Hướng dẫn đăng dạo trên Lazada

Hẳn bạn đã biết đến tính năng Bảng tin mới của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki rồi nhỉ? Liệu bạn có thắc mắc tại sao những sàn thương mại điện tử này lại quyết định trở thành mạng xã hội không? Nếu câu trả lời là CHƯA thì hãy dành chút thời gian cùng Blog Onshop tìm hiểu về xu hướng mới mẻ này nhé; bởi nếu bạn có thể đón đầu và tận dụng được thời cơ khi xu hướng này đang phát triển thì việc tăng doanh thu và phát triển cửa hàng sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng.

1. Xu hướng mới: Khi Mạng Xã Hội và sàn Thương Mại Điện Tử giao thoa

1.1. Xu hướng phát triển 2 chiều

Việc các mạng xã hội [MXH] và sàn thương mại điện tử [TMĐT] lấn sân của nhau là một xu hướng đã nhen nhóm trong 2 năm trở lại đây. Nhưng có lẽ phải đến tận năm vừa qua, 2020, xu hướng này mới thực sự nổi bật hẳn lên.

Dấu mốc cho sự nổi lên của sự giao thoa trên là việc Facebook ra mắt công cụ thương mại xã hội Facebook Shops và Instagram Shops [cho phép mua hàng, thanh toán ngay trên các ứng dụng này], qua đó, tự biến mình thành một kênh mua sắm online khủng, nhằm tận dụng lượng người dùng khổng lồ của chính nền tảng này. Theo sau, các MXH khác như Pinterest cũng đã bắt đầu phát triển các tính năng tương tự.

Nhưng sự ra đời của Facebook Shops chỉ là dấu mốc cho sự nổi lên của xu hướng này, còn điểm khởi đầu cho sự giao thoa kể trên bắt nguồn từ chính các sàn TMĐT.

Xu hướng tích hợp mạng xã hội vào sàn thương mại điện tử

Để Onshop bật mí cho bạn một bí mật nhé:

Theo Statista, Facebook hiện có ~2,7 tỷ người dùng hàng tháng, tăng trưởng đều đặn mỗi năm; với thời gian sử dụng trung bình hàng ngày của tài khoản là 1,25 giờ. Riêng tính năng xem video [story], hiện có ~300 triệu người xem/ngày.

Điều này cho thấy những nội dung mang tính giải trí và tương tác sẽ giữ chân người dùng trên một nền tảng lâu hơn. Và các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,, những nền tảng phụ thuộc rất lớn vào số lượng người dùng, cũng đã sớm nhận ra tiềm năng trên và thèm thuồng với những con số đem lại bởi các nội dung tương tác.

Họ đã tiến hành kế hoạch sao chép mô hình của các MXH từ 2 năm trước với mục tiêu là tăng số lượng khách hàng truy cập cũng như lượng tương tác trên ứng dụng mobi [điện thoại] để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn, và sau cùng, kích thích khách mua hàng nhiều hơn.

1.2 Sự phát triển của cácsàn thương mại thành mạng xã hội

Tất cả các nền tảng sàn thương mại điện tử đều bắt đầu với tính năng Live, phát video trực tuyến, dành cho những nhà bán hàng rao bán sản phẩm. Và như chúng ta đã thấy, các xu hướng này đã cực kỳ thành công với những minh chứng dễ nhìn thấy:

  • Trong lễ hội mua sắm kéo dài từ 1-11/11, lượt xem livestream trên LazLive của Lazada tăng gấp 20 lần năm trước. Một show diễn tối ngày 10/11 đã thu hút gần 10 triệu lượt xem. Tổng số đơn hàng thành công qua hoạt động livestream tăng 70 lần so với năm ngoái. Số thương hiệu và nhà bán hàng tham gia livestream tăng 120%.
  • Dịp 11/11, trên 7 nước Đông Nam Á, Shopee ghi nhận hơn 20 triệu giờ xem các hoạt động livestream.
  • Tiki tạo một đêm trình diễn âm nhạc vào tối 10/11. Chỉ trong 30 giây đầu tiên của livestream, tất cả các chương trình khuyến mại và phiếu mua hàng được tung ra trong show diễn đã hoàn toàn cháy hàng.

Tóm lại, với mục tiêu đã đề ra cũng như thành quả đạt được, các nền tảng này ngày càng tự tin để tiến xa hơn trong việc phát triển và tích hợp các tính năng mạng xã hội vào trong ứng dụng của mình.

Hãy cùng Onshop đi tìm hiểu sâu hơn về những công cụ mới này của các sàn thương mại điện tử cũng như cách tận dụng tối đa lợi ích mà chúng mang lại nhé.

2. Giới thiệu các nền tảng NewsFeed trên Shopee, Lazada, Tiki:

Lưu ý: Hiện tại tính năng này mới chỉ được phát triển trên các ứng dụng mobi [do hầu hết khách hàng của các sàn thương mại này chủ yếu truy cập và thực hiện mua sắm trên điện thoại]. Nếu bạn muốn khám phá và tìm hiểu thì hãy mở ứng dụng trên điện thoại của mình nhé.

2.1 Lazada Feed Phát súng đầu tiên cho xu hướng mới

Lazada là sàn TMĐT đầu tiên ra mắt tính năng Bản Tin trên Ứng dụng mua sắm của mình vào ngày 8/8/2018 với 1 lời giới thiệu đơn giản về tính năng như sau:

Khách hàng có thể dễ dàng cập nhật các sản phẩm mới và khuyến mãi hấp dẫn từ Nhà Bán Hàng Theo Lazada.

Dựa vào đây thì có thể mường tượng ra ngay rằng Bản tin gian hàng mang tên Dạo của Lazada sẽ gần giống với 1 bản tin mạng xã hội, chỉ khác là nó sẽ tập trung phần lớn thông tin vào việc cập nhật các sản phẩm mới, đặc biệt là mã giảm giá ưu đãi từ gian hàng mà khách đang theo dõi và yêu thích.

Mẫu bài đăng trên Lazada Feed

Dạo có vài nét khá giống với giao diện của Instagram, người dùng có thể thực hiện các thao tác như Theo dõi [giống với Follow của Insta] bài đăng của một cửa hàng nào đó; Like [thích]; Share [Chia sẻ]; Share [Chia sẻ]; Comment [Bình luận], khi vào phần bình luận, bạn có thể Trả lời bình luận hoặc có thêm lựa chọn nhắn tin trực tiếp cho chủ shop khi ấn Hỏi nhà bán hàng,

Giao diện Khám phá chính của Lazada Feed và Tag phổ biến

Và có 1 tính năng mà Onshop nghĩ rằng các chủ shop nên tận dụng tối đa chính là Hashtag.

Đơn giản là vì Lazada dành riêng 1 vị trí ở ngay trên cùng cho các Tag phổ biến [nơi tập hợp lại các bài viết có gắn các hashtag này]. Điều này có nghĩa bài đăng của bạn hoàn toàn có thể tiếp cận tới người mua nhanh chóng hơn nhiều.

Ngoài giao diện chính Khám phá, Lazada còn cung cấp thêm các chức năng khác như:

  • Đang theo dõi: Bảng tin chỉ cập nhật những post của các gian hàng mà khách hàng lựa chọn theo dõi
  • Xu hướng: Trên Lý thuyết thì chuyên mục này để đăng tải những mặt hàng Hot. Thực tế thì Onshop cho rằng đây nên đổi tên thành mục Yêu thích hơn vì tùy vào hành vi mua sắm của khách hàng mà những bài đăng trong chuyên mục này sẽ thay đổi cho phù hợp.
Chuyên mục Xu hướng của Dạo
  • Săn 300k mỗi ngày: Đây là 1 công cụ để thu hút thêm người dùng, khách hàng mới của ứng dụng Lazada [với những shop đang có những chương trình ưu đãi thì đây là 1 phần không nên bỏ qua nhé]. Các bạn có thể truy cập vào ứng dụng để đọc kỹ hơn thể lệ.
Săn 300k mỗi ngày Công cụ giúp thu hút lượng người dùng
  • Video:Nơi các chủ shop có thể đăng tải video để tăng tương tác và thuyết phục người dùng theo dõi cửa hàng của mình.
Chia sẻ video tăng tương tác với mục Video

Ngoài ra, theo Lazada chia sẻ, Bản tin sẽ tự động cập nhật thông tin các bài đăng từ gian hàng hoặc tạo bài đăng dựa trên các sản phẩm mới tạo.

Và Lazada Feed không cho phép người mua, mà chỉ chủ shop và doanh nghiệp, được quyền đăng tin.

Hiển thị bài đăng trên Lazada Feed
Giao diện bài đăng trên Lazada Feed

Tóm lại, với việc sàn thương mại điện tử trở thành mạng xã hội, sẽ là một cơ hội tốt mà các chủ shop nên tận dụng để đưa thông tin sản phẩm, ưu đãi tới các khách hàng. Đồng thời, giúp gian hàng tăng sự tương tác và thuyết phục người mua đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, từ đó tạo ra doanh thu và tối ưu được hiệu quả kinh doanh.

2.2 Shopee Feed

Ra mắt vào đầu năm 2019, Shopee là sàn TMĐT thứ 2 tại Việt Nam phát triển tính năng Bản tin với tên gọi Shopee Feed.

Nói ngắn gọn về công dụng của Shopee Feed, Onshop xin trích dẫn lời giới thiệu của Shopee về tính năng mới như sau:

Shopee Feed trên ứng dụng Shopee là nơi:

  • Người Bán chia sẻ thương hiệu, sản phẩm với cộng đồng Shopee thông qua các bài viết có nội dung trực quan, hấp dẫn, giúp Shop tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Người mua có thể đăng bài, xem sản phẩm qua hình ảnh hoặc video, dễ dàng truy cập vào trang sản phẩm bằng cách bấm vào hình ảnh, lấy voucher của Shop, tìm kiếm sản phẩm bằng hashtag, xem đánh giá từ các Người mua khác
Truy cập vào Shopee Feed

Cũng có thể thấy ngay điểm khác giữa Shopee và Lazada ở đây là người dùng Shopee có thể tự đăng bài viết với nội dung bất kỳ.

Ngoài ra, bên cạnh các hành động tượng tự như Lazada [Theo dõi, Like, Share,] thì Shopee còn phát triển thêm tính năng Story [Tin] trong mục Timeline/Thời gian hệt như Facebook và Instagram, từ cách đăng tải, sử dụng đến vị trí hiển thị ở ngay đầu. Do vậy, chủ shop nếu có ý định mở gian hàng trên Shopee thì hãy chú ý tới tính năng này để vừa giúp sản phẩm tiếp cận nhanh tới người mua vừa tạo sự yêu thích cho họ.

Ngoài giao diện chính là Timeline/Thời gian [chủ yếu là bài đăng của những cửa hàng bạn theo dõi], Shopee Feed còn có các chuyên mục phụ trợ khác mà các bạn có thể tham khảo nhé:

Bên cạnh bảng tin chính, Shopee còn có những chuyên mục hỗ trợ khác
  • Shopee Review: Cho phép các shop đăng tải những bài review sản phẩm
  • Shopee Idol, Sống chất: Tạm thời Onshop chưa nhận ra được ưu điểm của 2 mục này so với chuyên mục đăng bài thông thường
  • Thời trang, Làm đẹp: 2 chuyên mục dành riêng cho shop quần áo và mỹ phẩm nhé
  • Shopee Sales: Chủ Shop nào có Ưu đãi nhân các dịp Lễ Tết, Sinh nhật Shopee, thì cứ ưu tiên đăng tải vào đây nha.
  • Khám phá: Tương đối giống với chuyên mục của Lazada, chuyên mục này sinh ra để người mua có thể giết thời gian bằng cách lướt, xem các mặt hàng và tìm kiếm thêm những cửa hàng mới.

2.3 Tiki Lướt

Ngày 11/11/2020 vừa qua, Tiki là sàn thương mại mới nhất ra mắt tính năng mạng xã hội với công cụ mang tên Lướt.

Tính năng Lướt của Tiki cũng tương tự như 2 đàn anh là Lazada Dạo và Shopee Feed. Công cụ này cũng gồm các bài đăng của các nhà bán hàng, khách có thể thích, bình luận, chia sẻ, theo dõi nhà bán hàng, hay nhắn tin, nhưng không được tự tạo bài viết.

Truy cập vào Lướt từ trang chủ của ứng dụng Tiki.

Lưu ý: Để có thể sử dụng tính năng này thì trước tiên bạn cần đăng nhập tài khoản ứng dụng đã nhé. Nếu không đăng nhập khi bạn ấn vào Lướt thì sẽ hiện ra giao diện ưu đãi của Tiki nhé.

Tiki Lướt hiện mới được phát triển nên không có các chuyên mục phụ trợ khác; chỉ có đơn thuần 3 phần chính: Khám phá, Quan tâm [chỉ hiện những bài đăng của các cửa hàng người dùng theo dõi] và TikiLIVE.

Ngoài ra, giống với các post của Lazada, Tiki đôi khi cũng gắn những voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển, của mình vào những bài đăng.

Theo Tiki, tính năng Lướt được cá nhân hóa cho từng khách hàng, giúp người tiêu dùng có thể theo dõi thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nội dung đánh giá, đồng thời có thể thực hiện mua sắm ngay trên tính năng này.

Startup thương mại điện tử Việt khẳng định đã đầu tư nghiêm túc về cả tài chính, nhân sự, công nghệ cho tính năng mới, nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển Social Commerce thương mại trên mạng xã hội.

Tiki cho rằng các nội dung giải trí kết hợp cùng hoạt động mua sắm sẽ mang đến trải nghiệm trọn vẹn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy kinh doanh cho các đối tác nhãn hàng và nhà bán trên sàn.

3. Mẹo tối ưu hiệu quả đăng bài trên News Feed của các sàn Thương mại điện tử:

3.1 Đăng khung giờ nào hiệu quả nhất?

Khi sàn thương mại điện tử trở thành mạng xã hội thì việc đăng bài vào đúng khung giờ có vai trò vô cùng quan trọng. Tạo bài đăng hàng ngày vào khung giờ nhất định sẽ tạo thói quen cho người dùng cập nhật thông tin của bạn đều đặn. Và để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn nên có ít nhất 2-3 bài đăng/ngày. Onshop gợi ý cho các chủ shop 3 khung giờ sau đây:

  • Sáng [8:00 9:00]: Khoảng thời gian người dùng thường lướt web, MXH hoặc các ứng dụng Mua sắm, trước khi chuẩn bị vào giờ làm
  • Trưa [11:30 12:30]: Thường thì đây là khoảng thời gian nghỉ trưa ăn uống [trước khi đi ngủ] của hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp. Khi đó, họ thường có xu hướng trao đổi thông tin, lướt web, nhiều hơn và nhu cầu mua sắm vì thế cũng dễ phát sinh.
  • Tối [18:00 20:00]: Đây là quãng nghỉ ngơi trong ngày của hầu hết các gia đình

Lưu ý: Tuy nhiên, để tối ưu nhất hiệu quả đăng bài thì giai đoạn đầu các chủ Shop vẫn nên test từng giờ cụ thể để xem thời điểm nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho shop của nhé.

3.2 Làm thế nào để bài đăng của tôi hiển thị ở những vị trí đầu tiên?

Những bài đăng trên News Feed của các sàn TMĐT này đều dựa trên thuật toán hiển thị theo hành vi và sở thích của Người mua sắm tại từng sàn. Do đó bạn đừng quên gài gắm những từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn cũng như các câu CTA [kêu gọi hành đồng] vào trong bài viết của mình.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh thời trang, bạn có thể sử dụng những từ khóa như: thời trang nam, thời trang nữ, áo gile, áo phông, áo len cổ cao, xu hướng mùa thu-đông,

Với Shopee, hãy chăm đăng Shopee Story nhé. Còn với Lazada, hãy theo dõi thường xuyên những hashtag phổ biến Popular Tag và đưa nó vào bài đăng của mình nhé.Tại sao ư? Hãy thử và bạn sẽ thấy độ yêu thích với cửa hàng của bạn tăng chóng mặt.

3.3 Làm thế nào để tạo 1 bài đăng thu hút trên Shopee Feed?

  • Sử dụng hình ảnh/video sắc nét, rõ ràng, đẹp, tập trung vào sản phẩm
  • Sử dụng hashtag để bài viết dễ dàng xuất hiện khi Người dùng tìm kiếm bằng hashtag
  • Đầu tư vào chú thích/mô tả sản phẩm
  • Đăng bài thường xuyên

Bài viết trên đây là những thông tin mới nhất mà Onshop cập nhật được về tính năng mạng xã hội mới của các sàn thương mại điện tử nổi tiếng Lazada, Shopee và Tiki. Hi vọng bài viết về sàn thương mại điện tử thành mạng xã hội sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tính năng mới này. Cùng đón đọc các bài viết tiếp theo vềkinh doanh OnlinetrênBlog Onshop nhé!

Xem thêm:

  • Kinh doanh nhỏ cho MẸ BỈM SỮA Bật mí 5 MẶT HÀNG kinh doanh CỰC LÃI
  • 5 THỦ THUẬT giúp nhanh FULL 5000 bạn bè để BÁN HÀNG trên Facebook
  • 10 ý tưởng kinh doanh HỐT BẠC đang là xu hướng kinh doanh của giới trẻ hiện nay
5 / 5 [ 3 votes ]
Share this...
  • Facebook
  • Pinterest
  • Twitter
  • Linkedin
  • Tumblr
  • Reddit
  • email

Video liên quan

Chủ Đề