Biểu hiện của cây bị sâu là gì

Sâu cắn lá

1. Triệu chứng sâu hại kiểu miệng [ăn bằng miệng]

a. Sâu miệng nhai:

- Ăn khuyết lá: Là triệu chứng phổ biến trên nhiều loại cây. Điển hình như sâu keo, sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh hại rau, sâu khoang, sâu xanh da láng, sâu đo, bọ dưa hại dưa, hại bầu, hại bí,…

– Cuốn lá: Sâu non cuốn 1 hoặc vài lá làm tổ nằm trong đó ăn gặm biểu bì hoặc ăn khuyết đầu lá. Điển hình như sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá đậu, bông,…

– Đục lớp biểu bì lá: Sâu non chui qua biểu bì đục ăn lớp tế bào nhu mô lá. Đường đục thường vòng vèo. Điển hình là sâu vẽ bùa, ruồi đục lá rau, cà chua….

– Đục thân, đục cành: Tác hại này rất phổ biến và nguy hiểm với nhiều loài cây, làm khô gãy cành, cả cây bị chết.

– Đục quả: Hầu hết các loài cây ngắn ngày và dài ngày có quả đều bị sâu đục [các loại đậu, bông, cà chua, các loại cây ăn quả]. Đục quả chủ yếu do sâu non bướm như sâu đục bông, cà chua,… Đục quả do sâu non loài ruồi gây ra cũng rất phổ biến và nguy hiểm như ruồi đục quả bầu, bí, mướp, khổ qua và nhiều loài cây ăn quả [ổi, táo, mận,…]

- Đục gốc và ăn rễ: Đục gốc điển hình như bọ hung đục gốc mía. Nhiều loài sâu non bọ cánh cứng sống dưới đất ăn phá rễ cây, điển hình như sâu non bọ nhảy gặm củ cải.

b. Sâu chích hút và nhện

Các sâu chích hút như bọ trĩ, rầy, rệp, bọ phấn, bọ xít và nhện thường có chung triệu chứng là:

– Trên phiến lá, bẹ lá hoặc quả có các đốm và những mảng biến màu [vàng, hơi đỏ hoặc thân đen].

– Lá nhỏ và xoăn: Bị nặng cả lá có thể khô vàng. Hiện tượng lá nhỏ và xoăn còn có thể do các sâu chích hút truyền bệnh virus, trường hợp này cây còi cọc, sinh trưởng rất kém, năng suất giảm nghiêm trọng [như với cà chua, dưa leo,…]

– Một số điển hình khác như bọ trĩ, nhện gặm chích vỏ quả cây có múi gây hiện tượng da lu [da cám], rầy nâu.

2. Triệu chứng bệnh gây hại cây trồng

 Các loài vi sinh vật gây bệnh cây cũng có những triệu chứng điển hình khác nhau.

a. Bệnh do nấm

Nấm là nhóm vi sinh vật gây hại phổ biến nhất trên các bộ phận và các loài cây như các đốm nâu, thán thư, đốm vàng, sương mai, phấn trắng…trên các cây rau, cây ăn quả.

-Vết đốm hơi tròn hoặc có góc cạnh, khô, bị hại nặng nhiều vết liên kết làm khô cháy một mảnh lá [điển hình như bệnh đạo ôn gây cháy lá lúa, bệnh thán thư trên dưa,…]. Trên vết bệnh già thường có các hạt đen nhỏ li ti là các ổ bào tử nấm.

– Trên lá vết bệnh tương đối lớn, không có hình dạng rõ rệt, ở mép hoặc giữa phiến lá, lúc đầu màu xanh xám, sau chuyển màu nâu và khô. Trời ẩm trên vết bệnh có lớp sợi nấm như tơ màu trắng. Đây là triệu chứng của bệnh sương mai, mốc sương, phấn trắng thường thấy trên dưa leo, dưa hấu, bầu, bí, cà chua,…

– Đầu và mép lá bị khô lan dần vào phía trong phiến lá là triệu chứng của bệnh cháy bìa lá thường thấy ở cây mai vàng, chôm chôm.

– Vết đốm nâu trên quả, sau đó làm thối quả, điển hình là bệnh thán thư trên ớt, đu đủ,…

– Lá vàng từ phía gốc trở lên, cây cằn cỗi, cuối cùng bị khô chết là bệnh lở cổ rễ, thường thấy ở cây rau màu [dưa, ớt, cà chua, đậu, bông,…] gọi chung là bệnh héo vàng.

– Chỗ gốc cây giáp mặt đất bị khô teo lại, cây héo, đổ ngã và bị chết là bệnh lỡ cổ rễ, thường thấy ở cây rau, đậu khi còn nhỏ, cây con ở vườn ươm [bệnh chết ẻo cây con].

– Trên cành có một mảng vỏ bị khô, màu trắng hoặc hồng làm lá vàng và rụng, cành khô héo dần là bệnh nấm hồng phổ biến trên các loại cây ăn quả. Bệnh nấm hạch cũng có triệu chứng tương tự bệnh nấm hồng thường thấy trên ớt, cà chua,…

b. Bệnh do vi khuẩn

– Đốm lá, cháy lá: Điển hình là các bệnh đốm sọc, bệnh đốm vi khuẩn trên dưa leo, rau cải, cà chua.

– Thối thân do vi khuẩn thường thấy trên rau cải.

– Héo xanh vi khuẩn là bệnh phổ biến và nguy hiểm trên nhiều cây rau, màu như cà chua, ớt, đậu cove, dưa leo, cây hoa cúc,… Cây đang sinh trưởng bình thường tự nhiên héo rũ trong khi lá còn xanh do vi khuẩn phát triển phá hủy mạch dẫn [phân biệt với bệnh héo vàng do nấm].

Chú ý là khác với các bệnh do nấm thường khô, các vết bệnh do vi khuẩn thường có vẻ ướt, đôi khi sinh giọt mủ vàng, chỗ vết bệnh thối nhũn, có dịch nhờn, mùi hôi.

c. Bệnh do virus

Các bệnh do virus trên các loại cây có triệu chứng điển hình là lá nhỏ, có vệt biến màu loang lổ, đọt và lá non xoăn lại, cây thấp bé hẳn đi [hiện tượng xoăn lá].

Triệu chứng chung của bệnh là biến màu và biến dạng trên đọt, lá non và toàn thân. Bệnh virus thường kèm theo triệu chứng do các sâu chích hút và cũng là môi giới truyền bệnh. Là nhóm bệnh phổ biến và nguy hiểm trên các cây cà chua, ớt, dưa leo, đu đủ,…

d. Bệnh do tuyến trùng

Tuyến trùng chủ yếu sống trong đất hại rễ cây làm rễ cây bị thối đen hoặc sinh các nốt sần trên rễ, cây sinh trưởng kém, lá vàng và có thể chết. Thường thấy trên các cây cà chua, rau muống.

 Theo cẩm nang Bác sĩ cây trồng – KS Nguyễn Mạnh Chinh

Bài 12. SâuBệnh hại cây trồng – Câu 4 trang 30 SGK Công Nghệ 7. Nêu những những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu ,bênh phá hoại ?

Nêu những những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu ,bênh phá hoại ? 

Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá,quả, gãy cành, cây củ bị thối,thân cành bị sần sùi

Quảng cáo

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen,nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo rũ

Lá, quả bị đốm đen nâuCây, củ bị thốiThân, cành bị sần sùiQuả bị chảy nhựa Vậy khi bị sâu, bệnh phá hoại thường màu sắc, cấu tạohình thái các bộ phận của cây bị thay đổi:- Hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ, thânsần sùi.- Màu sắc: Trên lá quả có đốm đen, nâu vàng- Trạng thái: Cây bị héo rũ Ghi nhớ- Sâu bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triểncủa cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nôngsản.- Trong vòng đời, côn trùng trải qua nhiều gia đoạn,phát dục [biến thái] khác nhau.- Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây dovi sinh vật gây hại hoặc điều kiện bất lợi gây nên.- Khi bị sâu, bệnh phá hoại thường màu sắc, cấu tạo,hình thái các bộ phận của cây bị thay đổi. CỦNG CỐ-Em hãy nêu tác hại của sâu bệnh?Thế nào là biến thái của côn trùng?Thế nào là bệnh cây?Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu bệnhphá hoại? Dặn dò- Học bài, trả lời câu hỏi theo SGK- Đọc trước bài mới “Phòng trừ sâu bệnh hại”- Đọc thêm “Có thể em chưa biết” “Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòngkiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làmtham mưu, lấy cẩn thận làm anh em, lấy hyvọng làm lính gác”Thomas A. Edison

- Biến đổi hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối.

- Biến đổi màu sắc: Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

- Biến đổi cấu tạo: thân cành bị sần sùi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Thế nào là bệnh cây?

Xem đáp án » 18/03/2020 20,621

Em hãy quan sát hình 18, 19 và nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

Xem đáp án » 18/03/2020 3,632

Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?

Xem đáp án » 18/03/2020 3,446

Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến năng suất và chất lượng nông sản.

Xem đáp án » 18/03/2020 1,691

Thế nào là biến thái của côn trùng?

Xem đáp án » 18/03/2020 1,212

1.  Úa lá hoàn toàn

 
 

Vàng lá hoàn toàn là dấu hiệu của quá trình sinh trưởng và lão hoá của cây, không liên quan đến việc cây bị sâu bệnh. Vì thế, bạn không cần phải cố cứu chúng. Tuy nhiên, lá vàng cũng khiến cây tốn nhiều năng lượng, nên tốt nhất là bạn nên cắt bỏ lá hỏng đi.

2. Úa đầu lá

 

Đây thường là dấu hiệu của việc cây không được cung cấp đủ nước. Có 3 nguyên nhân có thể xảy ra: một là bạn không tưới đủ nước; hai là chất lượng đất không tốt, dẫn đến không giữ đủ nước cho cây; ba là rễ cây có thể đã bị hỏng do ngập nước từ trước hoặc do chậu quá nhỏ.

 

Cách xử lý: Nếu bạn không ở nhà thường xuyên, có một vài mẹo nhỏ sau đây để cây vẫn nhận được đủ lượng nước.

Một là đặt một miếng bọt biển ướt dưới đáy chậu. Nó sẽ giúp hấp thụ lượng nước dư thừa hoặc sẽ cung cấp thêm nước cho cây khi thiếu nước.

Hai là chôn một chai nước có đục lỗ nhỏ vào đất. Cây sẽ nhận được nước từ đó khi cần.

3. Úa lá ở giữa

 
 

Đó là dấu hiệu của cây thừa nước, gây ra nấm đất. Ban đầu lá sẽ vàng ở giữa, sau đó lan ra toàn bộ lá.

Cách xử lý: Hãy đặt chiếc túi giấy lọc cà phê quanh chậu để thấm nước thừa.

4. Những chiếc lá phía dưới chuyển sang màu vàng

 
 

Nếu cây đã trưởng thành, những chiếc lá này sẽ chuyển sang màu vàng rồi tự rụng. Tuy nhiên, nếu một loạt lá phía dưới bị vàng, đó là một dấu hiệu khác. Có thể nguyên nhân do môi trường như: quá râm mát, nhiệt độ quá lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột, hạn hán. Hãy kiểm tra vị trí đặt cây và điều chỉnh hợp lý.

Bạn cần lưu ý là thực vật thích nghi với môi trường xung quanh khá chậm. Vì thế, nếu bạn muốn đổi vị trí, hãy cho nó làm quen dần dần bằng cách chuyển cây sang vị trí mới khoảng 1 giờ/ngày, sau đó tăng dần lượng thời gian lên cho đến khi cây thích nghi được.

5. Đốm nâu sẫm và úa vàng quanh viền lá

 
 

Đó là dấu hiệu của việc cây nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời.

Khi thấy các đốm nâu lan rộng, bạn cần cách ly chậu cây ngay lập tức để ngăn nấm lây lan sang các cây khác. Hãy loại bỏ những lá đã bị nấm và để cho cây tự phục hồi.

6. Không có màu xanh ở ngọn lá

 
 

Màu lá xanh nhạt, thậm chí chuyển sang màu vàng cộng với sự phát triển chậm có thể là do cây thiếu chất dinh dưỡng. Đã đến lúc bạn cần bón phân cho cây.

Bạn cũng có thể bón thêm vỏ trứng hoặc tưới cây bằng nước luộc trứng để bổ sung canxi và kali cho cây.

7. Lá quá nhỏ

 
 

Lá nhỏ là dấu hiệu cây cần thêm ánh sáng mặt trời. Nếu đúng là cây của bạn đang ở chỗ tối thì bạn cần di chuyển nó tới nơi gần cửa sổ.

Trong trường hợp cây đã ở một vị trí đầy nắng mà lá vẫn nhỏ, có thể bạn cần làm sạch cây. Một lớp bụi trên lá sẽ cản ánh sáng và làm giảm khả năng quang hợp của cây.

8. Xoăn lá

 
 

Một số loại cây trồng trong nhà phổ biến tới từ các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới – nơi chúng phát triển mạnh dưới những lớp bụi ẩm ướt của một khu rừng lớn. Khi vào môi trường có độ ẩm không khí quá thấp, nó thường có dấu hiệu xoăn lá.

Cách xử lý: Di chuyển cây ra khỏi những vị trí gần lò sưởi hoặc lỗ thông gió.

Những loài cây và hoa này sẽ giúp bạn tốn ít công chăm sóc khu vườn.

Đăng Dương [Theo Bright Side]

Video liên quan

Chủ Đề