Ca sĩ ánh tuyết há tnhạc tiền chiến là ai?

'Đầu đời có Kim Tiêu, cuối đời có Ánh Tuyết'

Nguyên văn câu nói đi vào giai thoại âm nhạc Việt Nam của cố nhạc sĩ Văn Cao là: "Đầu đời, nhạc Văn Cao có Kim Tiêu nhưng lại "tiêu" quá sớm. Không ngờ cuối đời nhạc Văn Cao lại có Ánh Tuyết". Khi đó, chị đáp rằng: "Nhưng thưa chú, Ánh Tuyết cũng chỉ mới ánh thôi, tuyết rồi thì cũng sẽ tan".

Ánh Tuyết sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc, là cội nguồn dung dưỡng âm nhạc trong nghệ sĩ. Bố dạy nhạc, các anh em trai đều là nhạc công. Chị đi hát từ rất sớm nhưng 32 tuổi mới thành danh. Quãng thời gian làm việc tại Đoàn Hải Đăng và Đoàn ca nhạc nhẹ tháng Tám giúp chị rèn giũa nghề thật "chín".

Ánh Tuyết bên Văn Cao và Trịnh Công Sơn.

Năm 1993, Ánh Tuyết hát đúng hai bài Buồn tàn thu và Thiên thai trong chương trình của nhạc sĩ Văn Cao mà nổi tiếng. Ông đã nói rằng Ánh Tuyết thấu hiểu tác phẩm của mình và hát theo cách làm ông hài lòng nhất.

Ánh Tuyết hát nhạc Văn Cao và trở thành nàng thơ "cuối đời" cố nhạc sĩ như câu nói thành giai thoại. Song ít ai biết, không chỉ Văn Cao mà Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Hoàng Giác, Phạm Duy,... đặc biệt là Trịnh Công Sơn cũng tán thưởng tiếng hát Ánh Tuyết.

Lần nào Ánh Tuyết hát Đường xa vạn dặm, Trịnh Công Sơn cũng khóc. Chị kể có lần vừa hát xong, nhạc sĩ kéo chị lại, chìa ra 4 cái khăn giấy trên tay: "Anh ướt hết 4 cái khăn rồi ni".

Ngày 1/4/2021, Ánh Tuyết đã hát lại Đường xa vạn dặm ở Hội An, tưởng nhớ 20 năm Trịnh Công Sơn tạ thế. 60 tuổi, tiếng hát Ánh Tuyết không trong, mảnh như thời trẻ nhưng chị luôn run và đong đầy xúc động khi thể hiện nhạc phẩm này.

Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng đề nghị Ánh Tuyết thu album riêng những ca khúc của mình. Nhưng chị mãi không làm vì sợ mình "bon chen cùng đám đông". Khi Trịnh Công Sơn mất, Ánh Tuyết hối hận, viết lời xin lỗi trong sổ tang vì lỡ hẹn với cố nhạc sĩ.

Lời hứa về album Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn gác lại đến 10 năm. Năm 2011, Ánh Tuyết phát hành 2 CD Trịnh Công Sơn sau bao lần thu âm rồi bỏ đi, chỉnh sửa,... Chỉ là, 2 CD ấy không có bài Đường xa vạn dặm.

Đi gần hết đời nhiều đau đớn, về quê "dưỡng già"

Ánh Tuyết từng tâm sự với VietNamNet sống khổ gần một đời người, Trời cho giọng hát hay nhưng lấy đi của chị không ít.

Ánh Tuyết đi qua những năm tháng tuổi trẻ kham khổ, sống hôm nay không biết ngày mai. Chị làm việc nhiều đến nỗi "đầu óc không lúc nào thảnh thơi"; từng ôm bụng đói mơ về cuộc sống đủ đầy.

Khi cuộc sống tạm ổn định, Ánh Tuyết lại gặp vấn đề sức khỏe. Từ cơn đau đầu tiên vào năm 1999 đến nay, Ánh Tuyết 3 lần lên bàn mổ do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Người chị hiện có 6 cái nẹp vít cột sống lưng, 3 cái ở cổ. "Nhiều lúc, tôi tưởng mình như con rô-bốt", ca sĩ nói.

Hậu phẫu năm 2011, Ánh Tuyết thường xuyên chịu đựng những cơn đau thần kinh tọa đến nay. Ngoài ra, chị còn bị bệnh bao tử, suy tuyến thượng thận và có khối u lành ở tuyến yên trong não. Chị quen với những cơn đau trong mười mấy năm qua.

Ánh Tuyết luôn lạc quan và cố gắng sống vui dù bệnh tật giày vò. Có lần, bạn Ánh Tuyết hỏi: "Bà cứ vô tư thế, lỡ mai chết thì sao?", chị trả lời: "Ừ, thì chết thôi mà". Chị rất thích cười vui, "ngày mai không còn nữa thì hôm nay cứ phải cười đã".

Nhà vườn 7.000 m2 của Ánh Tuyết.

Một trong những động lực sống của Ánh Tuyết là tinh thần say việc. Chị rất thích làm việc, ghét nhàn hạ. Tinh thần say việc cùng sự hồn nhiên giúp Ánh Tuyết thành công trong kinh doanh.

Nhiều năm trước khi trở về sống ở Hội An, Ánh Tuyết lộ rõ sự chán chường. Chị không hòa hợp với thời đại và văn hóa của giới showbiz ngày nay nên dần rút về. Khi lơi âm nhạc, Ánh Tuyết say mê tập trung kinh doanh bất động sản.

Ánh Tuyết thừa nhận kinh doanh nghệ thuật thường... phá sản còn kinh doanh bất động sản lại thuận lợi. Khoảng giữa thập niên 2000, chị học đòi thiên hạ mua đất mà không có chút hiểu biết nào, thấy rẻ thì mua, nhiều lần không đi coi đất. Anh trai Ánh Tuyết mắng: "Con ni hắn mua đất mà cứ như mua củ khoai!".

Cứ thế, Ánh Tuyết mua rồi lại bán đất từ TP.HCM, Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu đến Hội An... Mãi đến năm 2021, chị giật mình không thể quản lý tất cả. Đất ở Long Thành, Vũng Tàu chị đã không ghé đến hơn 10 năm. Những bất động sản ở TP.HCM, trong đó có khu nhà vườn 7.000 m2, xuống cấp ít nhiều.

Là đại gia bất động sản "ngầm", Ánh Tuyết không nghĩ mình giàu có, giữ sự đơn thuần như mấy chục năm qua. Mùa dịch, chị giảm một nửa giá cho người thuê, thậm chí dứt khoát trả 1,3 tỷ đồng tiền cọc khi thấy họ không dám thanh lý hợp đồng. Phương châm của Ánh Tuyết 20 năm qua không đổi: "Thích sẽ mua bằng được, vui thì bán rất tình cảm".

Có lẽ nhờ sự hồn nhiên, Ánh Tuyết nhiều lần vượt qua cửa tử, công việc xuôi chèo mát mái. Chị hiện thu xếp phần lớn việc trong công ty xây dựng, chỉ để lại vài hạng mục cho ông xã kỹ sư.

Tuổi 61, Ánh Tuyết sống những ngày bình yên nhất bên người bạn đời và cả đàn thú cưng đời ở Hội An. Hai người bận rộn làm vườn, chăm thú cưng, nuôi gà và heo. Họ sống thoải mái, không vướng bận hay áp đặt nhau. Thỉnh thoảng, Ánh Tuyết bay đi diễn hoặc làm show ở quê cha.

Chị nói, như cái nhìn lại đời mình: "Tôi từng có tuổi trẻ quá sức chật vật, đi hát mà không biết ngày mai là gì. Đến giờ nhìn lại, những thứ tôi từng ao ước đều đã có rồi. Vì vậy, tôi cứ thế mà sống. Tôi tâm niệm sinh ra một lần mà chết cũng một lần, chỉ là sớm muộn thôi, có gì mà sợ".

Nghĩ tới Ánh Tuyết là khán giả nhớ tới một tà áo dài rất đẹp trên sân khấu, một mái tóc ngang lưng và những ca khúc mang giai điệu buồn bất hủ của dòng nhạc tiền chiến. Nhưng còn chị, nếu không có âm nhạc, chị hình dung ra một Ánh Tuyết thế nào?

- Âm nhạc thực sự đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nói ra thì có vẻ buồn cười nhưng tôi nghĩ nếu không có âm nhạc, có thể giờ tôi đang đi bán cá tôm hay bán cơm ngoài chợ vì đó cũng từng là những công việc của tôi khi gia đình tôi sa sút. Tôi nhớ hồi nhỏ, hồi sau giải phóng năm 1975, tôi gánh cơm ra chợ bán nhưng chưa bao giờ quên tiếng hát, rảnh chút là lại lẻn ra sau nhà đứng tập ca và mơ mộng, mơ có ngày được đứng trên sân khấu.

 

Nhưng cuộc đời nghệ sĩ của chị không chỉ có màu hồng, chị đã từng tâm sự nhiều về những đắng cay đã trải qua, giờ nhìn lại tất cả những chuyện ấy, chị đã thấy bình tâm chưa?

- Dĩ nhiên để có được ngày hôm nay, đời tôi đã nhiều phen khốn đốn, mà kể cả lúc này, phòng trà ca nhạc ATB chuyên dòng nhạc tiền chiến của tôi vẫn chưa thoát khỏi những trận lao đao. Tôi nghĩ là chỉ nhờ có sự kiên định của bản thân mà tôi chưa bỏ nghề, thêm vào đó, nếu tôi đầu hàng thì tôi phụ lòng khán giả, những người đã giúp cho Ánh Tuyết có được ngày hôm nay.

Những kỷ niệm nào không thể quên trong cuộc đời đi hát của chị?

- Khi mới vào TP.HCM để lập nghiệp, tôi như một con ma đói, thân hình tiều tụy, gầy bé, len lỏi đi hát ở những phòng trà, những tụ điểm ca nhạc triền miên là không có cát-xê. Tôi đã phải bán đi cả 2 xấp vải tính may áo dài biểu diễn để lấy tiền ăn qua ngày, trụ lại không nổi, tôi về đoàn Hải Đăng của Khánh Hòa và thu được những thành công đầu tiên.

Nhưng phận đời đưa đẩy, tôi lại về thành phố một lần nữa, nhịn đói để được hát, sau đêm hát lại lủi thủi đi bộ ra về. Tôi biết ơn ca sĩ Đình Văn đã chia đôi số tiền cát- xê 30.000 đồng của anh để giúp tôi qua cơn đói. Một ngày không thể quên khác trong đời tôi là ngày 30.7.1973, ngày tôi bắt đầu được hát nhạc Văn Cao và bắt đầu được biết đến với dòng nhạc tiền chiến.

Hình như dòng nhạc này còn bắc cầu đưa chị đến với cuộc hôn nhân hiện nay bên người chồng người Pháp?

Ca sĩ Ánh Tuyết tên thật là Trần Thị Tiếc, chị sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc tại Quảng Nam với cha là thầy dạy nhạc, các anh trai là nhạc công. Sau nhiều năm đứng trên sân khấu, tên tuổi của chị gắn liền với các ca khúc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Thương... “Gia tài” đáng giá nhất của Ánh Tuyết là một tủ áo dài lên tới cả ngàn chiếc.

- Đúng vậy, anh ấy nghe tôi hát ở các phòng trà và ấn tượng với tà áo dài tôi mặc để biểu diễn mỗi tối. Trước khi kết hôn, tôi bảo tôi không biết làm nội trợ, anh bảo tôi lấy vợ chứ đâu lấy bà nội trợ; tôi bảo tôi không thể bỏ nghề hát, bỏ khán giả, anh bảo anh cũng buồn nếu một ngày tôi phải rời xa sân khấu. Vậy là chúng tôi lấy nhau, con trai tôi năm nay cũng được 17 tuổi và tôi hài lòng với cuộc sống bình yên hôm nay của tôi.

Năm 2001, phòng trà ATB của chị ra đời tại TP.HCM, là địa chỉ duy nhất chuyên về dòng nhạc tiền chiến, nhiều người thấy lạ là mặc dù nó thua lỗ, chẳng đem lại cho chị lợi ích kinh tế nào ngoài sự nhọc lòng, vậy mà chị vẫn quyết tâm duy trì?

- Có lẽ vì tôi là người miền Trung, ngang ngạnh và ưa làm những việc khó. Tôi nghĩ phòng trà cũng như đời tôi, phải trầy trật để nên nghiệp. Có những đêm phòng trà vắng khách, chỉ lèo tèo vài người mà tôi vẫn ngồi hát say mê, nhiều anh em hỏi tôi sao tôi tài vậy, tôi trả lời: Với tôi, được hát đã là một niềm hạnh phúc, tại sao tôi lại không thấy vui với điều đó mà lại phải quan tâm xem phòng trà hôm nay vắng hay đông. Phòng trà đó là chỗ đi về của những ca sĩ có tình yêu với dòng nhạc tiền chiến giống như tôi, không thể nào mà tôi lại dẹp bỏ nó chỉ vì nó không sinh lời.

Trong Chương trình “Con đường âm nhạc” với chủ đề “Hát như cuộc đời” vào tối 12.6 tới đây trên sân khấu Lan Anh, chị sẽ dành tặng mọi người điều gì đặc biệt?

- Tôi sẽ hát nhạc tiền chiến của Văn Cao và rất nhiều nhạc sĩ khác của dòng nhạc này, tôi sẽ kể cho khán giả nghe cuộc đời của tôi, những đắng cay, ngọt ngào của tôi khi đến với âm nhạc. Tôi mong muốn được gặp lại những khán giả đã từng dõi theo tôi và dòng nhạc tiền chiến mà tôi đeo đuổi. Người hát gặp được người muốn nghe hát là vui rồi.

Xin cảm ơn chị!

Quỳnh Thu [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề