Bệnh tinh hồng nhiệt là gì

Sốt scarlet là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh.

Kiểm tra các dấu hiệu của sốt scarlet

Dấu hiệu đầu tiên của sốt scarlet có thể là cúm với các triệu chứng như tăng nhiệt độ cơ thể [khoảng 38*C hoặc cao hơn], nổi hạch ở cổ [các cục u lớn ở cổ].

Các mảng ban sẽ xuất hiện sau đó vài ngày.

Mảng ban hồng đỏ sẽ xuất hiện – nó có cảm giác như giấy nhám, cơ thể trong như bị cháy nắng. Các mảng này bắt đầu từ ngực và bụng.

Một lớp màu trắng sẽ xuất hiện bên trên, phủ lên lưỡi của bạn. Sau khi nó lột đi sẽ để lại những vết đỏ gây khó khăn khi nuốt [lưỡi dâu tây].

Mảng ban sẽ không xuất hiện trên mặt nhưng có thể nổi các mảng đỏ trên má.

Các dấu hiệu trên đều giống nhau ở cả người lớn và trẻ em, mặc dù sốt scarlet thường rất hiếm ở người trưởng thành.

Sốt ban tinh hồng nhiệt liệu có nguy hiểm?

Trong quá khứ, sốt scarlet là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên với những tiến bộ của kháng sinh trong y học, việc điều trị nó đã trở nên phổ biến và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Những biến chứng của sốt thường hiếm gặp nhưng vẫn có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai
  • Áp xe cổ họng
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Thấp khớp

Những người bị bệnh chốc lở da có nhiều khả năng bị biến chứng hơn.

Bạn có thể tự làm được gì?

Để giảm bớt những triệu chứng của sốt scarlet, bạn có thể:

  • Uống nước mát
  • Ăn thức ăn mềm để giảm đau họng
  • Dùng thuốc giảm đau như paracetamal để giảm nhiệt độ [không cho trẻ dưới 16 tuổi uống aspirin]
  • Sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc kháng sinh để ngừng ngứa.

Dự phòng lây lan

Bệnh sốt scarlet rất dễ lây lan từ người sang người. Để giảm nguy cơ lây lan đó, chúng ta cần:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm.
  • Sử dụng khăn giấy khi ho hoặc sổ mũi để tránh vi khuẩn bay ra lây lan cho nguời khác.
  • Dùng khăn giấy mọi lúc có thể.
  • Cần tránh chia sẻ dao kéo, chén bát, khăn tắm, quần áo, đồ dùng phòng ngủ và phòng tắm.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Sốt cao có thể gây tổn thương não hay không?

Sốt tinh hồng nhiệt - một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra bởi loại vi khuẩn mang tên Liên cầu nhóm A. Bệnh này xảy ra trên một tỉ lệ nhỏ những người bị viêm họng, hay ít hơn nữa ở những người bị nhiễm trùng da do liên cầu.

Đây là bệnh có thể chữa trị được bằng kháng sinh và thường có biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nó cần được chữa trị sớm để ngăn chặn những biến chứng về sức khỏe hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng về sau. Điều trị bằng kháng sinh cũng sẽ giúp loại bỏ những triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng và tránh khỏi sự lây lan sang người khác.

Mặc dù tất cả mọi người đều có thể bị sốt tinh hồng nhiệt, nhưng nó thường ảnh hưởng nhiều hơn đến trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 15. Triệu chứng điển hình của bệnh này là xuất hiện ban đỏ gây cảm giác thô ráp như giấy nhám [giấy ráp].

Nguyên nhân do đâu?

Liên cầu nhóm A là loại vi khuẩn sống ở trong mũi và họng của người. Vi khuẩn này dễ dàng phát tán ra xung quanh khi người bệnh ho hay hắt hơi. Những giọt nước bắn ra khi ho hay hắt hơi sẽ bám lên mọi thứ xung quanh, và nếu bạn chạm vào những đồ vật đó, rồi lại chạm vào miệng, mũi hay mắt của mình thì bạn rất có thể sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn uống chung cốc hay ăn chung bát với người đã nhiễm bệnh, bạn cũng có thể bị nhiễm theo. Hoặc một nguyên nhân nữa là bạn tiếp xúc với vết loét ở da của người bị nhiễm trùng da do liên cầu A.

Triệu chứng thường gặp

  • Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt và đau họng.
  • Ngoài ra có thể rùng mình vì lạnh, nôn và đau bụng.  
  • Lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng và bị sưng, cũng có thể thấy hiện tượng lưỡi đỏ và sần như quả dâu tây.
  • Họng và amidal có thể bị sưng đỏ và đau khi nuốt.

Một hoặc hai ngày sau, triêu chứng nổi ban đỏ điển hình xuất hiện [mặc dù ban đỏ có thể có trước đó hoặc kéo dài đến 7 ngày sau]. Nguyên nhân là do một số vi khuẩn tiết độc tố làm cho người bệnh phát ban đỏ. Nốt ban có thể xuất hiện đầu tiên ở cổ, nách và nếp bẹn [vùng da tiếp giáp giữa bùng và đùi], và sau đó lan ra khắp cơ thể. Thông thường, khi mới bắt đầu, nốt ban đỏ, nhỏ và dẹt, dần dần to lên và làm sần sùi vùng da đó.

Mặc dù hai má của người bệnh có thể đỏ bừng lên, nhưng vẫn sẽ có một vùng da nhợt nhạt xung quanh miệng. Các nốt ban ở nách, nếp khuỷu hay nếp bẹn có màu đỏ hơn so với ở những vùng da khác của cơ thể. Các nốt ban này sẽ mất đi trong khoảng 7 ngày sau. Khi ban biến mất, vùng da ở đầu ngón tay, ngón chân hay nếp bẹn sẽ bị bong ra. Tình trạng bong da này có thể diễn ra trong vòng vài tuần.

Sốt tinh hồng nhiệt có thể chữa trị bằng kháng sinh. Cả vi khuẩn và virus đều có thể gây đau họng, vì vậy nếu trẻ kêu đau họng, hãy mang trẻ đi khám và yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm nhanh xác định liên cầu khuẩn [loại xét nghiệm dịch đờm họng đơn giản với một chiếc tăm bông]. Nếu kết quả dương tính có nghĩa là trẻ đã nhiễm liên cầu A, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé để tránh những vấn đề sức khỏe hiếm gặp sau này, để giảm nhanh các triệu chứng và cũng để ngăn chặn lây lan.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị sốt tinh hồng nhiệt

Những vấn đề đó bao gồm:

  • Thấp khớp cấp [một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, da và cả não bộ].
  • Suy thận
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm trùng da
  • Xuất hiện ổ áp xe ở họng
  • Viêm phổi
  • Viêm khớp

Hầu hết các vấn đề trên đều có thể được ngăn chặn nếu sử dụng kháng sinh.

Ngăn ngừa nhiễm trùng: Rửa sạch tay

Cách tốt nhất để phòng bệnh nhiễm trùng là rửa tay thường xuyên và không dùng chung dụng cụ ăn uống, khăn tắm hay đồ dùng cá nhân. Những người bị viêm họng càng phải chú ý rửa tay thường xuyên hơn.

Hiện tại chưa có vacxin cho bệnh viêm họng hay sốt tinh hông nhiệt do liên cầu. Trẻ nhỏ bị mắc bệnh này nên nghỉ học ở nhà ít nhất 24h sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da, làm cho toàn thân của trẻ có màu đỏ tươi.

Nhờ có thuốc kháng sinh, bệnh này hầu như đã được loại bỏ ở những nước phát triển.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A, cũng là loại liên cầu khuẩn gây viêm họng.

Người mang vi khuẩn có thể lây bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường không khí, hoặc qua sử dụng chung một số đồ dùng.

Chẩn đoán

Thời gian ủ bệnh thường là khoảng từ 2 đến 4 ngày, đôi khi cũng kéo dài đến 7 ngày. Việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng khi phát bệnh như:

Nôn mửa.

Sốt cao.

Đau họng.

Đau đầu.

Sau khoảng 12 giờ thì các vùng đỏ trên da nổi lên, gồm rất nhiều các đốm nhỏ li ti màu đỏ, thường xuất hiện trước hết ở cổ và ngực, sau đó lan ra rất nhanh nhưng không xuất hiện trên mặt. Vùng xuất hiện dày đặc nhất thường là cổ, nách và dưới háng. Sốt có thể lên cao đến trên 400C.

Ban đỏ kéo dài khoảng 6 ngày và sau đó da bị bong ra.

Hai má ửng đỏ và quanh miệng xuất hiện một vùng tái nhợt thấy rất rõ.

Trong vài ngày đầu, lưỡi có một lớp bợn trắng dày bao phủ, rồi xuyên qua đó tiếp tục mọc lên những đốm đỏ. Lớp bợn bao phủ này bong ra vào ngày thứ ba hoặc thứ tư, để lộ ra mặt lưỡi màu đỏ tươi với các đốm đỏ vẫn còn mọc lên.

Chẩn đoán xác định có thể cần cấy vi khuẩn sau khi lấy bệnh phẩm ở họng.

Điều trị

Điều trị chủ yếu bằng kháng sinh. Có thể chỉ định penicillin V 250mg dạng viên uống, mỗi ngày 4 lần.

Nếu dị ứng với penicillin, có thể đổi sang dùng erythromycin.

Liệu trình điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày.

Có thể dùng paracetamol với liều thích hợp để giảm nhẹ các triệu chứng.

Biến chứng của bệnh nếu không được điều trị có thể là bệnh thấp khớp cấp tính, viêm thận - tiểu cầu thận. Đôi khi có thể có viêm thận, viêm phổi... Tuy nhiên, việc điều trị bằng kháng sinh đã giúp loại trừ hẳn các nguy cơ này.

Sốt tinh hồng nhiệt [ban đỏ] là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh có khả năng lây truyền cao. Vì vậy, bố mẹ cần chăm sóc cẩn thận khi con mắc bệnh này.

Con của chị Ngọc Trân [Q. Tân Bình, TP. HCM] được 13 tháng tuổi. Trong suốt 13 tháng qua, bé luôn khỏe mạnh. Thế nhưng, một ngày, khi thay quần áo cho bé, chị bỗng phát hiện trên ngực bé xuất hiện những vết đỏ. Chị rất lo lắng vì không biết đó là gì và đã đưa con đi khám. Sau khi trao đổi với bác sĩ, chị mới biết con mình bị sốt tinh hồng nhiệt. Thật ra, không chỉ riêng chị Ngọc Trân, còn nhiều người cũng không biết về căn bệnh này. Vậy hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

1. Sốt tinh hồng nhiệt có thường gặp ở trẻ nhỏ?

Sốt tinh hồng nhiệt ít gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì bé vẫn còn được bảo vệ bởi kháng thể kháng độc từ mẹ nếu còn bú mẹ. Tuy nhiên, bệnh này thường xảy ra ở trẻ em từ 2 – 10 tuổi. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm bởi hiện nay đã có thuốc kháng sinh điều trị bệnh này.

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh do vi khuẩn thuộc chủng liên cầu A phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc và tạo ra những phản ứng trong cơ thể gây ban đỏ.

Bệnh này thường gây nổi mẩn đỏ ở khắp cơ thể. Người mang vi khuẩn phải có cơ địa nhạy cảm với độc tố của liên cầu. Vì vậy, đôi khi trong gia đình có hai bé cùng mang vi khuẩn nhưng có thể chỉ một bé bị sốt tinh hồng nhiệt.

Đôi khi những bệnh liên quan đến da như bệnh chốc cũng là nguyên nhân gây sốt tinh hồng nhiệt. Nếu là do nguyên nhân này, bé sẽ không bị viêm họng.

3. Sốt tinh hồng nhiệt có lây không?

Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh truyền nhiễm. Liên cầu có thể lây từ người này sang người khác qua các giọt nước bọt bắn ra từ đường hô hấp do ho, hắt hơi…

Ngoài ra, bệnh này cũng có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với thương tổn da, dùng chung quần áo, vật dụng nhiễm khuẩn. Nếu trong gia đình có bé bị bệnh này, bạn hãy chăm sóc bé cẩn thận, tốt nhất là cách ly [không ăn hoặc chơi chung] để tránh lây lan sang bé khác.

4. Triệu chứng của sốt tinh hồng nhiệt như thế nào?

Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như đau họng dữ dội, sốt [cao hơn 38 độ C]. Nốt ban thường xuất hiện sau khi bé bị đau họng từ 2 – 3 ngày.

  • Ban đầu, lưỡi có màu trắng và có lốm đốm đỏ, sau đó lưỡi chuyển sang sưng đỏ.
  • Ban đỏ xuất hiện sau khi có dấu hiệu sốt, đầu tiên là ở vùng dưới tai, cổ, ngực, nách, háng, sau đó lan dần ra các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ban đỏ nổi lên khắp cơ thể trừ mặt. Mặt bé sẽ đỏ bừng và da sẽ chuyển sang màu trắng khi ấn vào những vùng bị ban.
  • Gây ngứa ngáy.
  • Ở các nếp gấp của cơ thể, đặc biệt là ở nách và khuỷu tay. Các mạch máu mỏng manh có thể vỡ, tạo thành các đường đỏ.
  • Các triệu chứng khác: ăn không ngon, nôn, buồn nôn, ớn lạnh, đau nhức và sốt.

Ban đỏ thường xuất hiện vào ngày thứ hai khi trẻ lên cơn sốt. Sau 5 ngày, các ban đỏ bắt đầu mờ, bong da, giống như bỏng nắng. Tình trạng sốt sẽ hết sau 3 – 5 ngày, nhưng đau họng thì vẫn còn.

Nếu bé bị đau họng kèm theo sốt cao [trên 38 độ C hoặc hơn], sưng đau các tuyến ở cổ và phát ban đỏ, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ ngay. Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cổ họng và da của bé, sau đó, yêu cầu cho bé làm xét nghiệm máu. Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu chẩn đoán đúng bé bị sốt tinh hồng nhiệt, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị.

6. Phương pháp điều trị bệnh là gì?

Khi xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm tụ cầu khuẩn, bé cần sử dụng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian. Thời gian điều trị là 10 ngày. Tình trạng sốt sẽ cải thiện sau 12 – 24 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Tuy nhiên, các biểu hiện da có thể kéo dài trong vài tuần.

Các triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên dừng thuốc mà vẫn cho bé tiếp tục uống đủ liều lượng kháng sinh để tránh các biến chứng. Sau 48 giờ dùng kháng sinh nếu bé vẫn không hạ sốt, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện khám để được can thiệp hay thay liệu trình điều trị mới. Bạn có thể tham khảo 8 cách hạ sốt an toàn và nhanh chóng

7. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nào?

Sốt tinh hồng nhiệt có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, viêm não… Ngoài ra, bé cũng có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng hơn sau vài tuần như viêm cầu thận, viêm tủy xương…

8. Làm gì để chăm sóc bé bị bệnh?

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh.
  • Đừng cho bé mặc quá nhiều quần áo khi bé đang bị sốt.
  • Duy trì độ ẩm của cơ thể bằng cách cho bé uống nhiều nước.
  • Tránh để quạt quay quá mạnh hoặc thổi trực tiếp vào bé. Thay vào đó, hãy chỉnh quạt quay nhẹ.
  • Ngoài ra, tránh chườm đá cho bé. Nếu nước quá lạnh, các mạch máu dưới da sẽ co lại. Điều này sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể không hạ được. Đôi khi, chườm đá cũng khiến bé khó chịu.
  • Cho bé ăn những món ăn mềm và lỏng như cháo thịt bằm với hành vì đau họng sẽ khiến bé khó chịu khi ăn cơm.

9. Có biện pháp phòng ngừa không?

Sốt tinh hồng nhiệt là một bệnh dễ lây nhiễm. Do đó, bạn nên chú ý đến những điều sau để tránh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

  • Dùng ly tách và đồ dùng ăn uống riêng, phải rửa với nước sôi và xà phòng trước và sau khi sử dụng.
  • Cho bé nghỉ học.
  • Dạy bé cách dùng khăn giấy che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho để tránh sự lây lan. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Cắt móng tay cho bé để ngăn bé gãi khi vết ban gây ngứa.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng ngừa sốt tinh hồng nhiệt. Vì vậy, bạn nên chăm sóc bé cẩn thận để tránh lây nhiễm.

Sốt tinh hồng nhiệt không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Nếu bố mẹ nhận thấy bé có những triệu chứng của bệnh này thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn và có những lời khuyên hữu ích.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề