Bố cục bài mây và sóng ngữ văn 9 năm 2024
- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương) Show
- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc - Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh - Sự nghiệp sáng tác: + Ta- go làm thơ từ rất sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội + Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo” + Vào năm 1913, ông trở thanh người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng” + Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngăn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn… + Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng… - Phong cách sáng tác: Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục. Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp Hoàn cảnh sáng tác“Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915. Bố cục: 2 phầnPhần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao. Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc” Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?” Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây” Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi” Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng, Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào “Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu” Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?” Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi” Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?” Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển, Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu! Giá trị nội dungThông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc. Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời. Giá trị nghệ thuậtSử dụng hình ảnh giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng. Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé. Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa…. 2. Dàn ý chung phân tích bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-goA. Mở bàiGiới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm: R.Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ, nửa đầu thế kỷ XX. Ông sinh ra và lớn lên ở Can-cut-ta, Ben-gan, có năng khiếu văn chương và sáng tác rất sớm. Là người sôi nổi, nhiệt thành, ông say mê tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ, đa dạng (thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tranh nghệ thuật…) “Mây và sóng” in trong tập “Trẻ thơ”, xuất bản năm 1909 bằng tiếng Ben-gan. Sau này, tác giả tự dịch sang tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915. Nội dung ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. - Mây và sóng là một bài thơ ông viết với tấm lòng yêu trẻ thơ của mình, đồng thời gửi gắm vào đó những triết lí sâu sắc về tình mẫu tử B. Thân bài
- Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng, vầng trăng bạc,… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em. - Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ. - Chơi vui nhưng trong tâm trí, suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu: “Mẹ đang đợi mình ở nhà Làm sao có thể rời mẹ mà đến được” \=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.
- “Con là mây, mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày. - Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ. - Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui, là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con. “Con là sóng và mẹ là bến bờ kỳ lạ”: Lòng mẹ bao dung như bến bờ. - Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về, ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều. - Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này / Biết mẹ con ta ở chốn nao”. \=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.
- Hình thức đối thoại lồng độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng - Kết cấu thơ lặp lại và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa càng làm cho bài thơ sinh động, sâu sắc hơn trong mắt người đọc. C. Kết bài- Bài thơ “Mây và Sóng” ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc vì tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. - Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ bay bổng đồng thời cũng là bài học thấm thía cho tất cả mọi lứa tuổi: hạnh phúc đích thực chính là những tình cảm yêu thương chân thành, tha thiết nhất quanh ta. Các đoạn văn phân tích bài thơ Mây và sóng ngắn gọnViết một đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng.Đề: Viết một đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình. Bài làm: Từ câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng, đã cho người đọc những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc ,đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mặt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với và dành tình yêu thương chân thành cho gia đình, đó là nghĩa vụ và cũng là tấm lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành của mẹ cha. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về 3 câu cuối bài thơ mây và sóngCon là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào". Câu thơ "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ " là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Mẹ là bến bờ để ôm con sóng vào lòng. Lúc "con cười vang vỡ tan vào lòng mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa bao điều. Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong Mây và sóng rất yêu thương mẹ hiền. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ "Mây và sóng" của tác giả Ta-goTình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. Cảm xúc về bài thơ mây và sóng của Ta-goMây và sóng là một bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc. Không chỉ vì thể thơ mới lạ, mà còn bởi tình cảm mẹ con ấm áp chứa đựng ở trong tác phẩm. Em như nhìn thấy chính mình ở trong nhân vật người con. Lúc nào cũng quấn quýt, muốn được bé bỏng mãi, muốn được cuộn mình mãi trong vòng tay mẹ yêu. Đối diện với bao lời mời gọi đi chơi vô cùng hấp dẫn và thú vị từ những người trên mây và người trong sóng. Người con đã từ chối mà chẳng chút tiếc nuối hay vấn vương gì. Bởi ở nhà, còn có điều tuyệt vời hơn đang chờ đón, đó chính là mẹ. Mẹ đã ở nhà chờ con trở về bằng vòng tay dịu dàng, ấm áp. Để nhân đôi hạnh phúc ây, người con đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để chơi cùng mẹ yêu. Những trò chơi ấy thật đơn giản nhưng chẳng nhàm chán chút nào, vì nó sẽ giúp hai mẹ con được vui vẻ và gần bên nhau. Những cảm xúc mộc mạc và tuyệt diệu ấy, chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể đem đến được. Từ các vần thơ là lời của đứa trẻ có chút ngô nghê và giản dị trong Mây và sóng, em đã thực sự cảm nhận được tình mẹ con ấm áp và ý nghĩa vô ngần. Danh sách đề thi phân tích bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-goĐề 1: Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của Ta-go qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi. Đề 2: Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go Đề 1: Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của Ta-go qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi.A. Mở bàiTình yêu mẹ là tình cảm rất sâu sắc, rất đẹp của con người, đó là điều mà thi hào Ta-go muốn tâm sự với các em bé gần xa trên trái đất. Yêu mẹ cha, yêu anh chị em, yêu căn nhà êm ấm, yêu những kỉ niệm tuổi thơ... là những tình cảm đằm thắm, đầy ắp trong tâm hồn em bé ngây thơ đang trò chuyện với áng mây trời. Ta-go (1861 - 1941) là đại thi hào của đất nước Ấn Độ. Ông là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ... Năm 1913, với tập thơ Thơ Dâng(Gitanjali), ông được giải thưởng Nô-ben - Giải thưởng văn chương. Nhân dân Ấn Độ vô cùng tự hào về Ta-go. Tên tuổi thi hào đã rạng rỡ quê hương xứ sở. Thơ của Ta-go là “bài ca về tình nhân ái", là “ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Ông để lại hàng nghìn bài thơ tựa như “hoa thơm, trái ngọt đôi bờ sông Hằng" đã làm phong phú tâm hồn nhân dân Ấn Độ. Ông đem tấm lòng thương yêu mênh mông đến với trẻ em. Ông có hàng trăm bài thơ viết về tuổi thơ bằng những hình tượng tuyệt vời với tấm lòng nhân hậu bao la. Đó là một “thế giới thơ ngây", một “miền thơ ấu êm đẹp và dịu hiền" Ông đã viết: ...Những người đi tìm ngọc thì lặn xuống mò ngọc trai. Còn những người lái buôn Dong thuyền của họ Trong khi đó thì các em Các em nhặt những viên đá cuội rồi lại ném đi... (Trên bờ biển) Mây và Sóng là bài thơ nổi tiếng của Ta-go rút trong tập thơ Trăng non xuất bản năm 1915. Qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi, ta cảm nhận về một thế giới tâm hồn tuổi thơ kỳ diệu của em bé thông minh, hiếu thảo đang sống hạnh phúc bên mẹ hiền. Bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với mẹ về những giây phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng. Mây và sóng đang thủ thỉ trò chuyện với em. B. Thân bàiVới mây: bằng trí tưởng tượng tuyệt vời vô biên, em bé đang chơi đùa với mẹ. Bỗng em ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn “từ tinh mơ đến hết ngày" cùng nhau thỏa thích vui chơi ''giỡn với sớm vàng" và “đùa cùng trăng bạc”, từ lúc bình minh cho đến tận đêm khi trăng lên. Mây trở thành nhân vật trữ tình, được nhân hóa, có gương mặt nụ cười và giọng nói thủ thỉ, tâm tình. Mây, trăng bạc, sớm vàng (rạng đông) là những hiện tượng thiên nhiên mà con người từ xưa tới nay, từ em bé tới cụ già, từ người dân thường đến các nghệ sĩ, các tao nhân mặc khách,... ai cũng thích chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp huyền diệu và sự vĩnh hằng của nó. Tâm hồn tuổi thơ vốn hồn nhiên, trong sáng và giàu trí tưởng tượng. Vì thế cm bé “trò chuyện” với mây và muôn được cùng mây đi chơi đó đây. Nhưng có tình yêu nào mãnh liệt hơn, đằm thắm hơn tình yêu mẹ của đứa con ngoan ? Từ thích thú muốn được đi chơi cùng mây, em bé phân vân, lưỡng lự rồi từ chối: Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?’’, và "Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi?". Tình yêu mẹ là tình cảm rất sâu sắc, rất đẹp của con người, đó là điều mà thi hào Ta-go muốn tâm sự với các em bé gần xa trên trái đất. Yêu mẹ cha, yêu anh chị em, yêu căn nhà êm ấm, yêu những kỉ niệm tuổi thơ... là những tình cảm đằm thắm, đầy ắp trong tâm hồn em bé ngây thơ đang trò chuyện với áng mây trời. Và đó cũng là cảm xúc chủ đạo của bài thơ Mây và Sóng. Có gì sung sướng hơn khi: Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh... Với sóng, có nhà thơ Việt Nam đã viết: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu... (Sóng - Xuân Quỳnh) Trong bài thơ của Ta-go, sóng như vị sứ giả của đại dương xa xôi đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng từng khát khao, mơ ước? Sóng thủ thỉ cùng với em bé về một cuộc viễn du: ‘‘Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi”, và rồi “cứ đi đến bờ biển ... sóng sẽ cuốn con đi" đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ. Đây là một câu thơ diễn tả hình tượng con sóng vỗ vào bờ, liếm vào bãi cát, rồi lại rút ra xa, lại vồ vào và cái nhìn lưu luyến, băn khoăn của em bé theo con sóng xa vời trên biển: Họ (sóng) bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại đắn đo, băn khoăn. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em, chỉ có mẹ, nguồn vui cao cả thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Em cũng không thể nào “ bỏ mẹ ” một giây, một phút. Niềm vui cứ chói ngời mãi hồn em: Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào với mẹ. Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu... Câu thơ “Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lý. Không có mặt biển thì không thể có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có con. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ” là lúc mẹ vô cùng sung sướng. Vì thế, con ngoan và vui chơi là lòng mẹ hạnh phúc. Qua đó, ta thấy nhà thơ lấy sóng và biển để nói với tuổi thơ bao điều. Tính độc đáo của bài thơ là ở cấu trúc bằng 2 mẩu đối thoại giữa em bé với mây và sóng và lồng vào đó là tiếng nói thủ thỉ của em với mẹ yêu thương. Một bài thơ trong sáng và đẹp như mây, như sóng, nói về miền sâu kín nhất, đằm thắm nhất của tâm hồn tuổi thơ. Yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng phong phú, thích phiêu lưu mạo hiểm là đời sống tinh thần tuổi thơ ấu. Em bé được nói đến trong bài thơ này rất yêu thương mẹ. Cánh chim còn non yếu nên chưa dám bay cao cùng mây, chưa thể đi xa cùng sóng, mặc dù em có nhiều mơ mộng, nhiều khát khao muốn đi tới mọi chân trời góc biển. C. Kết bàiMây và sóng là các hiện tượng thiên nhiên cụ thể nhưng tạo ra được một khung không gian với chiều thời gian. Mây và sóng được nhân hóa trở thành những người bạn cùng trò chuyện rủ rê em bé, để từ đó em bé nói ra những suy nghĩ của mình về người mẹ, về tình mẹ con. Mây và-sóng cũng gắn quyện với nhau, mãi mãi như tình mẹ con bất tử. Đề 2: Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-goA. Mở bài:Ta-go được xem là nhà thơ hiện đại hàng đầu ở Ấn Độ. Các tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt, phần lớn là do những trải nghiệm của chính ông trong cuộc đời. Ông có một tài năng sáng tạo phi thường, được chứng minh bởi việc để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với thời đại của ông. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được trao giải thưởng Nobel về văn học. Trong đó, ông thường khai thác chủ đề tình mẫu tử thiêng liêng trong thơ của mình, đó là điều đã mang lại cho ông nhiều thành tựu sâu sắc. Bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go là một ví dụ điển hình cho các tác phẩm về tình mẫu tử của ông. Bài thơ này, trong tập thơ "Trẻ thơ", được coi là một kiệt tác, là một bài ca về tình yêu của con người đối với mẹ thiêng liêng, và ước mơ và hạnh phúc tự do. B. Thân bàiBài thơ kể về một cậu bé bị mây và sóng mời gọi đi chơi, nhưng bằng tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con, cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi để giữ mình bên cạnh mẹ mãi mãi. Bài thơ này giáo dục người đọc về một triết lý sống cao đẹp và khuyến khích họ trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và không để đánh mất nó. Bài thơ bắt đầu với lời mách của cậu bé về những điều thú vị trên trời đang mời gọi cậu bé và làm cho cậu bé rất muốn đi theo lời mời gọi đó. Mẹ ơi những người trên mây đang gọi con Bọn tớ chơi đùa từ khi thức dậy đến chiều tà Bọn tớ chơi đùa với buổi sớm mai vàng Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc Những con sóng kia cũng đang rủ rê em Những người sống trong sóng nước gọi con: "bọn tớ hát từ sớm mai đến tối, "bọn tớ hát từ sớm mai đến tối, Bọn tớ ngao du khắp nơi này đến nơi nọ " mà không biết mình đã từng qua những nơi nào". Qua những lời miêu tả đáng yêu của đứa trẻ, có thể cảm nhận được những lời mời gọi đầy lôi cuốn, quyến rũ mà ngay cả người lớn cũng dễ xiêu lòng, huống hồ là một đứa trẻ tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Cho dù đó là chơi cả ngày từ bình minh đến hoàng hôn, chơi với "buổi sớm mai vàng" hay chơi với "vầng trăng bạc", hay ca hát từ sáng sớm đến tối và đi du lịch khắp thế giới, thật thú vị khi được ở trong thế giới đó. Những bài thơ vui tươi, hồn nhiên thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự dễ thương của trẻ. Có lẽ lúc này, đứa trẻ đang nhìn lên bầu trời xanh và ngắm nhìn những đám mây trắng bồng bềnh theo một cách rất trẻ thơ. Cuộc sống thật sự tự do và hạnh phúc khi bạn có thể chơi với bạn bè cả ngày mà không biết chán. Có thể có mọi thứ trên đó, nhưng chắc chắn không phải là mẹ. Sẽ thật hãi hùng và đau khổ nếu cuộc vui đó không có sự góp mặt của mẹ. Ghi nhớ điều này, ngay từ lần mời đầu tiên, trẻ đã nghĩ ngay đến mẹ và kể cho mẹ nghe về những điều thú vị xung quanh việc mời trẻ, và trẻ đã muốn đi cùng. Nhưng làm thế nào để lên đó? Cậu bé ngập ngừng hỏi: “Làm sao con lên được đó?”. Họ trả lời: "Hãy đi đến tận cùng trái đất và vươn tay lên bầu trời, bạn sẽ được nâng lên mây." Đứa trẻ nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà. Làm sao con có thể bỏ mẹ mà đi?" Rồi chúng cười và bay đi. Đứa trẻ cũng có câu trả lời tương tự cho sóng. Đứa trẻ hỏi: "Nhưng làm sao con gặp được các bạn?" Chúng bảo đứa trẻ: "Đi đến nơi gần biển và đứng đó, nhắm mắt lại, và bạn sẽ được nâng lên trên những ngọn sóng." Họ mỉm cười và bay đi. Mặc dù những lời mời rất hấp dẫn đối với cậu bé, nhưng thực tế để đến được đó cũng rất khó khăn, đặc biệt khi cậu phải tìm đường đi đến những nơi xa xôi, không biết tận cùng của trái đất ở đâu và bờ biển nằm ở đâu. Sau khi suy nghĩ một lúc, cậu bé quyết định trở về nhà vì mẹ cậu đang đợi và luôn muốn cậu ở bên cạnh. Khi những người bạn rời đi, cậu bé cảm thấy rằng cả những đám mây trong tưởng tượng của mình cũng hiểu và cười theo cậu. Càng đối mặt với những thử thách khó khăn hơn, càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của cậu bé đối với mẹ. Cả hai lần, khi có lời mời, cậu bé đều hỏi lại những điều liên quan đến mẹ cậu. “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”. “Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa. Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ. “Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi. Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng. Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ, Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm. “Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng. Con sẽ lăn, lăn, và vỗ vào gối mẹ, cười vang. Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở” Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kỳ thú ở trong chính tình mẫu tử thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để che chở, vẫn có bến bờ kỳ lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kỳ thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hàng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên. Bài thơ Mây và Sóng được đánh giá là hay nhờ vào khả năng tưởng tượng sáng tạo, khả năng kích thích suy nghĩ sâu sắc và sức mạnh của những câu chuyện đơn giản nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Cấu trúc song trùng và hình ảnh tượng trưng được sắp xếp hợp lý trong các đoạn thơ xuôi liền mạch, mang đến cho độc giả cảm giác như đang đi trong một cuộc hành trình với Mây và Sóng - hai biểu tượng sáng tạo đặc biệt của tác giả Ta-go. Mây và Sóng giống như mẹ và con, không có biển thì không có sóng, không có mẹ thì con không có ý nghĩa. Mẹ luôn luôn nhân hậu và chứa chan như bến bờ, mang lại hạnh phúc cho con và là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống. Hình ảnh bến bờ rộng mở không ngừng lăn tới vô tận giống như tình mẹ vô biên vô tận, luôn vỗ về và che chở con trẻ. |