Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với có thể người tập

Lợi ích của thể dục thể thao đối với sức khoẻ sinh viên

Trong mỗi cuộc sống của con người điều quý nhất là sức khỏe và trí tuệ. Cần có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Do đó, thể dục thể thao giúp chúng ta có được sức khỏe tốt. Từ đó tạo điều cho sinh viên có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Tập luyện thể dục thể thao thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường giúp các em sinh viên trở thành con người có ích cho xã hội.

Vai trò của thể dục thể thao đang được nâng cao

– Khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện thể dục thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống.

– Đối với nước ta trong hệ thống giáo dục nhà trường đã đưa môn học giáo dục thể chất vào giảng dạy trong đó có Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa do đó để nâng cao sức khoẻ cho sinh viên nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, để sinh viên được học tập và rèn luyện góp phần hoàn thiện nhân cách của sinh viên. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có kế hoạch sẽ giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học, hiệu quả hơn.

Tác dụng của thể dục thể thao đối với sức khỏe của con người

– Theo kết quả nghiên cứu khoa học của các giáo sư, bác sĩ khi tham gia thể dục thể thao thường xuyên có những lợi ích và tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người:

+ Đối với hệ cơ:  hệ cơ bắp phát triển mạnh từ tuổi dậy thì cho đến 25 – 30 tuổi. Những người có vận động hệ cơ bắp phát triển tốt, thân hình nở nang đầy đặn, dáng vóc cân đối, đẹp để có sức khỏe dồi dào. Ở độ tuổi này mà chọn lối sống an nhàn, lười vận động thì cơ bắp sẽ teo dần, thần hình trở nên yếu đuối, dễ mắc bệnh tật.

+ Đối với hệ hô hấp: hô hấp sẽ mang dưỡng khí đến tận mọi tế bào, vận động nhiều sẽ kéo theo hệ hô hấp tốt, dung tích phổi gia tăng, mọi tế bào được thông khí tốt, góp phần làm tăng tuổi thọ.

+ Đối với hệ tim mạch:  quả tim của người có lối sống không vận động mỗi lần bơm được khoảng 70cc máu, trong khi quả tim của người có lối sống vận động có thể bơm từ 100 – 130cc máu. Việc vận động đúng mực mỗi ngày vài giờ, mỗi tuần từ 5 – 7 ngày có thể giảm huyết áp tâm thu trung bình 11mm Hg và giảm huyến áp tâm trương trung bình 7mm Hg.

+ Đối với hệ bài tiết: đường ruột, đường tiểu và hệ thống các tuyến mồ hôi nhờ vận động mà gia tăng bài tiết giup cơ thể loại bỏ chất cặn bã dư thừa ra ngoài cơ thể tốt hơn, thận bớt làm việc nên đõ bị suy thận sớm nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh hơn.

+ Đối với hệ thần kinh: luyện tập thể dục thể thao làm cho tinh thần sáng khoái chống Strees, chống mệt mỏi, buồn phiền.

– Những nghiên cứu trên đều cho ta thấy lợi ích và tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao. Với những lợi ích hết sức quan trọng như vậy, sinh viên cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để đem lại sức khỏe cho bản thân, có thêm tự tin để lao động và học tập, xứng đáng là sinh viên chăm ngoan trong nhà trường, là công dân khỏe mạnh và góp phần hữu ích cho xã hội trong tương lai.

– Từ những lợi ích của tập luyện thể dục thể thao tốt cho sức khoẻ hi vọng rằng phong trào luyện tập thể dục thể thao của cán bộ, giảng viên, nhân viên và đặc biệt là ý thức học tập bộ môn giáo dục thể chất  của các em sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ngày càng được nâng cao và trở thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người, đem lại niềm vui cho cuộc sống  để chúng ta cùng nhau xây dựng một ngôi trường ngày càng phát triển toàn diện.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Thể chất tốt là điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ tốt. Rèn luyện thể thao có thể thúc tiến quá trình trao đổi chất ở các cơ quan như hệ tiêu hoá và hệ thống thần kinh… trong cơ thể.

Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với hệ tiêu hoá và hệ thống thần kinh

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên chuyên ngành thể thao hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ tiêu hoá như thế nào?

Dạ dày và ruột là những cơ quan chủ yếu của hệ thống tiêu hoá trong cơ thể. Năng lực tiêu hoá của dạ dày và ruột tốt sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với sức khoẻ con người. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ nâng cao được công năng tiêu hoá của dạ dày và ruột, tăng cường sự khoẻ mạnh cho gan, đồng thời còn có tác dụng trị liệu và phòng ngừa một số bệnh về hệ thống tiêu hóa.

Thường xuyên tập luyện, do nhu cầu hoạt động của cơ bắp nên dạ dày và ruột phải tăng cường chức năng tiêu hoá, lúc này dịch và men tiêu hoá tăng lên nhiều, sự co bóp ở đường dẫn truyền tiêu hoá càng được tăng lên mạnh mẽ, tuần hoàn máu ở dạ dày và ở ruột cũng được cải thiện.

Do phát sinh các thay đổi nêu trên mà việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng được diễn ra thuận lợi, mặt khác do khi vận động phải hô hấp sâu, cơ hoành cách hoạt động với biên độ lớn nên đã di chuyển nhiều xuống phía dưới, cơ bụng cũng hoạt động mạnh, điều này đã có tác dụng mát xa cho dạ dày và ruột.

Do tập luyện thể dục thể thao có tác dụng nâng cao năng lực tiêu hoá của dạ dày và ruột như vậy nên đã có không ít người sử dụng tập luyện thể dục thể thao như một phương pháp trị liệu đối với một số bệnh dạ dày và họ đã thu được hiệu quả nhất định.

Gan là một tạng lớn trong cơ thể con người, nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hệ tiêu hoá, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chức năng của gan được tăng cường điều này rất có lợi cho việc tiêu hoá thức ăn.

Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ tiêu hoá như thế nào?

Lượng đường đơn trong gan của vận động viên và người thường và tốc độ đẩy đường đơn ra ngoài của gan ở vận động viên cũng nhanh hơn người thường. Đường đơn ở gan là hết sức quan trọng đối với sự khoẻ mạnh của gan, nó có thể bảo vệ cho gan, vì nguyên nhân này mà các bác sĩ thường yêu cầu những bệnh nhân gan ăn nhiều hoa quả có đường.

Chức năng gan ở vận động viên là rất tốt, khả năng đề kháng với bệnh gan cũng rất cao. Ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì việc sử dụng đường đơn trong gan cũng kinh tế hơn ở người thường.

Từ những yếu tố trên, bác sĩ tư vấn khuyên có thể thấy tập luyện thể dục thể thao có thể làm tăng thêm sức khoẻ cho gan, mà gan có khoẻ thì mới có thể nâng cao được năng lực lao động và vận động.

Tập luyện thể dục thể thao với hệ thống thần kinh như thế nào?

Hệ thống thần kinh khống chế các loại hành vi của con người, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần kinh ở đại não, nâng cao tính linh hoạt và sự hưng phấn của hệ thống thần kinh, phản ứng nhanh, tăng thêm tốc độ linh hoạt và sự chuẩn xác nhịp nhàng của động tác. Hệ thống thần kinh là do hệ thống trung khu và hệ thống thần kinh ngoại biên tạo thành.

Hình thức hoạt động của chúng như sau: Sau khi cơ thể tiếp nhận được tín hiệu kích thích thông qua các nơron thần kinh để dẫn truyền đến hệ thống trung khu thần kinh, sau khi hệ thống trung khu thần kinh phân tích, tổng hợp thì các xung động hưng phấn sẽ được dẫn truyền tới các cơ quan từ đó tạo ra các phản ứng tương ứng.

Ngoài ra thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn có thể phòng ngừa được bệnh suy nhược thần kinh. Vận động còn đảm bảo cho việc giữ cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của đại não, từ đó phòng ngừa được sự phát sinh suy nhược thần kinh.

Tập luyện thể dục thể thao với hệ thống thần kinh như thế nào?

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể làm cho sự hưng phấn được tăng cường, ức chế càng thêm sâu sắc hoặc làm cho hưng phấn và ức chế được tập trung, như vậy đã nâng cao được tính linh hoạt của quá trình thần kinh. Khi tập luyện thể dục thể thao do trung khu vận động hưng phấn cao độ làm cho ngoại vi sản sinh sự ức chế sâu sắc, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi tốt.

Tập luyện thể dục thể thao thường yêu cầu phải hoàn thành những động tác phức tạp, có độ khó cao hơn so với các hoạt động thường ngày, vì vậy mà cơ thể bắt buộc phải động viên chức năng của bản thân đến mức cao độ mới có thể thích nghi được với các yêu cầu của nhiệm vụ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề