Uống thuốc Tây bao lâu thì được uống cà phê

[VTC News] - Uống sữa khi dùng thuốc khiến cơ thể chỉ hấp thụ được một phần thuốc qua hệ tiêu hóa và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, thậm chí là không có.

Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa [phô mai, sữa chua…]. Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Uống sữa khi dùng thuốc khiến thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.

Đồ uống có chứa cồn

Ngày bình thường thì những đồ uống này đã không tốt với mọi người. Nhưng đặc biệt, nếu chúng ta còn sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kì nguy hiểm hơn. Với những ai đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến các ấy sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, người cứ lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.

Trà xanh

Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng "đánh bại" những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.

Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

Cà phê

Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein - gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.

Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.

Những bệnh không nên dùng thuốc kháng sinh

Đau họng

Khi bị đau họng, bạn có thể nghĩ do khuẩn liên cầu streptococcus nhưng nguyên nhân này là khá hiếm gặp ở người lớn, chỉ chiếm khoảng 10% trường hợp. Vì vậy 60% người đến khám được bác sĩ kê đơn kháng sinh là không cần thiết.

Đau răng

Khi răng bị đau bạn muốn có thuốc giảm đau nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp đau răng đơn giản, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích. Có thể răng bạn nhạy cảm khiến đau khi uống đồ nóng hoặc lạnh vì chân răng bị hở, hoặc dây thần kinh ở giữa các răng có thể bị viêm, hoặc là do bị sâu răng. Vi khuẩn không gây nên tình trạng viêm này, vì vậy kháng sinh không giúp giảm triệu chứng.

Viêm mũi xoang

Hàng năm, cứ 7 người lớn thì có một người bị nghẹt mũi và bị đau vùng mặt, biểu hiện của viêm mũi hoặc viêm mũi xoang. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh này là do virus chứ không phải vi khuẩn.

Viêm phế quản cấp

Khi bị ho ra đờm xanh hoặc vàng, bạn thường lo lắng nhưng đó chính là cách cơ thể làm sạch nhiễm trùng do virus. Nhiễm trùng do vius nghĩa là kháng sinh không có tác dụng. Không nên kê đơn kháng sinh trong trường hợp này, nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 71% những người bị viêm phế quản cấp được kê kháng sinh.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

GÓC DƯỢC PHÒNG

Cà phê thay đổi tác dụng thuốc

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy sử dụng cà phê chừng mực sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Song, với những người đang sử dụng dược phẩm thì khác, vì cà phê sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc.

Hàng chục loại dược phẩm sẽ bị biến đổi tác dụng khi có mặt cà phê, nhất là những thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp, kháng trầm cảm, các hormone estrogen, các thuốc trị loãng xương...


Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy những người uống cà phê trong khoảng thời gian ngắn trước hoặc sau khi uống thuốc levothyroxine [điều trị bệnh nhược giáp] thì dược phẩm này bị giảm hấp thu tới 55%, với thuốc loãng xương alendronate sẽ giảm hấp thu tới 60%...


Một số dược phẩm lại có tác dụng giữ cà phê trong cơ thể lâu hơn. Các loại kháng sinh, thuốc ngừa thai, thuốc kháng trầm cảm sẽ “khóa” một loại enzyme có tên là CYP1A2 khiến cà phê không chuyển hóa mà sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn vài giờ so với lúc không dùng dược phẩm, làm giảm hiệu lực của thuốc. Cà phê ở lâu trong cơ thể sẽ làm tăng nhịp tim, gây mệt mỏi.


Vì vậy, nếu không thể bỏ thói quen uống cà phê thì hãy hỏi dược sĩ loại thuốc mà bạn dùng sẽ phải cách xa khi uống cà phê là bao lâu vì mỗi loại thuốc mỗi khác, không có quy luật chung nào.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường

Uống cà phê hàng ngày có lợi cho sức khỏe

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Caffeine là chất kích thích thần kinh phổ biến nhất trên thế giới.

Con người đã uống cà phê có nguồn gốc tự nhiên suốt hàng trăm năm nay, song từ hàng chục năm nay vẫn tồn tại những thông điệp trái chiều quanh tác động của cà phê đối với sức khỏe con người.

"Theo truyền thống, cà phê được coi là một thức uống có hại," Marc Gunter, người đứng đầu bộ phận dinh dưỡng và trao đổi chất tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế [IARC], nói.

"Nghiên cứu từ thập niên 1980 và 90 kết luận rằng những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người không uống - nhưng kể từ đó, quan điểm này dã có những thay đổi."

Quảng cáo

Lợi, hại của thực phẩm công nghiệp so với đồ tươi tự nhiên

Nên ăn cá thế nào để tốt cho sức khoẻ, trí não?

Cách uống whisky Scotch chuẩn mùa lễ tết

Với việc có thêm những nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn hơn trong vòng 10 năm qua, Gunter nói, các nhà khoa học nay đã có dữ liệu từ hàng trăm nghìn người uống cà phê.

Cụ thể thì kết quả nghiên cứu cho chúng ta biết điều gì - và việc uống cà phê mang lại lợi, hại gì cho sức khỏe?

Cà phê được cho là có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì nó chứa acrylamide, một chất gây ung thư có trong các loại thực phẩm như bánh mì nướng, bánh ngọt và khoai tây chiên.

Tuy nhiên, IARC vào năm 2016 kết luận rằng cà phê không gây ung thư, trừ khi nó được uống rất nóng - trên 65 độ C.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nếu uống quá nóng, cà phê có thể gây ung thư

Không chỉ vậy, đã có thêm những nghiên cứu cho thấy cà phê thực sự còn có tác dụng bảo vệ.

Bạn sẽ mất 'phom' sau khi bỏ tập tành bao lâu?

Điều khiến cơ thể ta run cầm cập khi lạnh

Cách nuôi dạy con khác thường của người phương Tây

Chẳng hạn như có một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống cà phê với tỷ lệ tái phát thấp hơn và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư ruột kết.

Vào năm 2017, Gunter công bố kết quả một nghiên cứu theo đó xem xét thói quen uống cà phê của nửa triệu người trên khắp châu u trong khoảng thời gian 16 năm. Kết quả là người uống nhiều cà phê hơn có nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và ung thư thấp hơn. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu từ các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.

Gunter cho biết đến nay đã có đủ đồng thuận từ các nghiên cứu để xác nhận rằng những người uống tới bốn tách cà phê mỗi ngày mắc ít bệnh hơn so với những người không uống.

Cà phê có thể có tiềm năng đem lại nhiều ích lợi hơn thế.

Những người uống cà phê trong nghiên cứu của Gunter nhiều khả năng là có hút thuốc và có chế độ ăn uống không lành mạnh bằng những người không uống cà phê.

Điều này cho thấy rằng nếu cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, thì nó có thể có tác dụng mạnh hơn chúng ta tưởng - nó mạnh hơn những tác động của các hành vi không lành mạnh.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cả cà phê thường và cà phê đã tách bỏ chất caffein đều có hàm lượng chất chống oxy hóa tương tự nhau

Điều đó đúng cho dù đó là một tách cà phê có chứa hay không chứa caffein. Kết quả nghiên cứu cho thấy cà phê decaf có lượng hàm lượng chất chống oxy hóa tương tự như cà phê thường.

Gunter không tìm thấy sự khác biệt giữa sức khỏe của những người uống cà phê có chứa caffein so với cà phê decaf. Điều này khiến ông kết luận rằng những lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê là do một chất gì đó khác caffein.

Nguyên nhân và kết quả

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này đều dựa trên dữ liệu tổng quan về dân số - mà điều đó thì lại không xác nhận được mối liên hệ giữ nguyên nhân và kết quả.

Những người uống cà phê có thể chỉ đơn giản là có sức khỏe tốt hơn những người không uống, Peter Rogers, người nghiên cứu tác động của caffeine đối với hành vi, tâm trạng, sự tỉnh táo và chú ý tại Đại học Bristol, nói. Điều này không phụ thuộc vào lối sống không lành mạnh của những người uống cà phê, tương tự như kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của Gunter.

"Một số người cho rằng cà phê có thể có tác dụng bảo vệ đấy, song vẫn còn gây tranh cãi," ông nói.

Trong khi đó, những người uống cà phê thường có huyết áp cao hơn, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, Rogers nói, không hề có bằng chứng cho thấy tình trạng huyết áp tăng lên do uống cà phê có liên quan tới nguy cơ cao hơn trong việc mắc bệnh tim mạch.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Những người uống cà phê thường có huyết áp cao hơn - nhưng điều này dường như không làm tăng nguy cơ họ mắc bệnh tim mạch

Các thử nghiệm lâm sàng về cà phê - phương pháp có thể xác định đúng nhất lợi ích và tác hại của cà phê - thì lại ít được thực hiện hơn các nghiên cứu trên khảo sát quy mô xã hội đối với người dùng cà phê.

Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã tiến hành thử nghiệm, trong đó họ quan sát tác động của việc uống cà phê có chứa caffein đối với lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện bởi Trung tâm Dinh dưỡng, Thể dục và Trao đổi chất tại Đại học Bath của Anh đã xem xét cà phê ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng của cơ thể với bữa sáng sau một đêm ngủ không liền mạch.

Họ phát hiện ra rằng ở những người tham gia có uống cà phê sau đó dùng đồ uống có đường trong bữa sáng, lượng đường trong máu tăng 50% so với khi họ không uống cà phê trước khi "ăn sáng".

Tuy nhiên, cách ăn uống này cần phải diễn ra nhiều lần theo thời gian thì mới tích tụ nguy cơ tới tỷ lệ đó.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thật khó để biết nghiên cứu được thực hiện ở phòng thí nghiệm có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống thực

Đưa con người vào môi trường phòng thí nghiệm cũng đặt ra câu hỏi về mức liên quan của những phát hiện này với cuộc sống thực - cho thấy rằng cả khảo sát xã hội lẫn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đều không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn về việc cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta tới mức nào.

Cà phê và nguy cơ sảy thai

Lời khuyên về việc uống cà phê có chứa caffein trong thai kỳ là điều đặc biệt khiến người ta rối trí.

Esther Myers, giám đốc điều hành của EF Myers Consulting, đã xem xét 380 nghiên cứu và kết luận rằng việc một người trưởng thành uống bốn tách cà phê và phụ nữ mang thai uống ba tách mỗi ngày sẽ không gây tác hại gì.

Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Thực phẩm khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống nhiều hơn một đến hai tách cà phê mỗi ngày.

Năm nay, một bản đánh giá nội dung các nghiên cứu trước đây kết luận rằng phụ nữ mang thai nên bỏ cà phê hoàn toàn để giảm nguy cơ sẩy thai, sinh con nhẹ cân và thai chết lưu.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một bản đánh giá nội dung các nghiên cứu trước đây kết luận rằng phụ nữ mang thai nên bỏ hoàn toàn cà phê có chứa caffein

Emily Oster, kinh tế gia và tác giả cuốn cẩm nang dành cho phụ nữ có thai, Expecting Better, cũng nhận thấy các hướng dẫn về việc uống cà phê được đưa ra không nhất quán.

"Mối lo ngại lớn ở đây là việc uống cà phê liệu có thể có liên hệ gì tới chuyện sảy thai hay không, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ," bà nói.

Tuy nhiên, bà nói, không có nhiều dữ liệu ngẫu nhiên cho vấn đề này, và việc đưa ra kết luận chỉ dựa trên các dữ liệu quan sát là không đáng tin cậy.

"Phụ nữ uống cà phê trong thai kỳ nhiều khả năng là những người tương đối lớn tuổi và là những người hút thuốc lá. Chúng ta biết rằng tuổi tác và việc hút thuốc thì có mối liên hệ nhân quả với tỷ lệ sẩy thai cao," bà nói.

"Vấn đề thứ hai là những phụ nữ buồn nôn do ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai ít có nguy cơ sảy thai hơn. Những người này thường tránh uống cà phê - vì đó là thứ thường khiến bạn khó chịu nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi trong người. Thế cho nên những phụ nữ buồn nôn và không uống cà phê có nguy cơ sảy thai thấp hơn."

Hai đến bốn tách cà phê mỗi ngày, theo Oster, dường như không liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai.

Tác dụng của cà phê lên hệ thần kinh

Ngoài tác dụng tiềm tàng đối với sức khỏe tim mạch, ung thư và sảy thai, cà phê còn có ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.

Là một loại chất kích thích thần kinh, caffein gây ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta.

Trong một cộng đồng, có một số người có thể uống cà phê cả ngày vẫn bình thường, trong khi những người khác lại trở nên bồn chồn sau khi uống chỉ một ly.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự khác biệt trong gene của chúng ta có thể ảnh hưởng đến việc mỗi người chuyển hóa caffeine theo một cách khác nhau.

Tuy nhiên, Myers nói, "chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu tại sao người này thì hoàn toàn ổn với một lượng caffeine hàng ngày còn người khác thì lại không".

Trong khi đó, đối với những người thường xuyên uống cà phê để tăng khả năng tập trung suy nghĩ, thì có một tin xấu.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê, nếu chỉ uống một ly thì rất khó để bạn có thể tăng cường tập trung suy nghĩ

"Khi cơ thể đã quen với việc tiếp nhận caffein hàng ngày, sẽ có những thay đổi sinh lý giúp cơ thể thích nghi với caffein và duy trì chức năng bình thường," Rogers cho biết.

"Uống cà phê không mang lại lợi ích rõ rệt trong việc tăng khả năng làm việc hiệu quả của chúng ta, bởi chúng ta sẽ trở nên quen thuộc với tác động đó. Nhưng nếu tiếp tục uống thì bạn có lẽ sẽ không trở nên tệ đi."

Chỉ những người không uống cà phê thường xuyên mới nhận thấy hiệu quả rõ rệt của caffeine khi uống, ông nói.

Ở chiều ngược lại, nhiều người nói đùa là họ bị nghiện cà phê. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, thực ra đó chỉ là họ phụ thuộc vào cà phê, Rogers nói.

"Nguy cơ nghiện caffein là rất thấp - nếu bạn cấm ai đó uống cà phê, họ sẽ cảm thấy không dễ chịu cho lắm, nhưng cũng không đến nỗi thèm cà phê đến phát cuồng," ông nói.

Cà phê, ông nói, cho thấy sự khác biệt giữa chứng nghiện - là khi bắt buộc phải dùng chất gây nghiện - và tình trạng lệ thuộc - là khi khả năng nhận thức của một người có thể bị ảnh hưởng nhưng họ không đến mức quay cuồng vì thiếu chất đó.

Điều duy nhất mà những người uống cần lưu ý, ông nói, là triệu chứng khi thiếu cà phê. "Bất cứ ai uống một vài tách cà phê mỗi ngày đều là phụ thuộc vào caffeine rồi. Nếu bạn cấm không cho họ uống cà phê, họ sẽ uể oải và có thể bị đau đầu," Rogers nói.

Những triệu chứng này phụ thuộc vào lượng cà phê mà người đó uống hàng ngày, nhưng chúng thường kéo dài từ ba ngày đến một tuần, ông nói - trong thời gian đó, caffeine là thứ duy nhất giúp giảm bớt triệu chứng.

Các loại cà phê

Cách bạn pha cà phê - cho dù là pha một cách nâng niu tinh tế từ hạt cho từng tách cà phê hay chỉ đơn giản là khuấy một ít bột cà phê hòa tan vào cốc nước - dường như không làm thay đổi mối liên hệ với sức khỏe tốt hơn. Bằng cách nghiên cứu những người uống trên khắp châu u, Gunter nhận thấy rằng các loại cà phê khác nhau đều có liên quan đến lợi ích sức khỏe.

"Mọi người uống một tách cà phê espresso nhỏ đậm đặc ở Ý và Tây Ban Nha; còn ở Bắc u, mọi người lại uống cốc cà phê to hơn và uống nhiều cà phê hòa tan hơn," Gunter nói. "Chúng tôi đã xem xét các loại cà phê khác nhau và thấy kết quả nhất quán giữa các nước, điều này cho thấy vấn đề không phải nên uống loại cà phê nào, mà chính là về chuyện uống cà phê thôi."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tất cả các loại cà phê đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cà phê xay thì tác dụng mạnh hơn

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ một dự án năm 2018 phát hiện ra rằng cà phê xay sẽ tác động mạnh hơn, lâu hơn so với cà phê tan hoặc decaf - dù rằng uống loại nào thì cũng vẫn tốt hơn là không uống.

Nghiên cứu này nói rằng sự khác biệt có thể là do cà phê tan có lượng hợp chất hoạt tính sinh học thấp hơn, trong đó có chất polyphenol, được biết đến với đặc tính chống viêm.

Mặc dù cà phê có thể không giúp bạn vượt qua một ngày bận rộn tại nơi làm việc, Gunter nói, nhưng với những gì đã được chứng minh thì việc uống bốn ly cà phê mỗi ngày sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích sức khỏe, trogn đó có cả việc igups làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

"Theo lẽ thường, uống quá nhiều một thứ sẽ không tốt cho bạn, nhưng không hề có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy uống một vài tách cà phê mỗi ngày là có hại cho sức khỏe," ông nói. "Nếu có, thì chỉ là có lợi thôi."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề