Các dịch vụ được mở cửa tphcm 1/11

[PLO]- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết Sở GTVT đang tính toán ngày 1-11 sẽ tổ chức lại một số tuyến xe khách liên tỉnh, tuy nhiên chưa biết cụ thể tỉnh nào.

20 giờ tối 8-10, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã lên sóng livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” với chủ đề “Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới”.

Tại buổi livestream, một chủ doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh cho biết trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, doanh nghiệp của ông dừng mọi hoạt động kéo dài dẫn đến kinh tế kiệt quệ. “Xin lãnh đạo TP.HCM cho biết khi nào triển khai mở lại vận tải hành khách liên tỉnh, bởi vì hiện nay doanh nghiệp của tôi rất khó khăn, kiệt quệ, nếu kéo dài mãi sẽ phá sản?” - chủ doanh nghiệp đặt câu hỏi.


Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng trả lời câu hỏi của người dân. Ảnh: TTBC

Trả lời câu hỏi này, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng cho biết bà rất xúc động và chia sẻ đối với những doanh nghiệp có mô hình sản xuất mà bị tác động mạnh mẽ trong thời gian dịch bệnh, nhất là lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch...

“Vận tải hành khách liên tỉnh, có nghĩa là xe vận chuyển người đi qua các tỉnh khác. Như vậy sẽ có sự lệ thuộc đối với các tỉnh khác. Xe mình chạy đến tỉnh nào đó thì phải được tỉnh đó đồng ý” - bà Thắng nói.

Theo bà Thắng, trong thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã chủ động làm việc với các tỉnh thành để có sự thống nhất với nhau về vấn đề đi lại liên tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển hành khách liên tỉnh còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh của các tỉnh thành.

“Theo kế hoạch của Sở GTVT thì đang tính toán và kỳ vọng ngày 1-11 sẽ tổ chức lại một số tuyến xe khách liên tỉnh, còn tỉnh nào thì chưa trả lời được” - bà Thắng nói và cho biết từng bước sẽ mở rộng thêm...

Chính thức: 3 phương án đưa người lao động đi lại liên vùng với TP.HCM

[PLO]- UBND TP.HCM đưa ra ba phương án vận chuyển người lao động giữa các tỉnh, TP đến TP.HCM làm việc trong tình hình mới.

TÁ LÂM

Nội dung đề cập trong kế hoạch Phục hồi hoạt động ngành du lịch thành phố trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022 được Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng ký hôm 14/10.

Theo đó, lộ trình khôi phục du lịch ở TP HCM gồm 3 giai đoạn. Từ nay đến cuối tháng 10, thành phố mở hoạt động du lịch nội vùng TP HCM theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương [chỉ mở ở "vùng xanh"].

Giai đoạn này, các hoạt động du lịch được triển khai là dịch vụ lữ hành; dịch vụ lưu trú; các điểm tham quan. Người dân sống và làm việc tại TP HCM có thể đi du lịch theo phương thức khách đoàn hoặc tự tổ chức tới các điểm tham quan ở quận huyện kiểm soát được dịch.

Du khách tham quan khu bảo tồn cá sấu hoa cà ở Cần Giờ hôm 4/10. Ảnh: Huỳnh Nhi

Các dịch vụ lưu trú là khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch ở những "vùng xanh" cũng được đón khách với công suất phục vụ tối đa 50% [ngoài các cơ sở lưu trú phục vụ khách cách ly y tế và lực lượng tuyến đầu chống dịch đang hoạt động].

Các điểm tham quan thuộc địa bàn "vùng xanh" hoạt động với công suất phục vụ tối đa 50%. Tất cả loại hình du lịch hoạt động trở lại phải bảo đảm điều kiện Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong lĩnh vực du lịch do TP HCM ban hành.

Doanh nghiệp du lịch được khuyến khích xây dựng sản phẩm mới theo hướng tour khép kín; tập trung các sản phẩm là chương trình về nguồn; du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khoẻ; tham quan ngoài trời, trải nghiệm những nét đặc sắc về văn hoá, ẩm thực, lối sống con người TP HCM. Các điểm đến trong chương trình du lịch phải thuộc địa bàn "vùng xanh" theo công bố của Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM.

Trong gian đoạn này, TP HCM chú trọng phát triển các sản phẩm du dịch như Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, Bến Đình, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Công viên Rin Rin Park, Vườn lan huyền thoại, Làng trái cây Trung An, Khu du lịch Vàm Sát, Chiến khu rừng Sác, Bảo tàng 3D, phố chuyên doanh Hải Thượng Lãn Ông...

Nhóm khách hướng đến là lực lượng y bác sĩ tham gia chống dịch; người Việt và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại TP HCM; phóng viên một cơ quan báo chí, truyền thông, người nổi tiếng và những người viết nhật ký du lịch.

Từ ngày 1/11 đến cuối năm, thành phố mở hoạt động du lịch nội vùng TP HCM và liên tỉnh theo tiến trình kiểm soát dịch của các địa phương nhưng vẫn mở chủ yếu trên địa bàn "vùng xanh".

Giai đoạn này, thành phố sẽ phát triển thêm các dịch vụ lưu trú và tham quan theo hình thức kết hợp [combo]; tham quan TP HCM bằng xe bus 2 tầng... Đồng thời, ngành du lịch tiếp tục hoàn thiện, nâng chất các điểm đến theo lộ trình kiểm soát dịch bệnh và phát triển các sản phẩm theo hình thức khép kín gắn với các điểm tham quan có không gian rộng và mở như Thảo Cầm Viên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Bảo tàng áo dài, Công viên văn hóa du lịch Suối Tiên...

Thành phố cũng phát triển thêm sản phẩm du lịch phục vụ khách trong nước có nhu cầu; khách quốc tế đến Phú Quốc và các địa phương theo chương trình thí điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam theo các chương trình công vụ...

Từ đầu năm 2022, TP HCM mở hoạt động du lịch nội vùng, liên tỉnh và quốc tế theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương và các quốc gia. Giai đoạn này, thành phố dự kiến khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn TP HCM, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19.

Theo kế hoạch, ở cả 3 giai đoạn, thành phố lưu ý trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ giảm quy mô, phạm vi của các loại hình hoạt động.

Du lịch là một trong ngành ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm nay, thành phố không đón khách quốc tế; khách nội địa đạt khoảng 7,7 triệu lượt, giảm 31% so với cùng kỳ 2020 và 52% so với cùng kỳ 2019. Hiện, du lịch TP HCM triển khai thí điểm tour du lịch khép kín tại huyện Cần Giờ và Củ Chi phục vụ lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Hữu Công

Danang FantastiCity phối hợp với VnExpress.net thực hiện khảo sát tâm lý du khách với việc lựa chọn điểm đến Đà Nẵng sau các đợt dịch Covid-19. Tham gia khảo sát tại đây, độc giả sẽ giúp Đà Nẵng nắm bắt nhu cầu du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao các trải nghiệm của du khách trong thời gian tới. Độc giả trả lời khảo sát có cơ hội nhận nhiều phần quà đặc biệt.

Uỷ ban nhân dân TP.HCM vừa có văn bản số 3404/KH-UBND về kế hoạch phục hồi ngành du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19 đến năm 2022.

Trên nguyên tắc “An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó và mở cửa thì phải an toàn”, Uỷ ban nhân dân Thành phố xác định lộ trình khôi phục hoạt động du lịch với 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ nay đến ngày 31/10/2021.

Thành phố sẽ mở lại hoạt động du lịch nội vùng theo tiến trình kiểm soát dịch của các địa phương [chỉ mở trên địa bàn “vùng xanh”]. Ở giai đoạn 1, các hoạt động du lịch được triển khai gồm dịch vụ lữ hành; dịch vụ lưu trú; hoạt động tại các điểm tham quan.

Trong giai đoạn này, người dân sống và làm việc tại TP.HCM có thể đi du lịch theo phương thức khách đoàn hoặc tự tổ chức tới các điểm tham quan ở quận huyện kiểm soát được dịch. Thành phố mở rộng thêm hoạt động lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn các quận huyện đã kiểm soát được dịch bệnh với công suất phục vụ tối đa 50%. Các điểm tham quan thuộc địa bàn vùng xanh được hoạt động với công suất tối đa 50%, bảo đảm các điều kiện theo Bộ tiêu chí du lịch.

Một số điểm tham quan/sản phẩm du lịch nội vùng như: huyện Củ Chi: Khu di tích địa đạo Bến Dược, Bến Đình, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Công viên Rin Rin Park, vườn lan Huyền thoại, làng trái cây Trung An,… Huyện Cần Giờ: Khu du lịch Vàm Sác, chiến khu rừng Sác, Đầm Dơi, lâm viên Cần Giờ, chợ Hàng Dương… Một số địa điểm/sản phẩm du lịch khác như: Bảo tàng 3D [quận 7], phố chế tác kim hoàn, con đường chuyên doanh thuốc đông y Hải Thượng Lãn Ông [quận 5]…

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/11 đến ngày 31/12/2021.

Thành phố mở các hoạt động du lịch nội vùng và liên tỉnh theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, chủ yếu tại “vùng xanh”. Dịch vụ lữ hành tổ chức theo phương thức khách đoàn đối với các chương trình du lịch có điểm đến tại các tỉnh/thành và đối với khách du lịch từ các tỉnh/thành đến TP.HCM. Người dân ở TP.HCM có thể đi theo đoàn hoặc tự tổ chức chuyến đi, đến các điểm tham quan trên địa bàn Thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh.

Trong giai đoạn này, các hoạt động lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã kiểm soát được dịch bệnh, sẽ được mở rộng thêm với công suất phục vụ tối đa 70%. Thành phố xem xét mở thêm một số dịch vụ cho cơ sở lưu trú, ăn uống tại chỗ, spa... tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh. Các điểm tham quan thuộc vùng xanh được hoạt động với công suất tối đa 70%, bảo đảm các điều kiện theo Bộ tiêu chí du lịch.

Giai đoạn này phát triển thêm các sản phẩm du lịch cho khách nội địa có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện của Bộ tiêu chí du lịch; khách quốc tế đến Phú Quốc theo chương trình thí điểm của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Các sản phẩm nội vùng cũng sẽ hoạt động phục vụ du khách gồm: Thảo cầm viên Sài Gòn, công viên văn hóa Đầm Sen, công viên văn hóa Suối Tiên; tham quan nội đô bằng xe buýt, buýt hai tầng du lịch…

Giai đoạn 3: Năm 2022.

TP.HCM mở hoạt động du lịch nội vùng, liên tỉnh và quốc tế theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương và các quốc gia. Thành phố sẽ khôi phục tất cả hoạt động và sản phẩm du lịch, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn dịch Covid-19.

Trong năm 2022, TP.HCM sẽ đẩy mạnh triển hoạt động khai công tác liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố với các tỉnh/thành; phát huy vai trò then chốt của iIệp hội Du lịch TP.HCM và các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch liên kết thực sự hấp dẫn, độc đáo; xúc tiến đầu tư vào du lịch, cơ hội hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương…

TP.HCM cũng xác định, thị trường nội địa giữ vai trò chủ lực trong giai đoạn phục hồi ngành du lịch. Thành phố tập trung xây dựng nguồn nhân lực an toàn, điểm đến an toàn và dịch vụ du lịch an toàn trên địa bàn Thành phố. Chủ động kết nối với các tỉnh/thành để phát triển tuyển, điểm đến an toàn liên vùng.

Công văn 3040/KH-UBND của Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng lưu ý: Trong cả ba giai đoạn phục hồi nói trên, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ giảm quy mô, phạm vi của các loại hình hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Thắng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM cho biết: Thành phố đã có kiến nghị đến Chính phủ về những chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, chẳng hạn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2021, giảm 30% thuế giá trị gia tăng, miễn tiền phạt chậm nộp thuế trong năm 2020 và 2021. Đặc biệt các hộ kinh doanh cá thể, gia đình sẽ được miễn hoàn toàn thuế trong quý 3 và 4 của năm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề