Cách làm bài Chương trình địa phương lớp 9

Hướng dẫn Soạn Bài 19 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập hai. Nội dung bài Chương trình địa phương [phần Tập làm văn] sgk Ngữ văn 9 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh, nghị luận, đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.

Tìm hiểu, suy nghĩ, viết bài về tình hình địa phương

[Chuẩn bị để thực hiện ở bài 28]

1. Câu 1 trang 25 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Yêu cầu

Tìm hiểu, suy nghĩ đề viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.

Gợi ý:

Lựa chọn các vấn đề để viết bài như: môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu trong quá trình đổi mới, chính sách an sinh xã hội.

2. Câu 2 trang 25 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Cách làm

Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương. Ví dụ vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có hoàn cảnh khó khăn, vấn đề tệ nạn xã hội,

Đối với sự việc, hiện tượng được chọn, phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm.

Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.

Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhân.

Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân. Bài viết khoảng 1 500 chữ trở lại, có bố cục đầy đủ: Mở bài, Thân bài, Kết bài; có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng; có chuyển mạch, chiếu ứng, đọc lên thấy có sức thuyết phục.

Chú ý: Trong bài làm, các em không được ghi tên thật của những người liên quan đến sự việc, hiện tượng, vì như vậy bài làm mất tính chất của bài tập làm văn.

Gợi ý:

Sau khi chọn sự vật, hiện tượng cần phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm:

+ Nếu phản ánh mặt phải, nên chọn kiểu bài miêu tả, thuyết minh; nếu phản ánh mặt trái nên chọn kiểu bài nghị luận hoặc vừa miêu tả, vừa nghị luận.

+ Nếu tư liệu phong phú và có năng lực viết văn biểu cảm, nên chọn kiểu bài miêu tả; nếu kiến thức sâu rộng, lập luận tốt, nên chọn kiểu bài nghị luận.

Thái độ viết bài phải rõ ràng, không chung chung, không lập lờ, không xuề xòa.

3. Câu 3 trang 26 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Thời hạn nộp bài: trước khi học bài 27.

Bài trước:

  • Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống sgk Ngữ văn 9 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 9 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Chương trình địa phương [phần Tập làm văn] sgk Ngữ văn 9 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com

Video liên quan

Chủ Đề