Coông ty kem tràng tiền cổ phần hóa năm nào năm 2024

Cách Hồ Gươm vài trăm mét, Tràng Tiền là con phố thuộc trung tâm thủ đô, giá thuê mặt bằng của khu vực này theo các chủ cửa hàng khoảng 50 USD/m2, tương đương 800 ngàn đồng/tháng.

Thử làm một phép tính: Với 1.500m2 diện tích đất của kem Tràng Tiền, riêng tiền cho thuê đã là con số khổng lồ. Tuy nhiên, khi tiến hành cổ phần hóa vào năm 2000, số tiền định giá chỉ là con số vô cùng khiêm tốn: 3,2 tỷ đồng.

1.500 m2 đất ở vị trí kinh doanh lý tưởng không được tính vào định giá doanh nghiệp, nhưng những người chủ mới của doanh nghiệp cổ phần lại nghiễm nhiên được toàn quyền sử dụng mảnh đất đó miễn phí trong 10 năm.

Sau 8 năm, công ty Tràng Tiền đã trải qua 4 Hội đồng Quản trị khác nhau. Những cổ đông mới luôn sẵn sàng trả cho cổ đông cũ mức giá cao hơn, vì nhiều lý do, và chắc chắn có tính đến cả giá trị sử dụng khu đất.

Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, sẽ chẳng có gì bất ngờ hay bất hợp lý nếu những người chủ tương lai của những doanh nghiệp như thế tính đến việc sử dụng giá trị đất đai bất động sản vào những mục đích bên ngoài ngành nghề kinh doanh truyền thống, bất chấp việc sản xuất kinh doanh vẫn có hiệu quả.

Ông Đặng Hùng Võ: "Điều này có thể xảy ra, đó là giá trị thật của doanh nghiệp so với giá trị xác định khi đưa vào cổ phần hóa sẽ có độ vênh. Chính vì vậy, nó làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị đẩy lên rất cao, tức là chính điều này là một trong những tác nhân làm thị trường chứng khoán bất ổn trong thời gian vừa rồi. Đối với doanh nghiệp, người ta tính toán chuyển sang một loại hình kinh doanh khác có lợi hơn nếu không có gì vi phạm đối với các quy định của cơ quan quản lý".

Trên thực tế, những người từng nắm giữ cổ phần của Tràng Tiền đều không bỏ qua giá trị sử dụng đất của công ty. Ngay từ năm 2002, những mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp, những tranh cãi giữa các cổ đông, giữa cổ đông với người lao động… đã diễn ra và thường xoay quanh vấn đề bất động sản.

Vào thời điểm đó, luật sư Bùi Vinh Quang đã được mời như người đại diện cho một phía cổ đông của công ty này, để giải quyết các tranh chấp xảy ra.

Luật sư Bùi Vinh Quang, Tổng Giám đốc CTCP Tư vấn quốc gia Việt Nam: "Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty kem Tràng Tiền về bản chất, đó là giá trị bất động sản, vì có hiện tượng một số cổ đông ngoài ồ ạt mua cổ phần của công ty Kem Tràng Tiền chỉ trong vòng 1,2 ngày. Thế nhưng vì sao lại có sự sôi động đó, tại sao việc đó lại không được đặt ra đối với các công ty cổ phần khác?

Hãy nhìn vào bản chất của vấn đề, bởi lẽ, công ty cổ phần Tràng Tiền đang nắm giữ những mảnh đất đắc địa mà có thể nói, có tiền cũng không mua được. Trong một công ty cổ phần, để 1 cá nhân chiếm hữu diện tích đất thì rất khó, trừ trường hợp cá nhân đó chiếm hữu 65% cổ phần của công ty, thì mới có thể nói cá nhân chiếm giữ đất".

Các doanh nghiệp được cổ phần hóa trước năm 2007 đều không được tính giá trị sử dụng đất vào định giá doanh nghiệp, công ty Tràng Tiền được định giá 3,2 tỷ đồng và cũng được bán đúng với giá 3,2 tỷ. Nhưng cũng có những doanh nghiệp được định giá thấp, nhưng vẫn bán được giá cao. Sự khác nhau còn ở phương thức bán cổ phần, cổ phần của Tràng Tiền ban đầu chỉ được bán cho nội bộ người lao động, nên chỉ bán được với giá đó.

Một trường hợp khác là khách sạn Kim Liên, cũng ở Hà Nội và rộng gấp nhiều lần công ty Tràng Tiền, được định giá cũng chỉ có hơn 20 tỷ đồng, nhưng việc bán cổ phần rộng rãi ra công chúng, đã giúp khách sạn Kim Liên được bán với giá cao hơn định giá, và gần hơn với giá trị thực - như nhiều người nghĩ.

Rõ ràng, ở đây những nhà đầu tư bên ngoài đã đánh giá đúng hơn, tính cả đến những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp đem lại, dù nó chưa được đưa vào các quy định về định giá doanh nghiệp.

Để các quy định phù hợp hơn với thực tiễn, cho đến năm ngoái, một Nghị định mới đã được ban hành quy định giá trị đất đai phải được tính vào định giá cổ phần hóa.

Nhưng văn bản hướng dẫn cũng mới chỉ đưa ra trình tự định giá chứ vẫn chưa hướng dẫn cách thức định giá. Giá trị thị trường của đất đai cần được tính như thế nào vẫn còn là câu hỏi, mà nhiều doanh nghiệp và cả các chuyên gia đang lúng túng.

TPO - Bắt đầu báo lãi trở lại trong năm 2022, song Công ty cổ phần One Capital Hospitality vẫn 'ôm' khoản lỗ luỹ kế lên tới vài trăm tỷ đồng.

Công ty cổ phần One Capital Hospitality [OCH] có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Đây là đơn vị sở hữu hai thương hiệu nổi tiếng Kem Tràng Tiền [Công ty CP Kem Tràng Tiền], bánh Givral [Công ty CP Bánh Givral]. OCH hiện cũng là chủ sở hữu chuỗi resort Sunrise Nha Trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang, Starcity Airport Ho Chi Minh City và Starcity Tây Hồ [Hà Nội]...

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của OCH trong kỳ này âm 10,9 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp lỗ tới 390 tỷ đồng.

OCH chính là chủ sở hữu thương hiệu bánh Givral nổi tiếng hơn 70 năm tuổi tại TPHCM và hãng kem Tràng Tiền tại Hà Nội.

OCH giảm lỗ nhờ doanh thu thuần đạt 163, 2 tỷ đồng, tăng 57,6 tỷ đồng [tương ứng 55%] so với cùng kỳ năm 2021. Mảng kinh doanh chính của công ty là thực phẩm, khách sạn. Do vậy khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, kinh tế dần ổn định, hệ thống cửa hàng thương mại, khách sạn hoạt động ổn định hơn.

Giá vốn bán hàng trong kỳ của OCH đạt 108,4 tỷ đồng, cũng giảm gần 74 tỷ đồng, tương đương mức giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu do trong quý cuối năm 2021 công ty trích lập dự phòng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Dự án Saigon Airport.

Một số chi phí khác cũng giảm mạnh trong kỳ. Như chi phí tài chính là 529 triệu đồng, giảm gần 13 tỷ đồng so với năm trước, chủ yếu do kỳ trước công ty trích lập dự phòng đầu tư vào đơn vị khác.

Đáng chú ý, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này là 41,2 tỷ đồng, giảm tới 281 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước do kỳ trước phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Ngoài ra, có khoản thu nhập khác cũng giảm hơn 26 tỷ đồng so với cùng kỳ vì kỳ trước công ty này ghi nhận bồi thường phạt vi phạm hợp đồng kinh tế của đối tác.

Tính chung cả năm 2022, doanh thu đạt hơn 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 73 tỷ đồng. Trong khi năm trước đó lỗ tới hơn 467 tỷ đồng, còn doanh thu đạt 406, chưa bằng một nửa 2022.

Tình hình kinh doanh của OCH.

Trong cơ cấu doanh thu năm 2022, bán thành phẩm, hàng hoá chiếm chủ yếu với hơn 924 tỷ đồng, còn lại là cung cấp dịch vụ. Tính tới cuối 2022, công ty đang có khoản lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán hơn 741 tỷ đồng.

OCH được thành lập năm 2006 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Xây dựng - Thương mại Bảo Long, số vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Ban đầu hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, tư vấn lập dự án. 3 năm sau, OCH "lấn sân" sang mảng thực phẩm với việc đầu tư và nắm cổ phần chi phối Công ty CP Sài Gòn - Givral. Cùng với việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh, công ty tăng vốn điều lệ lên 530 tỷ đồng. Sau đó tới 2009, OCH tái cấu trúc và trở thành công ty con của Tập đoàn Đại Dương [OGC].

2 năm trong đại dịch, OCH cho biết đại dịch đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngành kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng hầu như đóng băng, hoạt động nhỏ giọt khiến các chỉ tiêu đặt ra không được như kỳ vọng. Mảng thực phẩm cũng bị ảnh hưởng khiến doanh thu giảm sút.

Tại báo cáo thường niên năm 2021, ban lãnh đạo OCH cho biết sau hơn 2 năm tê liệt do đại dịch COVID-19, doanh nghiệp ngành du lịch gánh chịu những khó khăn chưa từng có, không ít cái tên đã phải "rời cuộc chơi"...

Trong khi đó, khách sạn Sunrise Nha Trang thực tế 2 tháng đầu năm 2022 chưa có khởi sắc, trong đó công suất phòng tháng 1 mới chỉ đạt 8%. Trong 10 ngày đầu tháng 2 công suất phòng đạt 65% do rơi vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy nhiên những ngày sau đó, công suất phòng giảm xuống dưới 12%...

Chủ Đề