thông tin về bản chấthoạt động kinh doanh từ đó vạch ra kế hoạch cho những bước công việc tiếp theo.- Bản chất của các khoản mục được kiểm toán cùng với số dư đầu năm của các tàikhoản. Thông thường trong kiểm toán BCTC, các khoản mục và chu trình luôn tiềm ẩnnhững rủi ro, các khoản mục khác nhau có khả năng chứa đựng các sai phạm trọng yếu làkhác nhau. Đặc biệt trong kiểm toán BCTC năm đầu, số dư đầu năm của các khoản mụcđặt ra dấu hỏi lớn cho KTV về tính trung thực và hợp lý của các số liệu trên BCTC. NếuKTV không đánh giá được những rủi ro tiềm tàng liên quan đến số dư đầu năm của cáckhoản mục trên BCTC thì khả năng xảy ra những sai phạm trọng yếu khi tiến hành kiểmtoán là rất lớn.- Ý kiến kiểm toán của các lần kiểm toán trước [nếu có]: Đối với khách hàng mới mànăm trước đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác, những sai sót được côngty kiểm toán trước phát hiện ra sẽ có khả năng xuất hiện trong lần kiểm toán này. Nguyênnhân là do những sai sót này mang tính hệ thống và độ trễ về thời gian trong quá trìnhkhắc phục những sai sót đó của khách hàng.- Hợp đồng kiểm toán BCTC năm đầu tiên: Rủi ro tiềm tàng trong hợp đồng kiểm toánnăm đầu tiên thường được đánh giá cao hơn những năm tiếp theo. Nguyên nhân là dokhách thể kiểm toán là hoàn toàn mới, đồng thời KTV cũng thiếu am hiểu về những saisót thường xảy ra với khách hàng.- Tính liêm chính của Ban Giám đốc: Đây là năm đầu tiên nên việc tìm hiểu thông tinvề Ban Giám đốc là hết sức quan trọng. Xu hướng quản trị cũng như tính chính trực củaBan Giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến cách thức mà Ban Giám đốc điều hành hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.Thứ ba, KTV tiến hành đánh gía rủi ro kiểm soát trong kiểm toán BCTC nămđầu tiênViệc đánh giá rủi ro kiểm soát đòi hỏi KTV phải thu thập thông tin về hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng trên cả hai phương diện: hệ thống kiểm soát nội bộ cótồn tại hay không; nếu tồn tại thì vận hành có hiệu quả hay không. Quá trình tìm hiểu hệthống KSNB sẽ giúp cho KTV có cái nhìn tổng quan về các thủ tục kiểm soát mà kháchhàng áp dụng, từ đó đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát một cách thích hợp nhất.Thứ tư, KTV tiến hành xác định mức rủi ro phát hiệnSau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, KTV sẽ tiến hành xác định mứcrủi ro phát hiện cần thiết dựa trên mô hình về các loại rủi ro.Mức rủi ro phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì rủi ro phát hiện quyết định đếncác thủ tục kiểm toán mà KTV áp dụng ở những bước tiếp theo cũng như số lượng bằngchứng kiểm toán cần thu thập.Nguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh Hải1.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC năm đầu do Công ty TNHHDịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện1.2.1Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC năm đầu do Côngty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiệnCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC luôn chútrọng tới việc mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ để gia tăng số lượngkhách hàng mới trong những năm gần đây. Hàng năm, AASC đều gửi thư chào hàngkiểm toán cho khách hàng mới có nhu cầu kiểm toán. Thư chào hàng cung cấp cho kháchhàng thông tin về các loại hình dịch vụ mà AASC có thể cung cấp cũng như quyền lợi màkhách hàng được hưởng từ các dịch vụ đó.Sau khi gửi thư chào hàng và nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, đạidiện Công ty AASC sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận khách hàng. Đại diệnAASC sẽ gặp ban lãnh đạo đơn vị khách hàng để tìm hiểu các thông tin sơ bộ về kháchhàng như: nhu cầu về dịch vụ kiểm toán [mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụcung cấp, báo cáo…], các thông tin chung [loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghềsản xuất kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức…] Từ đó, tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toánđể xác định mức rủi ro kiểm toán gặp phải nếu tiến hành kiểm toán cho khách hàng này.Nếu mức rủi ro là chấp nhận được và thỏa thuận được giá phí kiểm toán thì AASC sẽ kýhợp đồng kiểm toán và thực hiện kiểm toán.Trong kiểm toán BCTC năm đầu tiên, bước công việc khảo sát khách hàng luônđược AASC chú trọng vì đây là lần đầu tiên Công ty tiếp xúc với khách hàng. Công việckhảo sát khách hàng thường được giao cho những KTV có kinh nghiệm. Quy trình đánhgiá rủi ro kiểm toán BCTC năm đầu tiên của AASC được thực hiện theo trình tự sau đây:Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toánĐể đánh giá rủi ro kinh doanh mà Công ty gặp phải khi kí hợp đồng cung cấp dịchvụ cho hai khách hàng mới, KTV sẽ tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ về kháchhàng. Các thông tin mà kiểm toán viên cần phải thu thập như: lý do kiểm toán của kháchhàng, loại hình doanh nghiệp; đặc điểm hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu vốn;ngành nghề kinh doanh; chế độ kế toán; cơ cấu tổ chức bộ máy…Thông qua các thông tin thu được, KTV sẽ đưa ra đánh giá về rủi ro kinh doanh màCông ty gặp phải khi tiến hành cung cấp dịch vụ cho khách hàng. KTV sẽ phải cân nhắcvề việc có nên chấp nhận khách hàng hay không và việc chấp nhận đó sẽ mang lại choCông ty những hậu quả nào.Công việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán thường do các KTV cókinh nghiệm đảm nhận vì đây là việc mang tính xét đoán cao của KTV.Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cho toàn bộ báo cáo tài chínhNguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệpGVGD: TH.S Bùi Thị Minh HảiKTV sẽ đánh giá các loại rủi ro: Đánh giá rủi ro tiềm tàng; đánh giá rủi ro kiểm soátvà rủi ro phát hiện cho toàn bộ BTCT. Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mangtính xét đoán của kiểm toán viên. Qua các thông tin đã thu được trong quá trình tìm hiểukhách hàng, kiểm toán viên phân tích đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát. Thông thường do đây là cuộc kiểm toán BCTC năm đầu tiên nên KTV thườngmong muốn rủi ro kiểm toán ở mức thấp. Dựa vào công thức về các loại rủi ro, KTV sẽđưa ra mức rủi ro phát hiện phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Đánh giá rủi ro pháthiện không được KTV thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc do quá trình này chủ yếu dựavào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV.Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cho số dư các khoản mục và cácnghiệp vụỞ bước này, kiểm toán viên thực hiện các công việc: Nhận diện các loại rủi ro vớisố dư của các khoản mục và nghiệp vụ; đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trênsố dư của các khoản mục và nghiệp vụ quan trọng.Nhận diện rủi ro đối với số dư của các tài khoản trong năm đầu tiên kiểm toán đượcKTV xem xét trên tất cả các khoản mục. Từ đó, KTV sẽ kết hợp nhận xét số dư đầu nămvới số dư cuối năm các khoản mục để bao quát được tình hình hoạt động của khách hàng.Rủi ro kiểm toán được KTV nhận xét là số dư tài khoản có thể ghi tăng hoặc giảmphụ thuộc vào tính chất của từng tài khoản và “động cơ không trong sáng” của kháchhàng. Thông qua phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, KTV tìm ra những biến động bất thường của các khoản mục và tìm hiểu nguyênnhân. Tuy nhiên, thủ tục phân tích mang tính giản đơn chủ yếu phân tích xu hướng để tìmcác biến động lớn, phân tích các tỉ suất được sử dụng hạn chế. Phân tích chủ yếu tậptrung vào sự biến động giữa số dư đầu năm và số dư cuối năm. KTV chưa tập trung phântích số dư các tài khoản giữa các quý để tìm những biến động bất thường trong từng quý.Trên đây là ba bước công việc trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầutiên do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thựchiện. Đánh giá rủi ro đặc biệt là rủi ro kiểm toán với khách hàng năm đầu tiên hết sức cầnthiết với KTV vì quy trình này sẽ giúp cho KTV nhận diện được rủi ro, từ đó khoanhvùng rủi ro và tiến hành những thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện ra sai phạm trọngyếu. Đồng thời đánh giá rủi ro kiểm toán năm đầu tiên cũng giúp ích cho KTV am hiểuvề khách hàng trong những cuộc kiểm toán những năm tiếp theo.Quy trình đánh giá rủi ro trên được cụ thể hóa như sau:1.2.1.1. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán BCTC năm đầu tiênChấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không là bước công việc đầu tiên và cũng kháquan trọng trong quá trình khảo sát khách hàng. Đặc biệt là trong bối cảnh kiểm toánBCTC năm đầu, việc đưa ra quyết định có chấp nhận một khách hàng mới ảnh hưởng khálớn đến uy tín cũng như hình ảnh của Công ty trên thị trường, vì vậy AASC khá cẩntrọng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm toán năm đầu.Nguyễn Thị Ngọc AnhLớp: Kiểm toán 49A

Video liên quan

Chủ Đề