Các bài tập vận động cho bé 18-24 tháng năm 2024

Rất nhiều cha mẹ cho rằng cách nuôi dậy con cái của mình là tốt nhất, mà quên mất giáo dục con cái cũng là một môn khoa học bao hàm nhiều tri thức tổng hợp. 18 đến 24 tháng, cơ thể trẻ đang dần trở nên hoàn thiện, vì vâỵ các bậc cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để giáo dục thể chất cho trẻ một cách hợp lý và hiệu quả.

Cho trẻ chơi trò chơi vận động Trẻ 18-24 tháng đã có thể đi kiễng chân đi một vài bước, có thể vịn vào cầu thang, bước lên bước xuống thành thạo từ 3 bậc trở lên. Năng lực vận động của trẻ giai đoạn này đã tiến cao hơn một bậc, vì vậy người lớn có thể cho trẻ chơi một số trò chơi tương đối phức tạp như:

1. Nhảy bằng hai chân. Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng giữ thăng bằng và khả năng điều tiết. Phương pháp: Người lớn đứng đối diện với trẻ, giữ hai tay của bé, thử làm mẫu một lần nhảy lên khỏi mặt đất, sau đó cùng bé nhảy. Khi bắt đầu, người lớn nắm hai tay bé để bé nhảy, dần dần nắm 1 tay hoặc cho bé bám vào vật gì đó để tự nhảy. Nên rèn luyện nhiều lần động tác này.

2. Đập đập, lắc lắc Mục đích: Luyện tập vận động ngón tay và cổ tay. Phương pháp: Chuẩn bị một vài cái trống bỏi [ là loại trống có cán cầm, hai bên thành trống có hai sợi dây buộc hai viên bi. Khi lắc trống, viên bi này sẽ đập vào mặt trống tạo ra những tiếng kêu vui nhộn]. Chia cho mỗi bé một cái rồi cùng bé làm động tác đập hoặc lắc trống bỏi, người lớn vừa đập trống vừa hát những bài hát thiếu nhi…

3. Đi giật lùi Mục đích: Rèn luyện cho trẻ khả năng giữ thăng bằng và bước vững. Phương pháp: Dạy trẻ cách đi giật lùi hoặc vừa kéo đồ chơi vừa lùi, cũng có thể cùng trẻ chơi trò anh tiến tôi lùi…

4. Trẻ 1-2 tuổi còn có thể tập đánh nhịp hoặc vỗ tay theo điệu nhạc Các động tác này giúp cho cơ thể trẻ có được sự khéo léo, mềm dẻo. Đồng thời, trẻ sẽ học được cách cảm nhận các giai điệu, tiết tấu của âm nhạc.

Bé Bông - Trường mầm non BibiHome

Ngoài ra, còn rất nhiều hoạt động có thể phát triển khả năng vận động của đôi tay như:

1. Nhặt đậu tương Mục đích: Luyện cơ bàn tay cho trẻ. Phương pháp: Người lớn đặt một ít hạt đậu tương hoặc lạc lên mặt bàn, dạy trẻ dùng ngón tay trỏ và ngón cái của bàn tay phải nhặt từng hạt cho vào giỏ. Mỗi lần nên đặt số lượng đậu tương vừa phải, không nên đặt quá nhiều vì trẻ có thể thấy chán nản, không hứng thú.

2. Xuyên cúc Mục đích: Rèn luyện khả năng phối hợp các động tác tay của trẻ. Phương pháp: Đưa cho trẻ một chiếc cúc và một sợi dây nhựa, bảo trẻ xuyên sợi dây qua chiếc cúc. Trẻ xuyên xong thì bảo trẻ rút sợi dây ra. Có thể khuyến khích trẻ xuyên thêm một vài chiếc cúc nữa, cứ xuyên xong một chiếc lại kéo dây ra.

Cho trẻ tập thể dục buổi sáng Trẻ 18 tháng tuổi trở đi đã có thể tập thể dục buổi sáng, hình thức này nhằm tạo cho trẻ thói quen và hứng thú tập luyện. Đồng thời, thể dục buổi sáng còn khắc phục phản xạ ức chế của thần kinh sau khi ngủ ở trẻ sang trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục cũng giúp các bé khôi phục lại khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào những hoạt động khác.

Giờ thể dục buổi sáng có thể được tiến hành như sau: Đầu tiên cho trẻ đi bộ 1-2 vòng quanh sân, sau đó tập các động tác của bài tập phát triển chung theo thứ tự: Động tác phát triển nhóm cơ tay – vai, cơ thân [bụng, lườn], cơ chân.

Với trẻ đi học, những ngày có giờ tập thể dục, cô nên cho trẻ tập thể dục buổi sáng nhẹ nhàng hơn [có thể giảm số lần của các động tác], thời gian kéo dài khoảng 5 phút.

Giờ tập vận động Lúc này trẻ đang ở độ tuổi mầm non, khi ở trường học cô giáo nên chú ý mỗi tuần tổ chức luyện tập cho trẻ 2 lần vào giờ chơi - tập buổi sáng, mỗi lần khoảng 10-12 phút. Hai lần này phải được phân bố xen kẽ với những hoạt động khác trong tuần, không được xếp liền giờ nhau [giờ tập vận động cho trẻ có thể xếp vào thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 4 thứ 6 của tuần]. Với những bé chưa đi học, cha mẹ cũng nên luyện tập cho bé ngay tại nhà.

Người lớn có thể dạy trẻ một giờ tập vận động với nội dung sau: 1. Đi bước qua vật cản cao 5-7cm. 2. Ném bóng qua dây ở ngang tầm ngực bằng một tay.

Ngoài giờ tập luyện, cần tạo điều kiện cho trẻ tự vận động bằng các trò chơi để củng cố thói quen của trẻ. Ví dụ như các trò: Gấu dạo chơi trong rừng, Mèo và chim sẻ…

Tham gia các trò chơi vận động vui nhộn là cách tốt nhất giúp các bé mẫu giáo khám phá thế giới xung quanh, phát triển kỹ năng và học hỏi nhiều điều mới lạ.

Các bé ở tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, tò mò và luôn muốn thử những điều mới. Ở giai đoạn này, các trò chơi vận động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ giúp bé phát triển thể chất mà còn giúp tăng cường trí thông minh hiệu quả. Dưới đây là 22 trò chơi vận động cho bé mầm non, bé tập đi đơn giản, thú vị và giúp bé phát triển tốt nhất.

1. Vượt chướng ngại vật – Trò chơi vận động phát triển kỹ năng bò

Đây là trò chơi vận động trong nhà giúp rèn luyện kỹ năng vận động phức tạp. Trò này phù hợp với bé bắt đầu tập bò và chưa biết đi. Bạn cần chuẩn bị:

  • Đường hầm đồ chơi
  • Gối và chăn mền
  • Lều cho trẻ

Cách chơi

  • Đặt nhiều gối liên tiếp nhau trên sàn nhà để hình thành con đường.
  • Đặt đường hầm đồ chơi ở cuối con đường bằng gối
  • Sau đường hầm, bạn có thể đặt một chiếc lều nhỏ với nhiều đồ chơi mà bé thích.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp bé phát triển kỹ năng bò.

2. Nhảy qua hộp – Trò chơi cho trẻ 18-24 tháng

Đây là một trò chơi vận động vui nhộn cho trẻ mầm non, giúp bé phát triển kỹ năng đứng, đi. Để thực hiện trò chơi cho bé, bạn cần chuẩn bị:

  • 5 – 6 hộp carton chẳng hạn như hộp đựng giày
  • Màu vẽ và cọ.

Cách làm

  • Hướng dẫn bé tự sơn màu lên hộp để bé hứng thú và tò mò hơn
  • Đặt các hộp giấy thành một dãy, càng nhiều hộp càng tốt
  • Đặt 1 món đồ chơi cho trẻ ở cuối hàng, sau đó yêu cầu bé nhảy qua mà không được đụng vào
  • Sau khi lấy được đồ chơi, yêu cầu bé quay lại và nhảy về vị trí xuất phát.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng đi, đứng.

3. Đẩy đồ chơi – Trò chơi vận động trong nhà cho trẻ

Đẩy đồ chơi như xe hơi hay xe đẩy là cách giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động. Trò này thích hợp với bé bắt đầu tập đi, giúp bé học cách giữ cân bằng cơ thể.

Chuẩn bị

  • Một chiếc xe đẩy với tay cầm vững chắc.

Cách chơi

  • Đứng trước bé để hướng dẫn bé hay gọi bé đi về phía bạn
  • Một người khác sẽ đứng phía sau bé để hỗ trợ, đồng thời cỗ vũ bé đi về phía trước.
  • Bé có thể chơi trò này với bé khác đã biết đi trong nhà.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động, hỗ trợ bé học cách giữ cân bằng cơ thể.

\>>> Bạn có thể quan tâm: Chọn đồ chơi trẻ em: 7 món đồ chơi nguy hiểm cần tránh xa

4. Trò chơi vận động: Lăn bóng

Lăn bóng quanh nhà là trò chơi với bóng cho trẻ mầm non đầy vui nhộn, giúp bé cảm thấy thích thú. Ngoài ra, bé sẽ mau phát triển nhanh các kỹ năng vận động.

Chuẩn bị

  • Một quả bóng cao su cỡ lớn, vừa tầm của bé.

Cách chơi

  • Cho bé đẩy hoặc lăn bóng tập thể thao quanh nhà.
  • Trò chơi sẽ kết thúc khi bé lăn bóng hết các phòng.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé nhanh chóng phát triển các kỹ năng vận động.

6. Dọn dẹp phòng

Bạn có biết dọn dẹp phòng vừa là cách để tăng cường hoạt động thể chất cho cả nhà vừa giúp bé hình thành thói quen tốt không?

Chuẩn bị:

  • Tất cả đồ chơi của bé và những vật dụng trong nhà khác
  • Sọt đựng đồ.

Cách chơi

  • Đặt đồ chơi của bé trên sàn.
  • Cho bé vào phòng cùng với sọt đựng đồ và yêu cầu bé nhặt các món đồ chơi mềm. Bé sẽ nhặt chúng và bỏ vào sọt.
  • Ban đầu, bạn sẽ dặn bé dọn các đồ chơi mềm, sau đó đến các món đồ nhựa hay các vật dụng gia đình. Bạn có thể để những chén đĩa nhựa và yêu cầu bé nhặt chúng.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp bé hình thành thói quen tốt.

Bạn có thể xem thêm: Cách dạy trẻ làm việc nhà phù hợp với từng độ tuổi

5. Ném gối – Trò chơi vận động vui nhộn

Ném gối là trò chơi vận động cho trẻ mầm non trở lên, giúp trẻ phát triển kỹ năng bò, ngồi và ném. Bạn có thể cho trẻ chơi trò này bất cứ lúc nào nhưng sẽ vui hơn là lúc trước khi đi ngủ. Để chơi trò chơi này, bạn cần chuẩn bị:

  • 6 – 7 cái gối nhỏ
  • Một sọt đựng đồ.

Cách chơi

  • Trải gối trên giường, một số ở gần cuối giường, một số ở đầu giường
  • Bé sẽ bắt đầu từ một đầu giường, nhặt gối và ném vào sọt trên sàn để gần giường. Bé có thể bò hay đi bộ tùy theo ý muốn của bé
  • Bé sẽ tiếp tục cho đến khi ném hết gối vào sọt
  • Bạn có thể để sọt ở vị trí gần để bé dễ ném gối.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp trẻ phát triển kỹ năng bò, ngồi và ném.

6. Trò chơi vận động di chuyển thành hàng

Đây là trò chơi vận động cho trẻ mầm non có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao khả năng giữ thăng bằng khi đi bộ. Để thực hiện trò chơi với bé, bạn cần

Chuẩn bị

  • Dây ruy băng màu
  • Băng keo

Cách chơi

  • Dùng băng dính để dán ruy băng lên sàn thành đường thẳng rồi chuyển góc 90°, tạo nhiều đường vuông góc và song song với nhau.
  • Bé cần đi bộ theo đường ruy băng, chân sau nối gót chân trước.

Trò chơi sẽ tốt hơn khi chơi nhiều bé vì bạn có thể cho các bé nối đuôi thành đoàn tàu và đi theo nhau.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé nâng cao khả năng giữ thăng bằng khi đi bộ.

\>>> Bạn có thể quan tâm: 9 trò chơi giúp trẻ học bảng chữ cái nhanh thuộc và nhớ lâu

7. Thổi bong bóng xà phòng – Trò chơi vận động ngoài trời cho trẻ

Đây là một trò chơi vận động ngoài trời cho bé khá lành mạnh. Bé vừa có thể vui vẻ nghịch bong bóng xà phòng bay ra từ vòng lắc, vừa rèn luyện kỹ năng vận động.

Chuẩn bị

  • Đồ chơi tạo bong bóng xà phòng
  • Vòng lắc

Cách chơi

  • Để bé giữ cái vòng và đứng cách bạn khoảng 1m. Bạn đứng đối diện với bé và thổi bong bóng
  • Bé sẽ đi nhanh đến để đón càng nhiều bong bóng càng tốt
  • Người thứ ba sẽ đếm số bong bóng mà bé đón được.

Kỹ năng phát triển

Kết hợp nhiều cơ trên cơ thể, kết hợp vận động và nhìn.

9. Nhảy lò cò – Trò chơi vận động mầm non 5 – 6 tuổi

Đây là trò chơi dân gian cực vui dành cho các bé từ xưa đến nay. Bạn có thể tổ chức cho bé chơi ngoài trời hoặc chơi ngay trong nhà nếu có không gian rộng. Bạn có thể hướng dẫn trẻ chơi trò chơi vận động này bằng cách:

Chuẩn bị

  • Viên phấn

Cách chơi

  • Dùng phấn vẽ các ô trên sàn với số lượng mà bạn thích. Ghi số hay chữ cái vào các ô trên.
  • Bé sẽ đứng tại vị trí bắt đầu và nhảy vào ô mà bé chọn. Bạn có thể chỉ định ô cho bé nhảy.
  • Việc đọc chữ cái và con số sẽ giúp bé làm quen nhiều hơn và học được chúng nhanh hơn.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp bé rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng và sự khéo léo.

10. Trò chơi vận động: Giẫm các xốp bong bóng

Giẫm các miếng xốp bong bóng [dùng để gói hàng] bằng chân không chỉ khiến bé thích thú mà còn giúp bé phát triển cảm giác khi di chuyển. Đây cũng chính là trò chơi cho trẻ 18-24 tháng khá phổ biến.

Chuẩn bị

  • Miếng xốp bong bóng cỡ lớn hay nhiều miếng nhỏ

Cách chơi

  • Trải xốp bong bóng lên sàn.
  • Yêu cầu bé đi chân không và bước từng bước một. Bong bóng nổ dưới chân bé có thể làm bé thấy vui và thích thú.
  • Khi bé đã chán đi, bạn có thể bảo bé nhảy để làm bóng nổ.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp bé phát triển cảm giác khi di chuyển.

\>>> Bạn có thể quan tâm: 6 trò chơi rèn luyện trí thông minh mà bố mẹ nên chơi cùng con

11. Trò chơi bắt đĩa bay

Trò chơi vận động mầm non 5-6 tuổi sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bé. Một cái đĩa nhựa bay có thể tạo thành một trò chơi vận động ngoài trời cực vui nhộn khi bé chơi chung với gia đình, giúp phát triển kỹ năng chạy, bắt đồ vật và kỹ năng vận động.

Chuẩn bị

  • Đĩa nhựa bay
  • Người chơi chung với bé

Cách chơi

  • Tìm một công viên có nhiều cỏ mềm. Cho bé đứng cách bạn một khoảng.
  • Ném đĩa bay và khuyến khích bé đi bắt lấy. Người còn lại sẽ giúp bé bắt đĩa khi cần thiết.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng chạy, bắt đồ vật và kỹ năng vận động.

12. Trò chơi vận động: Ghế âm nhạc

Ghế âm nhạc là một trò chơi nhà trẻ giúp các bé rèn luyện kỹ năng vận động rất tốt. Để tổ chức trò chơi này cho các bé, bạn cần chuẩn bị nhiều chiếc ghế nhỏ:

  • Đặt ghế theo đường zíc zắc.
  • Bé sẽ chạy quanh những cái ghế này theo tiếng nhạc.
  • Khi nhạc dừng lại, bé sẽ ngồi vào ghế gần nhất. Bé nào không có ghế sẽ bị loại. Bạn có thể lấy bớt một cái ghế sau mỗi hiệp để trò chơi gay cấn hơn.
  • Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé cuối cùng ngồi trên ghế và đó là người chiến thắng.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé rèn luyện sự nhanh nhạy.

13. Trò chơi vận động cho bé 3 tuổi: Đi xe đạp 3 – 4 bánh

Hầu hết các bé đều thích có một chiếc xe đạp 3 – 4 bánh cho riêng mình. Đây là trò chơi vận động ngoài trời mà bạn có thể thực hiện cùng với chiếc xe yêu thích của bé.

Chuẩn bị

  • Sáp màu
  • Vài mảnh bìa carton
  • Xe đạp 3 – 4 bánh

Cách chơi

  • Để bé tự vẽ những hình thù yêu thích lên tấm giấy bìa.
  • Sau khi bé đã hoàn thành, đặt những tấm bìa cách nhau một khoảng thích hợp ngoài sân để tạo một đường ray.
  • Bé có thể đạp xe giữa đường ray, tới và lui giữa hai miếng bìa. Bé có thể cùng chơi với nhiều bé khác để hoạt động thêm vui nhộn.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp bé giữ thăng bằng tốt.

\>>> Bạn có thể quan tâm: Lợi ích của trò chơi đóng kịch đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

14. Trò chơi vận động: Bé ninja

Với trò chơi vận động mầm non 4-5 tuổi này, bé sẽ dùng hết khả năng né chướng ngại vật để tránh thoát dây và lấy được đồ.

Chuẩn bị

  • Một sợi dây dài
  • Một vài đồ dùng trong nhà

Cách chơi

  • Cột dây thừng giữa đồ vật ở những khoảng cách khác nhau trong phòng. Thêm nhiều đồ vật để hình thành mạng lưới mê cung với nhiều dây thừng cao và thấp.
  • Bé cần luồn hay leo qua dây mà không được chạm vào dây để lấy đồ
  • Nếu dây thừng cao, bé sẽ bò, còn nếu dây thấp, bé cần nhảy hay bước qua
  • Bé càng lấy được đồ vật nhanh thì sẽ càng được nhiều điểm.

Kỹ năng phát triển:

Kết hợp nhiều kỹ năng như bò, ngồi xổm, đi bộ và nhảy hay bước qua đồ vật.

15. Nhảy và dừng

Đây là một trong các trò chơi cho bé 3 tuổi rất được nhiều bé ưa chuộng hiện nay. Nhảy luôn là cách tốt nhất cho trẻ vận động cơ thể và cũng là cách để hình thành phản xạ vận động cho trẻ. Trò chơi vận động mầm non này sẽ vui và thú vị hơn nếu có nhiều bé tham gia:

  • Mở nhạc và để bé nhảy theo cách bé muốn
  • Thay đổi nhiều bài hát. Mỗi khi bài hát thay đổi, bé cần phải thay đổi cách nhảy
  • Hãy để người hỗ trợ quan sát bé. Bé nào nhảy đẹp và đa dạng sẽ thắng

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp hình thành phản xạ vận động cho trẻ.

\>>> Bạn có thể quan tâm: 19 trò chơi âm nhạc thú vị dành cho bé yêu

16. Trò chơi thuyền vào bến

Với trò chơi trẻ em này, bé cần tìm bến có màu giống thuyền của mình. Ngoài ra, thuyền phải vào đúng vị trí bến khi có hiệu lệnh.

Chuẩn bị

  • Bạn phát cho mỗi trẻ 1 chiếc thuyền với nhiều màu sắc khác nhau.
  • Làm cờ hoặc chấm tròn [có các màu giống như màu của thuyền] và quy định đó là bến.
  • Trò chơi có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong không gian rộng.

Cách chơi

  • Mỗi bé sẽ cầm một chiếc thuyền như để ra khơi đánh cá. Điều này có nghĩa là các bé sẽ được tự do đi dạo trong sân chơi.
  • Các bé có thể làm động tác chèo thuyền hoặc làm động tác vượt sóng.
  • Khi có hiệu lệnh: “Trời sắp có bão to” thì các bé mau chóng đem thuyền về bến.
  • Thuyền có cùng màu nào thì tìm về bến có màu cờ ấy. Bé nào tìm về bến khác màu được xem như thua cuộc

Lưu ý

Để trò chơi thêm phần hấp dẫn và giúp trẻ nhận biết nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể đổi chỗ các bến và giúp các bé đổi thuyền cho nhau. Nhiều thuyền khác nhau có thể ở cùng 1 bến. Do đó, các bé có cùng màu thuyền sẽ tìm về cùng 1 bến giống nhau. Vì thế, các bến phả cách nhau 1 khoảng vừa đủ sao cho các bé đứng xung quanh.

17. Trò chơi vận động: Nhảy lò cò

Đây là một trong các trò chơi dành cho trẻ em ở mọi lứa tuổi cực vui nhộn từ xưa đến nay.

Chuẩn bị

  • Phấn vẽ

Cách chơi

  • Vẽ các ô trên sàn với số lượng mà bạn mong muốn. Ghi số hoặc chữ cái vào các ô trên.
  • Trẻ sẽ đứng tại vị trí bắt đầu, sau đó nhảy vào ô mà bé chọn. Bạn có thể chỉ định ô cho bé nhảy vào.
  • Việc đọc chữ cái, con số sẽ giúp trẻ có thể làm quen nhiều hơn. Đồng thời, giúp bé học được chúng nhanh hơn.

Kỹ năng phát triển

Đứng, và nhảy lò cò.

Bạn có thể xem thêm: 10 cách khuyến khích trẻ để con phát triển tốt hơn

18. Trò chơi: Nhảy bao bố

Chuẩn bị

  • Bao bố

Cách chơi

  • Bạn có thể rủ thêm nhiều bé cùng tham gia trò chơi.
  • Tiếp theo, chia các bé làm hai đội trở lên, trong đó mỗi đội nên có số người bằng nhau.
  • Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có vạch xuất phát và một vạch đích. Mỗi đội được xếp thành một hàng dọc.
  • Bé đứng đầu bước vào trong bao bố, cùng với hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nhận được lệnh xuất phát, thì bé đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích. Tiếp theo, quay trở lại về vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
  • Cho tới khi người thứ nhất nhảy về đến đích, thì người thứ 2 mới được phép bắt đầu nhảy. Liên tiếp như vậy cho đến khi đội nào về trước đội đó thắng.

Lưu ý

Bé nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát thì phạm luật, hoặc bé nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà phải bỏ bao ra cũng phạm luật và bé có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

19. Trò chơi đi bộ 3 chân

Chuẩn bị:

  • Dây buộc chân

Cách chơi: Cho 2 trẻ buộc chân lại với nhau [chân trái và chân phải], đứng trước vạch kẻ xuất phát. Đến khi có hiệu lệnh xuất phát thì 2 trẻ phối hợp với nhau mau đi đến đích.

Kỹ năng phát triển

Giúp trẻ giữ được thăng bằng.

20. Chuyền bóng [cho trẻ từ 3 tuổi]

Chuẩn bị:

  • 2 đến 3 quả bóng

Cách chơi:

  • Bạn sắp xếp cho trẻ đứng thành vòng tròn, và chia làm 2 đến 3 nhóm để thi đua cùng nhau
  • Cứ 10 trẻ thì có thể chia một trẻ cầm bóng.
  • Khi bạn hô “Bắt đầu!” thì bé nào cầm bóng đầu tiên sẽ phải chuyền bóng cho người bạn bên cạnh. Lần lượt các bé chuyền bóng theo chiều kim đồng hồ. Vừa chạy đi chuyền vừa hát theo nhịp bài hát mà các bé hát, hoặc nhạc do bạn mở sẵn.
  • Nhóm nào có ít bạn làm rơi bóng sẽ là nhóm thắng cuộc.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính cẩn thận và khéo léo.

Bạn có thể quan tâm: Khám phá 6 lợi ích từ các món đồ chơi cho trẻ em bằng gỗ

21. Chi chi chành chành – Trò chơi vận động cho trẻ mầm non từ 3 tuổi

Cách chơi

  • Yêu cầu các bé rửa tay sạch trước khi chơi.
  • Chia theo đội từ 5-6 người.
  • Người lớn làm quản trò, xòe bàn tay ra và hướng dẫn con đặt một ngón tay trỏ vào lòng bàn tay.
  • Quản trò và trẻ đọc bài đồng dao “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương lập đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập”.
  • Kết thúc từ ập, người quản trò sẽ bất ngờ nắm tay lại thật nhanh, trẻ nào không rút ngón tay ra kịp sẽ là người thua và sẽ phải xòe tay ra để trò chơi tiếp tục.

Lợi ích

Đây là trò chơi giúp bé rèn sự nhanh nhạy và thói quen rửa tay đúng cách.

22. Cáo và thỏ

Luật chơi của trò này là các chú thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Bé thỏ nào vào nhầm hang hay bị cáo bắt thì phải ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

  • Oẳn tù tì để chọn một bé làm cáo ngồi ở một góc.
  • Những bé còn lại làm thỏ và chuồng thỏ.
  • Cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng.
  • Để làm chuồng thỏ, hai trẻ làm chuồng nắm tay xếp thành vòng tròn.
  • Quản trò yêu cầu các bé thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
  • Các bé thỏ đi kiếm ăn phải vừa nhảy vừa dùng 2 bàn tay để giả tai thỏ và đọc bài thơ:

“Trên bãi cỏ Các chú thỏ Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé! Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé! Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi mất.”

  • Khi bài thơ kết thúc thì cáo xuất hiện và bắt đầu đuổi bắt thỏ.
  • Khi thấy cáo, các bé thỏ chạy nhanh về chuồng của mình.
  • Những bé thỏ nào bị cáo bắt hay vào nhầm hang phải ra ngoài 1 lần chơi.
  • Sau đó các bé đổi vai cho nhau.

Lợi ích

Đây là trò chơi vận động giúp bé rèn sự nhanh nhẹn và trí nhớ tốt.

Các trò chơi cho bé như trên không chỉ giúp các bé vui vẻ mà còn trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn. Bạn hãy dành thời gian cùng bé chơi đùa, bé sẽ thích thú và gắn kết với bạn hơn.

Chủ Đề