Buôn gỗ lậu phạt bao nhiêu

Mặc dù đã bố trí phương tiện và ra tín hiệu dừng xe nhưng tài xế Phương vẫn liều lĩnh tông xe vào lực lượng làm nhiệm vụ và bỏ chạy. Sau đó lực lượng kiểm lâm, Công an truy đuổi và bắt giữ được đối tượng này.

Chiều 3/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh vừa ký quyết định xử phạt hành chính tổng số tiền 50 triệu đồng đối với Nguyễn Mai Phương [SN 1982, trú phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình] về hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng hình thức phạt tiền 25 triệu đồng đối với tài xế Phương về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật theo quy định Điểm d, Khoản 2, Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời xử phạt người này 25 triệu đồng về hành vi mua bán lâm sản trái pháp luật theo quy định Khoản 23, Điều 22 và Điểm d, Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.

Xe ô tô BKS 73A-180.24 được Nguyễn Mai Phương sử dụng chở gỗ lậu. 

Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bằng cách tịch thu toàn bộ số lâm sản là tang vật vi phạm gồm 18 phách gỗ vạng trứng [nhóm VII] với khối lượng 1,6m3 gỗ xẻ đã lập trong biên bản vi phạm hành chính.

Tịch thu phương tiện ô tô BKS 73A-180.24 bằng hình thức nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương đương giá trị phương tiện vi phạm được Hội đồng định giá tài sản xác định là 132 triệu đồng.

18 phách gỗ lậu do Phương vận chuyển trên xe ô tô bị lực lượng chức năng thu giữ. 

Trước đó, như CAND Online thông tin, vào khoảng 11h 30 phút ngày 1/6, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới phát hiện xe ô tô BKS 75C-056.29 có dấu hiệu khả nghi nên điều động xe ôtô của cơ quan chạy trước về xã Hồng Hạ [huyện A Lưới], đồng thời bố trí 2 kiểm lâm viên đi xe máy bám đuôi phối hợp bắt giữ.

Quá trình truy đuổi, lực lượng kiểm lâm phát hiện một xe ô tô khác mang BKS 75A-18.396 do Nguyễn Mai Phương điều khiển chạy hướng A Lưới về TP Huế khả nghi nên điện thoại cho Hạt Kiểm lâm Hương Trà phối hợp với lực lượng phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đón chặn, bắt giữ.

Mặc dù đã bố trí phương tiện và ra tín hiệu dừng xe nhưng tài xế Phương vẫn liều lĩnh tông xe vào lực lượng làm nhiệm vụ và bỏ chạy. Sau đó lực lượng kiểm lâm, Công an truy đuổi và bắt giữ được đối tượng này.

Kiểm tra trên xe ô tô này phát hiện có 18 phách gỗ không có giấy tờ hợp pháp. Ngay sau khi bị bắt giữ, Phương đã lấy biển số thật của xe ô tô là 73A-180.24 gắn vào thay cho biển giả.

Anh Khoa

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Những hành vi nào bị coi là phạm tội vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép?

Nội dung này được Công ty Luật TNHH Mai Phong tư vấn như sau:

  • "Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép" là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ không đúng quy định của Nhà nước [như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực...].

    Trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Ðiều 153 hoặc Ðiều 154 Bộ luật Hình sự.


Nguồn:

CÔNG TY LUÂT TNHH MAI PHONG

Tin tức liên quan:

Vận chuyển lâm sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và vẫn đang diễn biến phức tạp . Vậy vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Tối 27/9, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết; các đơn vị nghiệp vụ của Chi cục vừa triển khai kế hoạch theo dõi; chốt chặt và vây bắt một đối tượng điều khiển ô tô vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, khoảng 17 giờ ngày 27/9; tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc nằm trên tuyến Quốc Lộ 1A; lực lượng kiểm lâm thuộc Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng chống chữa cháy rừng số 1; Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra; và phát hiện ô tô tải mang biển kiểm soát 75C-0683.30; do Phạm Văn Giàu [trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế]; đang vận chuyển một số lượng lâm sản không có giấy tờ hợp lệ; không rõ nguồn gốc.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xác định trên xe ô tô chở 71 thanh gỗ với tổng khối lượng hơn 4 m3 gỗ các loại; trong đó có hơn 2,3 m3 gỗ kiền; thuộc nhóm II và khoảng 1,8 m3 gỗ các loại thuộc nhóm VI. Phạm Văn Giàu đang vận chuyển số gỗ này từ huyện miền núi Nam Đông về huyện Phú Lộc; để tiêu thụ thì bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và bắt giữ.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”

Thế nào là vận chuyển lâm sản trái phép?

Vận chuyển lâm sản trái phép là hành vi vận chuyển lâm sản; [bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển]; không có hồ sơ hợp pháp; hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật,

Hoạt động vận chuyển lâm sản trái phép sẽ còn diễn biến phức tạp; đặc biệt khi giá trị lâm sản ngày một tăng cao. Thế nhưng việc bảo tồn đa dạng sinh học; giữ các khu rừng đặc dụng này đã và đang đặt ra thách thức lớn đối với địa phương. Sau thời gian ngắn tạm lắng thì thời gian gần đây tình hình tàng trữ; khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép lại tái diễn, diễn biến rất phức tạp.

Xử phạt hành chính hành vi vận chuyển lâm sản trái phép

Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo đó, việc áp dụng xử phạt hành chính hành vi vận chuyển lâm sản trái phép được quy định như sau;

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng;

Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.

Cụ thể một số mức phạt về các hành vi vận chuyển lâm sản trái phép như sau:

– Hành vi vận chuyển lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó bị xử phạt từ 5-500 triệu đồng.

– Hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó bị xử phạt từ 5- 500 triệu đồng.

Hành vi vận chuyển lâm sản trái phép vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 232 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 20 mét khối [m3] đến dưới 40 mét khối [m3] gỗ loài thực vật thông thường; từ 12,5 mét khối [m3] đến dưới 25 mét khối [m3] gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

b] Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 15 mét khối [m3] đến dưới 30 mét khối [m3] gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 mét khối [m3] đến dưới 20 mét khối [m3] gỗ loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;…

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Vận chuyển lâm sản trái phép bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khai thác 1,5 m3 gỗ rừng trồng thuộc rừng đặc dụng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định:…

3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:a] Đối với gỗ loài thông thường:…

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;


Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì khai khác 1,5 m3 rừng trồng [gỗ thường]thuộc rừng đặc dụng thì bạn có thể bị xử phạt nặng tối đa lên đến 25.000.000 đồng.

Vận chuyển trái phép gỗ lậu có tổ chức bị phạt tù ra sao?

Căn cứ Điều 232 Bộ luật hình sự 2015 phạt tiền từ 300 triệu đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt từ từ 2 đến 7 năm đối với các hành vi mua bán tàng trữ vận chuyển trái phép gỗ lậu, mua bán tàng trữ vận chuyển trái phép có tổ chức.

Thế nào là rừng phòng hộ?

Rừng phòng hộ là rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/hecta.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề