Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Sốt là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài việc chườm khăn ấm, nới lỏng bỉm, quần áo để hạ thân nhiệt cho trẻ, mẹ cũng có thể cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải tìm hiểu cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sao cho an toàn, hiệu quả vì nếu sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường.

1. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Sốt là một phản ứng phòng vệ tự nhiên khi cơ thể trẻ bị vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.

- Một số trẻ bị cảm lạnh, viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm ruột,… sẽ có dấu hiệu bị sốt.

- Sốt cũng có thể là do trẻ bị nhiễm trùng ở da, tai, phổi, họng, bàng quang,… hay một số bộ phận khác trên cơ thể.

- Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ cũng xuất hiện tình trạng sốt.

- Một số trẻ sốt do mọc răng, nhưng những trường hợp này chỉ sốt nhẹ, thân nhiệt của trẻ thường không cao hơn 38°C.

- Sốt cũng có thể do một số tác dụng phụ của thuốc.

Trẻ nhỏ bị sốt khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

Khi bị sốt trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như sau: Thân nhiệt của trẻ >38 độ C, trẻ thường xuyên quấy khóc, trẻ mệt mỏi và đổ nhiều mồ hôi, trẻ chán ăn, bỏ bú, uống ít nước, với những trường hợp nặng trẻ có biểu hiện thở gấp, lơ mơ, ngủ li bì,… Cha mẹ cần liên tục theo dõi những biểu hiện của con. Với những trường hợp nhẹ có thể tham khảo bác sĩ và áp dụng một số cách để hạ sốt cho con ngay tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kịp thời điều trị.

2. Một số cách giúp trẻ hạ sốt

Khi bé bị sốt, mẹ có thể sử dụng những cách sau để hạ thân nhiệt cho con:

- Cho trẻ uống nhiều nước để phòng tránh tình trạng mất nước khi bị sốt. Nếu trẻ không muốn uống nước và không thể uống nước trong vòng hơn một giờ, cha mẹ nên liên hệ bác sĩ để tìm phương pháp khắc phục sớm.

Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ thân nhiệt

- Khi bị sốt trẻ sẽ ăn kém hơn vì thế bạn nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc cho bé uống sữa.

- Nới lỏng bỉm hoặc mặc quần áo rộng rãi cho trẻ. Nếu cha mẹ cho con mặc quần áo quá dày thì sẽ rất khó để hạ thân nhiệt cho trẻ.

- Để trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ bị ốm, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi vì thế mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để trẻ nhanh hạ sốt.

- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, nhất là vùng trán, vùng cổ, vùng nách và vùng bẹn của trẻ: Phương pháp này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và hạ thân nhiệt nhanh hơn.

- Khi bé bị sốt, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C và canxi giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt và hồi phục sức khỏe tốt hơn.

3. Hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả

Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ phổ biến là thuốc Paracetamol và thuốc Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc Paracetamol được đánh giá là loại thuốc an toàn và được sử dụng nhiều hơn so với thuốc Ibuprofen. Thuốc hạ sốt Ibuprofen có thể mang lại nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định với nhất là khi trẻ bị sốt xuất huyết nên chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ.

Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol dạng siro cho trẻ

Lưu ý: Mẹ không sử dụng thuốc Aspirin cho trẻ vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Đáng lo ngại hơn, nếu mẹ cho trẻ bị nhiễm virus uống Aspirin, trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye - gây ra những tổn thương gan cấp tính và những tổn thương nghiêm trọng ở não, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Đối với Paracetamol, thuốc có nhiều dạng, bao gồm: Dạng siro có thể pha với nước sôi, có hương thơm trái cây rất dễ cho trẻ uống và nhanh chóng hấp thu vào cơ thể, nhưng cần bảo quản cẩn thận hơn; Dạng bột cũng tương tự như dạng siro, có thể pha với nước và cho trẻ uống dễ dàng; Dạng viên nén, phù hợp với những trẻ lớn hơn; Dạng viên đặt hậu môn dùng trong trường hợp trẻ khó uống thuốc và hay bị nôn.

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như sau:

  • Cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ trên 38,5 độ C.

  • Nên cho trẻ dùng thuốc dạng bột hoặc dạng siro để bé dễ uống và nhanh chóng đạt hiệu quả hạ sốt.

  • Liều dùng thuốc Paracetamol như sau: 10 - 15mg/kg/lần và liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

  • Khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc với trẻ sơ sinh là 6 đến 8 giờ, đối với trẻ lớn hơn thì thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ.

Trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc dạng viên nén

Một số lưu ý:

- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Lưu ý, liều lượng thuốc dựa vào cân nặng của trẻ chứ không phải theo tuổi. Mẹ cần tính toán kỹ càng để đảm bảo hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ.

- Không nên vì nóng vội mà cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc không tuân thủ khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc. Nếu uống thuốc sai cách và quá liều, trẻ có thể gặp nguy hiểm.

- Sử dụng những loại thuốc đảm bảo, hạn sử dụng rõ ràng.

- Không tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt Paracetamol và thuốc Ibuprofen với nhau.

Đối với trẻ nhỏ, thuốc hạ sốt là một loại thuốc thường sử dụng đến, vì thế các bậc phụ huynh nên tìm hiểu để biết cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ được an toàn, hiệu quả, đồng thời tránh nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho bé.

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thường xuyên tiếp nhận và điều trị các bệnh nhi tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận. Tại đây, đội ngũ bác sĩ không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Hơn nữa, lợi thế của bệnh viện là được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh, vì thế, các bậc phụ huynh luôn an tâm khi gửi gắm con mình đến với MEDLATEC. Mẹ có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Skip to content

Trẻ bị sốt siêu vi nên uống thuốc gì? Trong trường hợp bé sốt cao trên 38.5 độ, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt [không cần kê đơn] để hạ sốt nhanh, an toàn cho con. Bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie tư vấn cho mẹ 12 THUỐC AN TOÀN NHẤT có thể sử dụng tại nhà.

Mẹ lưu ý: Mỗi loại thuốc có những lưu ý sử dụng riêng về: đối tượng sử dụng, liều dùng, cách dùng, tác dụng phụ… Mẹ chú ý xem kỹ thông tin để chọn được loại thuốc phù hợp, hạ sốt an toàn cho con.

Xem thêm: Mách mẹ 5+ cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em NGAY TẠI NHÀ

1. 2 điều mẹ cần biết trước khi cho bé bị sốt siêu vi uống thuốc!

1.1 Bé bị sốt siêu vi uống thuốc gì?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu tình trạng sốt siêu vi ở trẻ. Các phương pháp hạ sốt bằng thuốc, chườm mát… chỉ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu, hạ sốt nhanh tại ngay tại thời điểm nhiệt độ cơ thể tăng cao, tránh biến chứng nguy hiểm cho bé.

Dưới đây là một số loại thuốc nên sử dụng khi bé bị sốt siêu vi:

  • Thuốc hạ sốt [không cần kê đơn]: Mẹ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 38.5 độ C để hạ sốt nhanh, tránh tình trạng sốt cao, co giật gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến não bộ, suy hô hấp, tuần hoàn…
  • Thuốc kháng sinh [chỉ sử dụng khi có chỉ định của Bác sĩ]: Chỉ sử dụng kháng sinh trong 1 số trường hợp trẻ có bội nhiễm như: viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc co giật [chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ]: Chỉ sử dụng thuốc co giật trong trường hợp trẻ hoặc người thân có tiền sử động kinh, co giật… theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Như vậy, khi trẻ bị sốt siêu vi trên 38.5 độ, THUỐC HẠ SỐT là loại thuốc mẹ có thể chủ động mua và sử dụng để hạ sốt cho trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt siêu vi dưới 38.5 độ, mẹ tham khảo các phương pháp vật lý hạ sốt tại nhà cho trẻ.

Thuốc hạ sốt tuy có tác dụng hạ sốt nhanh nhưng nếu sử dụng nhiều rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể tham khảo các cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em tại nhà tốt nhất hiện nay.

1.2 Tiêu chí khi chọn THUỐC HẠ SỐT cho trẻ sốt siêu vi

Nên lựa thuốc dạng siro, dung dịch lỏng, hỗn dịch uống cho trẻ bị sốt siêu vi dùng

Trẻ em được xem là “đối tượng đặc biệt” khi sử dụng thuốc. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến hiệu quả của thuốc, mẹ cần chú ý 2 tiêu chí quan trọng dưới đây:

  • Dễ sử dụng: Các thuốc hạ sốt được bào chế dạng siro, dung dịch lỏng, hỗn dịch uống, bột pha sẽ dễ uống, khiến bé thoả hiệp với thuốc hơn. Trong trường hợp bé không sử dụng được thuốc dạng đường uống, mẹ có thể chọn thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn, trực tràng.
  • An toàn: Thuốc có hoạt chất Paracetamol hoặc Ibuprofen sẽ an toàn nhất cho con. Trong đó, Paracetamol dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Ibuprofen chỉ sử dụng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Để hiểu rõ hơn về 2 hoạt chất này, mẹ tham khảo bảng so sánh dưới đây!
Hoạt chất Paracetamol Ibuprofen
Đối tượng sử dụng Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Chỉ sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên
Tác dụng phụ ít tác dụng phụ, nếu dùng quá liều sẽ không tốt cho gan, thận, gây loét dạ dày, tá tràng Nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như: viêm, loét dạ dày, buồn nôn, nôn..
Liều dùng 10 – 15 mg/kg cho 1 lần dùng. Tối đa 75 mg/kg trong 1 ngày 5- 10 mg/ kg cho 1 lần dùng. Tối đa 40 mg/kg trong 1 ngày

Dưới đây là 11 thuốc hạ sốt cho trẻ AN TOÀN nhất và những lưu ý khi sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm cho con mẹ nên tham khảo.

2. 11 Thuốc hạ sốt an toàn dành cho bé

2.1. Thuốc hạ sốt Hapacol Syrup

Một hộp thuốc Hapacol gồm có 15 gói, mỗi gói 5ml
  • Thành phần: Paracetamol [120 mg/ 5ml]
  • Dạng thuốc: Siro uống
  • Đóng gói: Hộp 15 gói x 5ml siro thuốc
  • Liều dùng: Liều dùng 1 lần là 0.4 – 0.6 ml/kg cân nặng của trẻ, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần
  • Giá tham khảo: 30.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
An toàn cho trẻ, ít tác dụng phụ.

Hạ sốt Hapacol syrup được đóng gói ở dạng siro có vị cam giúp bé dễ thỏa hiệp hơn khi sử dụng thuốc.

Dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khó phân liều chính xác do không có cốc đong liều hoặc ống đong

2.2. Thuốc hạ sốt siro Brufen

Thuốc Brufen có vị cam giúp, tạo cho bé cảm giác ngon miệng khi uống
  • Thành phần: Ibuprofen [100ml/ 5mg]
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch uống
  • Đóng gói: Hộp 1 chai 60 ml
  • Liều dùng: Liều dùng 1 lần là 0.25 – 0.5 ml/ kg cân nặng của trẻ, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần
  • Giá tham khảo: 59.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau vừa có tác dụng chống viêm.

Hương vị cam giúp bé dễ uống khi sử dụng.

Khó lấy liều dùng chính xác cho con vì không có ống đong phân liều.

Không dùng được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và nhẹ hơn 7 kg

2.3 Thuốc hạ sốt Ibufen

Thuốc hạ sốt cho trẻ em Ibufen có thành phần chính là Ibuprofen
  • Thành phần: Ibuprofen [100mg/5ml]
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch uống.
  • Đóng gói: Hộp 1 chai 120ml.
  • Liều dùng: Liều dùng 1 lần là 0.25 – 0.5 ml/ kg cân nặng của trẻ, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần
  • Giá tham khảo: 65.000 đồng.
Ưu điểm Nhược điểm
Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau vừa có tác dụng chống viêm

Hương vị cam, mâm xôi, dâu tây giúp bé dễ uống hơn.

Có dụng cụ đong thuốc chuẩn khi sử dụng

Không dùng được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.

2.4. Thuốc hạ sốt Doliprane

Thuốc hạ sốt Doliprane có hương thơm dâu rất dễ chịu, giúp bạn không còn áp lực mỗi khi cho bé uống thuốc
  • Thành phần: Paracetamol
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch uống
  • Cách đóng gói: Chai nhựa 100 ml
  • Liều dùng: Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 0.25 – 0.5 ml/ kg
  • Giá tham khảo: 150.000-180.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Hạ sốt nhanh sau 12 -15 phút.

Hương thơm dâu rất dễ chịu khi bé uống.

Có ống đong liều thuốc chuẩn khi sử dụng

Dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá thành cao

2.5. Thuốc hạ sốt Sotstop

Thuốc hạ sốt Sotstop có giá không quá cao, chỉ khoảng 70.000 đ
  • Thành phần: Ibuprofen [100mg/5ml]
  • Dạng thuốc: Siro
  • Đóng gói: Hộp 1 chai 120 ml.
  • Liều dùng: Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 0.25 – 0.5 ml/ kg cân nặng của trẻ.
  • Giá tham khảo: 70.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau vừa có tác dụng chống viêm

Mùi cam vị ngọt dễ uống.

Không có cốc hoặc ống đong phân liều chính xác cho trẻ

Không dùng được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và dưới 7kg

2.6. Thuốc hạ sốt Nurofen

Thuốc hạ sốt Nurofen có giá khá cao, khoảng 195.000 đ một hộp
  • Thành phần: Ibuprofen [100mg/5ml]
  • Dạng thuốc: Siro uống
  • Cách đóng gói: Hộp 100 ml
  • Liều dùng: Mỗi lần cho trẻ dùng 2 lần, liều dùng 1 lần khoảng 0.25 – 0.5 ml/ kg cân nặng
  • Giá tham khảo: 195.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau vừa có tác dụng chống viêm.

Độ ngọt vừa phải và có vị hoa quả dễ uống. Không chứa đường, chất tạo màu,không cồn, không gây dị ứng.

Có ống đong giúp phân liều dễ dàng, chính xác khi sử dụng.

Giá thành cao.

Không dùng được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và dưới 7kg.

2.7. Thuốc hạ sốt hỗn dịch cho trẻ Sara.

Thuốc hạ sốt Sara có vị cam dễ thuốc, làm giảm áp lực cho bạn mỗi khi cho bé uống thuốc
  • Thành phần: Paracetamol [120mg/ 5ml]
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch uống
  • Đóng gói: Hộp 1 chai 30ml
  • Liều dùng: Liều dùng 1 lần: 0.4 – 0.6 ml/ kg cân nặng, mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần
  • Giá tham khảo: 20.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Hương vị dâu tây, cam dễ uống cho trẻ.

Giá cả hợp lý, chỉ 20.00 đồng

Dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không có cốc hoặc ống đong phân liều chính xác khi sử dụng

2.8. Thuốc hạ sốt Polebufen

Không dùng thuốc Polebufen cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ có cân nặng dưới 7kg
  • Thành phần: Ibuprofen [100 mg/ 5ml]
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch uống
  • Cách đóng gói: Hộp 100 ml
  • Liều dùng: Liều dùng 1 lần: Khoảng 0.25 – 0.5 ml/ kg cân nặng, mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần
  • Giá tham khảo: 110.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau vừa có tác dụng chống viêm.

Có vị cam, độ ngọt vừa phải dễ uống.

Có ống đong giúp chia liều chính xác khi sử dụng

Không dùng được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và trẻ dưới 7 kg.

2.9. Thuốc hạ sốt Ibrafen

Không dùng Ibrafen để hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và trẻ dưới 7 kg
  • Thành phần: Ibuprofen [ 100 mg/ 5ml ]
  • Dạng thuốc: Hỗn dịch uống
  • Cách đóng gói: Hộp 30 ml
  • Liều dùng: Mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 0.25 – 0.5 ml/ kg cân nặng của trẻ
  • Giá tham khảo: 47.000 đồng
Ưu điểm Nhược điểm
Vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau vừa có tác dụng chống viêm.

Vị cam giúp bé dễ uống khi sử dụng.

Không có cốc đong hoặc ống đong phân liều chính xác khi sử dụng.

Không dùng được cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và trẻ dưới 7 kg.

2.10. Thuốc hạ sốt Falgankid 160

Thuốc hạ sốt Falgankid có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Thành phần: Paracetamol
  • Dạng thuốc: Dung dịch uống
  • Cách đóng gói: Mỗi ống 10 ml
  • Liều dùng 1 lần: từ 2.5 – 30ml [phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi của trẻ]
  • Giá tham khảo: 78.000đ
Ưu điểm Nhược điểm
Đóng gói thành từng ống bảo quản tốt hơn.

Giá thành rẻ.

Sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khó phân liều chính xác khi sử dụng liều 2,5 hoặc 7,5 ml.

2.11.Viên đạn Efferalgan

Đối với những trẻ đang bị nôn, không chịu uống thuốc, mẹ có thể sử dụng viên đặt Efferalgan để hạ sốt cho bé
  • Thành phần: Paracetamol
  • Dạng thuốc: Dạng viên đạn dùng đặt hậu môn/ trực tràng cho trẻ
  • Cách đóng gói: 80 mg, 150 mg, 300 mg
  • Liều dùng: 80mg – 160mg/lần [phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi của trẻ]
  • Giá tham khảo: Khoảng 500 – 1000 đồng/ viên
Ưu điểm Nhược điểm
Dùng khi trẻ không sử dụng được thuốc theo đường uống

Sử dụng được khi trẻ không dùng được thuốc hạ sốt đường uống đường uống và sốt trên 38.5 độ C

Viêm đặt dễ gây kích ứng hậu môn của trẻ.

Cần bảo quản ở ngăn đá trước khi sử dụng

Cần lưu ý cách sử dụng thuốc

Cách dùng: 

  • Bước 1: Vệ sinh sạch vùng hậu môn cho trẻ, lau khô sạch sẽ.
  • Bước 2: Vệ sinh tay mẹ sạch, khô ráo.
  • Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng, co đầu gối vào bụng.
  • Bước 4: Đẩy thuốc vào sâu 1cm.
  • Bước 5: Dùng tay giữ hai mông trẻ khép lại trong vài phút để thuốc không rơi ra ngoài.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt siêu vi

Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên của bé để phát hiện sớm khi bé bị sốt cao và kịp thời xử lý các biến chứng như co giật, hôn mê…

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé: Theo dõi nhiệt độ thường xuyên để phát hiện sớm khi bé bị sốt cao và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như co giật, hôn mê… Mẹ cần quan sát các biểu hiện của con, cặp nhiệt độ 2 giờ/ lần cho trẻ.
  • Tuân thủ liều dùng của thuốc: Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc cần cách nhau 4 – 6 giờ. Mẹ cần tuân thủ để tránh tình trạng quá liều gây biến chứng nguy hiểm. Trong khoảng thời gian này nếu trẻ bị sốt thì mẹ nên dùng các biện pháp vật lý: chườm mát bằng khăn ướt, khăn lau hạ sốt… để hạ sốt an toàn cho con.
  • Sử dụng và bảo quản thuốc đúng hướng dẫn: Với thuốc dạng siro, hỗn dịch mẹ nên lắc đều trước khi sử dụng cho con. Mẹ lưu ý: Không bảo quản siro, hỗn dịch uống trong tủ lạnh. Riêng viên đặt hậu môn phải được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc hạ sốt: Một số tác dụng phụ điển hình của các thuốc mẹ nên lưu ý:
    • Thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol có thể gây dị ứng: phát ban, sưng mặt,  mũi, họng hoặc gây tổn thương gan, thận với biểu hiện như vàng da vàng mắt…khi sử dụng quá liều.
    • Thuốc hạ sốt chứa Ibuprofen có thể gây ra tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, đầy bụng thậm chí viêm loét dạ dày.

Có thể mẹ muốn biết: 8 triệu chứng triệu chứng sốt siêu vi  không điển hình dễ bị bỏ qua

4. Cách hỗ trợ hạ sốt tại nhà cho trẻ bị sốt virus

Thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vì vậy mẹ không nên lạm dụng thuốc khi trẻ sốt dưới 38.5 độ. Thay vào đó, mẹ nên phối hợp các cách hạ sốt không dùng thuốc dưới đây để hạ sốt cho bé an toàn, hiệu quả nhất:

  • Bổ sung nước cho trẻ: Trẻ bị sốt siêu vi thường bị mất nước do nhiệt độ cơ thể cao, lượng nước bài tiết qua mồ hôi nhiều hơn. Việc bổ sung nước còn giúp đào thải virus qua nước tiểu, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Mẹ nên bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống thêm Oresol, nước hoa quả, sữa, nước lọc [xem chi tiết trẻ bị sốt siêu vi nên uống nước gì để nhanh khỏi bệnh]
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Khi bị sốt siêu vi, thể trạng của trẻ giảm sút, trẻ mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, mẹ nên chọn thức ăn dễ ăn, cung cấp nhiều dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho con, chống lại virus tốt hơn.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Quần áo thoáng mát dễ thấm mồ hôi giúp trẻ mát mẻ, hạ sốt nhanh hơn.
  • Chườm mát: có tác dụng hạ sốt từ từ, tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ thông qua cơ chế truyền nhiệt trực tiếp từ cơ thể trẻ sang khăn mát. Mẹ có thể sử dụng khăn mát hoặc khăn hạ sốt [loại khăn có tẩm dịch chiết thảo dược có tác dụng hạ sốt] để hạ sốt an toàn, không tác dụng phụ cho con.

Hướng dẫn chi tiết cách hạ sốt cho trẻ bằng khăn lau hạ sốt Dr. Papie

Bài viết trên đã giúp mẹ trả lời băn khoăn “Trẻ sốt siêu vi uống thuốc gì?”. Dưới đây là một số lưu ý :

  • Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi trẻ bị sốt trên 38.5 độ C, trẻ sốt dưới 38.5 độ C mẹ nên dùng khăn lau chườm toàn thân hạ sốt cho con.
  • Trong trường hợp bé sốt cao kèm nôn, tiêu chảy, lờ đờ, mệt mỏi… mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám Bác sĩ ngay.

Mẹ còn băn khoăn chưa biết xử lý như thế nào khi con bị sốt siêu vi hãy liên hệ hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Đọc thêm: Trẻ sốt siêu vi mấy ngày hết sốt? Dấu hiệu trẻ sắp khỏi sốt

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

Video liên quan

Chủ Đề