Biến đổi khí hậu ở đồng bằng scl

>>> Đồng bằng sông Cửu Long đang tụt hậu rất xa so với các vùng miền khác

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thách thức lớn nhất mà khu vực Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] phải đối mặt là từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở phía thượng nguồn sông Mê Công và nội tại của ĐBSCL. Tình trạng sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức, sự gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa.

Sự gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Bên cạnh đó, những vấn đề về xung đột giữa nhu cầu nước ngọt cho nông nghiệp và nhu cầu nước mặn, nước lợ để nuôi tôm đang diễn ra ở nhiều nơi. Việc phát triển hạ tầng chống lũ, thủy lợi, giao thông đô thị, khu công nghiệp… đã làm biến đổi sâu sắc chế độ lũ như vốn có trước đây. Việc phát triển hệ bờ bao, khu dân cư vượt lũ… làm giảm không gian chứa lũ, thoát lũ làm gia tăng nguy cơ ngập, lụt ở nhiều khu vực. Diện tích chứa lũ giảm đồng thời mực nước biển dâng sẽ làm tăng mực nước lũ ở khu vực trung tâm ĐBSCL trong thời gian dài.

Ở các khu vực trung và hạ lưu, do phát triển công nghiệp và đô thị hóa cao, diện tích chứa lũ giảm và nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lũ. Cung cấp nước sạch chỉ đảm bảo được cho khoảng 70% dân số đô thị và tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều đối với nông thôn. Bên cạnh đó, nguồn nước để cấp nước ở các khu vực nông thôn cũng đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn là mặn và ô nhiễm.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hà Lan cho Đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Chủ tịch Liên Đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] Phạm Tấn Công cho biết, ĐBSCL là một vùng kinh tế rộng lớn với diện tích trên 40 nghìn km2, dân số trên 17,2 triệu người, là một khu vực có ý nghĩa quan trong về kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ĐBSCL có các thế mạnh về phát triển nông nghiệp, trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy hải sản và trái cây lớn nhất cả nước, cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

>>>Hà Lan và Đồng bằng sông Cửu Long có thể bổ khuyết cho nhau

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hà Lan cho Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức tại Cần Thơ mới đây - Ảnh: Đình Đại.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cũng cho rằng, dưới tác động của biến đổi khí hậu [BĐKH], vùng ĐBSCL đang đứng trước những thách thức liên quan tới đất, nước và môi trường, cùng nhiều rủi ro do BĐKH gây ra. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông và logistic còn nhiều hạn chế, lao động có trình độ thấp và các vấn đề về di cư, mô hình sản xuất nông nghiệp theo truyền thống cũ, ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng và sản xuất còn thấp, những phương thức cũ không còn phù hợp. Điều đó đặt ra cho ĐBSCL cần phải có sự thay đổi, cần có một mô hình phát triển mới.

Còn theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam, ĐBSCL đang tụt hậu rất xa so với các khu vực khác, đồng thời, nguồn lực của ĐBSCL cũng đang rất hạn chế, trong khi thách thức lại đang rất lớn. Ông cũng cho rằng, thách thức lớn nhất của ĐBSCL đó chính là nước, nước và nước.

Ngoài ra, ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức lớn về chuyển đổi nông nghiệp; chuyển đổi số và chuyển đổi về nhân khẩu. Trong đó, chuyển đổi số ở ĐBSCL cũng đang gặp những thách thức rất nghiêm trọng. Đầu tiên là về con người, thứ hai là về cơ sở hạ tầng và thứ ba là sự kết nối của ĐBSCL với thế giới. Ở trong cả 3 trạng thái này thì ĐBSCL cũng đang dần tụt hậu trở lại phía sau so với các tỉnh, thành khác, cũng như so với tiềm năng và cơ hội mà ĐBSCL có thể có được.

“Về chuyển đổi nhân khẩu, chúng ta cũng đã nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của già hóa dân số. Trên thực tế, ở Việt Nam quá trình già hóa dân số này đã bắt đầu từ khoảng năm 2013. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nào có được một lượng dân số tăng một cách liên tục. Do đó, khả năng duy trì một nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ với chi phí thấp vốn là năng lực cạnh tranh của Việt Nam, cũng như của ĐBSCL trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển công nghiệp cũng không còn nữa”, TS. Vũ Thành Tự Anh nhìn nhận.

Đánh giá của bạn:

12/12/2017

     Biến đổi khí hậu [BĐKH] khiến đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] đang phải đối diện với nhiều thách thức. Làm thế nào để thích ứng với BĐKH đã trở thành nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ hiện nay.

     ĐBSCL chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước. Với mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc, khu vực này có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo. Nhiều năm qua, ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: Đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản; 70% các loại trái cây; 95% lượng gạo xuất khẩu; 60% sản lượng cá xuất khẩu… Tuy nhiên, BĐKH khiến vùng kinh tế trọng điểm này đang đứng trước nhiều thách thức.

     Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn 13 tỉnh, TP khu vực ĐBSCL xảy ra 562 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài 786 km, trong đó có 40 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng, chống thiên tai. Tính bình quân, mỗi năm khu vực này bị mất khoảng 300 ha đất ở và sản xuất nông nghiệp…

     Bên cạnh đó, theo cảnh báo của Bộ TN&MT, đến năm 2100, BĐKH có thể khiến mực nước biển tăng thêm 1 m. Khi đó, 13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL sẽ bị ngập sâu, như: Hậu Giang ngập hơn 80% diện tích, Kiên Giang hơn 76%, Cà Mau gần 60%…

     Nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với ứng phó BĐKH, hiện nay, các cấp, các ngành, địa phương trong vùng đã lập hơn 2.500 quy hoạch. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, chất lượng các bản quy hoạch bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu tính liên kết và tầm nhìn; không gắn với khả năng cân đối nguồn lực, thiếu tính khả thi… Việc huy động và sử dụng nguồn lực còn bất cập, chưa phân bổ thỏa đáng cho các nhiệm vụ, chương trình dự án cần  ưu tiên, có tác động lan tỏa, phát triển bền vững của vùng. Nhiều địa phương trong vùng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề BĐKH đối với tương lai của vùng, coi việc đầu tư các dự án BĐKH là trách nhiệm của Trung ương…

     Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần thực hiện trên các quan điểm: Tôn trọng sự vận hành tự nhiên của hệ sinh thái và chủ động thích ứng với BĐKH; Coi nước, đất và đa dạng sinh học là ba trụ cột chính để phân vùng hợp lý; Coi kinh tế biển là động lực quan trọng cho sự phát triển của vùng; Xxác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, làm cơ sở để phát triển các lĩnh vực công nghiệp, chế biến, dịch vụ, du lịch…

     Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP, trong đó, giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với BĐKH theo phương pháp tích hợp đa ngành; Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh mới, bảo đảm giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; Xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; Tập trung đầu tư, xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng… Thủ tướng cũng chỉ đạo các cấp, các ngành cần khẩn trương nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo về TN&MT; Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, bảo đảm không làm tăng nguy cơ xói lở bờ sông, bờ biển…

Thanh Huyền [Theo hanoimoi.com.vn]

Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp [SXNN] ở Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] đang chịu ảnh hưởng đồng thời bởi BĐKH, thời tiết cực đoan, nước biển dâng; hoạt động khai thác thủy điện, tăng lượng nước cho hoạt động SXNN ở thượng nguồn sông Mekong; hoạt động khai thác quá mức nước ngầm, cát trên lòng sông của vùng ĐBSCL; hoạt động kiểm soát lũ và thực hành SXNN thiếu bền vững ở ĐBSCL. Những yếu tố này tác động đồng thời, bổ trợ cho nhau, làm cho nông nghiệp ĐBSCL chịu ảnh hưởng tiêu cực ngày càng trầm trọng.

BĐKH đã và đang gây nhiều thiệt hại cho SXNN ở ĐBSCL, trong đó có hợp tác xã nông nghiệp [HTXNN] và hộ thành viên. Kết quả điều tra năm 2020 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn [Viện CSCL] cho thấy: 80,3% HTX khảo sát cho biết hiện tượng BĐKH có xuất hiện trên địa bàn hoạt động của HTX trong 5 năm qua với 3 hiện tượng phổ biến là xâm nhập mặn, hạn hán và thời tiết cực đoan [giông bão, mưa to, lũ lụt].

Hạn hán gây thiếu nước trầm trọng vào mùa khô ở ĐBSCL. Ảnh: Giang Lam 

Có tới 96,6% HTX ghi nhận có hiện tượng BĐKH trên địa bàn khẳng định BĐKH có ảnh hưởng tiêu cực đến SXNN của HTX. Các ảnh hưởng tiêu cực gồm làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất cây trồng vật nuôi, làm mất trắng không được thu hoạch, giảm chất lượng sản phẩm, và làm mất đất SXNN.

Các hiện tượng BĐKH đều làm tăng chi phí sản xuất trên tất cả các nhóm cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, hiện tượng xâm nhập mặn làm tăng chi phí sản xuất cao nhất, với mức tăng cho phí sản xuất thêm trung bình là 29,1%; tiếp đến là hạn hán [27,6%]; các hiện tượng BĐKH khác [23,1%] và thời tiết cực đoan [2,7%]. Trung bình, BĐKH làm tăng chi phí SXNN thêm 26,2%.

Kết quả khảo sát HTX cho thấy, BĐKH làm tăng chi phí sản xuất lúa thêm 18%; cây ăn quả 34,5%; nuôi trồng thủy sản 36,8% và cây trồng khác [như rau màu] 31,7% trong trường hợp bị xâm nhập mặn.

80% HTX đánh giá rằng ảnh hưởng của các hiện tượng BĐKH đến việc tăng chi phí SXNN và thủy sản trong 5 năm qua [2016-2020] có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.

Theo một nghiên cứu năm 2019, trong trường hợp nước biển dâng 1m, tổng sản lượng lúa của vùng ĐBSCL có thể giảm 40% nếu không có các biện pháp ứng phó phù hợp. Ngoài ra, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhiều dịch bệnh xuất hiện, năng suất của nhiều loại cây trồng như lúa, ngô sẽ giảm.

Với kịch bản BĐKH trung bình, năng suất lúa vụ Đông Xuân được dự báo giảm 716,6kg/ha, vụ Hè Thu giảm khoảng 795kg/ha vào năm 2050. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm khoảng 1,48 triệu tấn lúa. Năng suất ngô có thể giảm 782kg/ha, khiến sản lượng giảm khoảng 880 ngàn tấn.

Một yếu tố khác dẫn đến sự giảm năng suất cây trồng là sự suy giảm lượng phù sa do bị giữ lại phía thượng nguồn. Theo tính toán của các chuyên gia, tác động tích lũy của các dự án thủy điện trên sông Mekong có thể làm giảm từ 6-10% nguồn chất dinh dưỡng [đạm và lân] cho ĐBSCL, năng suất cây trồng dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha.

Điều tra của Viện CSCL năm 2020 cho thấy, xâm nhập mặn gây giảm năng suất 41,5%; tiếp đến là hạn hạn làm giảm 35,8%; thời tiết cực đoan làm giảm 27,9% và các hiện tượng khác làm giảm 28,3%. Cây ăn quả bị giảm năng suất nhiều nhất [giảm 49,6%], thủy sản giảm 43,9%, lúa giảm 24,9% và cây trồng khác giảm 30%. Trung bình, BĐKH gây giảm năng suất cây trồng vật nuôi khoảng 35,2%.

Các HTX bị ảnh hưởng bởi BĐKH có thể bị mất trắng diện tích, giảm chất lượng sản phẩm, giảm diện tích đất nông nghiệp do ra sạt lở, hoặc hạn hán, nhiễm mặn quá không thể canh tác được…

Đồng thời, BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa. Sinh kế nông nghiệp bền vững có nguy cơ bị mai một. Một bộ phận nông dân có khả năng phải chuyển đổi [hoặc đánh đổi] sinh kế, tỷ lệ này ở ĐBSCL được dự báo là không nhỏ…

Người dân Gò Công Đông [Tiền Giang] trên cánh đồng "thất thủ" ở mùa khô 2019-2020. Ảnh: Giang Lam 

Theo thống kê, đến hết năm 2020, toàn vùng ĐBSCL có 2.546 HTXNN [HTX trồng trọt chiếm 55,1%, HTX tổng hợp chiếm 23,9%, HTX nuôi trồng thủy sản chiếm 13,2%, HTX chăn nuôi chiếm 2,8%...], tăng 1.379 HTX so với năm 2012, là vùng có số lượng HTX tăng nhiều nhất. Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 169,2 ngàn thành viên HTX. Trung bình một HTXNN có 65 thành viên.

Bộ NN&PTN cho biết, các hoạt động thích ứng BĐKH của các HTXNN thời gian qua còn mang tính tự phát, số lượng chưa nhiều… Để thúc đẩy sự tham gia của các HTXNN và người SXNN ở ĐBSCL thích ứng với BĐKH một cách hiệu quả, việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án “Nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của HTX vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025” là hết sức cần thiết.

Theo dự thảo đề án, mục tiêu đến năm 2025, 100% HTXNN vùng ĐBSCL được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết về BĐKH và biện pháp thích ứng trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp.

Xây dựng ở mỗi tỉnh từ 3-5 mô hình HTX áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với BĐKH, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để tuyên truyền nhân rộng. Tổ chức định kỳ diễn đàn khu vực kinh tế tập thể, HTX, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với BĐKH.

Góp phần vào mục tiêu 70% HTXNN được xếp loại từ loại khá trở lên; tối thiểu 50% HTXNN tham gia các chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; doanh thu sản xuất kinh doanh của HTX tăng ít nhất 20%...

Video liên quan

Chủ Đề