Bắt thường tại trường THCS Dịch Vọng

ANTD.VN - Bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng trường THCS Dịch Vọng khẳng định không có việc trường bắt phụ huynh học sinh yếu kém cam kết không thi tuyển sinh lớp 10 công lập.

Hà Nội đang làm rõ thông tin về việc ép học sinh học lực yếu không được thi lớp 10 công lập

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc học sinh lớp 9 học lực yếu tại Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội được yêu cầu không được thi vào lớp 10 công lập hoặc chuyển sang trường tư để không ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường đang khiến dư luận xã hội đặc biệt bức xúc.

Ngay lập tức, UBND TP Hà Nội, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Nội đều có công văn yêu cầu phòng GD-ĐT các quận huyện, thị xã rà soát, kiểm tra vụ việc và xử lý nghiêm nếu phát hiện đúng như phản ánh.

Trả lời phóng viên báo ANTĐ chiều 20-4, bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy cho biết: "Nhà trường đã đề nghị UBND quận, Phòng GD-ĐT có giải pháp, xác minh thông tin đăng trên mạng xã hội phản ánh việc nhà trường ép học sinh học lực yếu không được thi lớp 10. Nếu có trường hợp là giáo viên của trường để xảy ra việc này thì nhà trường sẵn sàng kỷ luật nghiêm vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục".

Theo bà Nga, sáng nay, 20-4, UBND quận Cầu Giấy, Phòng GD-ĐT quận đã đến làm việc với nhà trường, kiểm tra sổ chuyển đến, chuyển đi của học sinh; biên bản các cuộc gặp giữa giáo viên và phụ huynh. Nhà trường cũng đã khẳng định với cơ quan quản lý không có sự việc như phản ánh trên mạng xã hội xảy ra ở trường.

Bà Nga cho biết, toàn trường từ học kỳ II đến nay chỉ có 4 em chuyển trường về Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La và 1 em chuyển ra trường tư. Trong 4 học sinh chuyển trường, có 1 em học lực giỏi, 2 em học lực khá, 1 em trung bình chuyển trường theo nguyện vọng của phụ huynh và không có trường hợp nào bị ép buộc chuyển đi.

Về cuộc họp giữa giáo viên với phụ huynh, bà Nga cho biết, kết quả kiểm tra trực tiếp cho thấy học sinh học online có chất lượng khá thấp, ghi chép bài hạn chế, thiếu tập trung nên học lực khá yếu so với học trực tiếp.

Do đó, giáo viên các lớp có mời, gặp gỡ 42 lượt phụ huynh để trao đổi giải pháp, tìm nguyên nhân để giúp học sinh học tốt hơn. Trong 42 học sinh đó, không phải tất cả các em đều có kết quả yếu kém, trung bình mà có cả những em sa sút hơn trong thời gian học trực tuyến.

"Thời điểm này đang giữa học kỳ II, học sinh còn có thời gian để học tập, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Do đó thông tin giáo viên tư vấn cho học sinh không thi vào lớp 10 ngay cả học sinh có học lực khá là không đúng. Học sinh với điểm trung bình 7,2 hoàn toàn có năng lực thi vào THPT chứ không thể có chuyện như phản ánh trên mạng xã hội", bà Nga nói.

"Cho đến nay, giáo viên chủ nhiệm mới chỉ họp thông báo kết quả học tập, trao đổi, tư vấn phụ huynh học sinh lớp 9 phối hợp biện pháp nâng chất lượng học kỳ II, kiểm tra cuối năm cho tốt, không có chuyện bàn ép phụ huynh chuyển trường" -bà Nga khẳng định.

Trả lời câu hỏi có hay không việc giáo viên ép phụ huynh ký cam kết con học lực yếu kém phải chuyển trường hoặc được tốt nghiệp THCS nhưng không được dự thi lớp 10, bà Nga cho biết, nhà trường đã có chỉ đạo không bắt phụ huynh viết cam kết về việc thi hay không thi 10 mà giáo viên chỉ thông báo kết quả học tập để phối hợp nâng chất lượng.

"Quan điểm của nhà trường là học sinh thi hay không thi đó là quyền của học sinh và phụ huynh. Còn giáo viên chỉ trao đổi, phối hợp tư vấn cho phụ huynh làm như thế nào để rèn được ý thức và nâng được chất lượng học tập của các con" - bà Nga khẳng định.

Được biết trước đó, Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy đã có văn bản yêu cầu các trường THCS tuyệt đối không được ép buộc hoặc vận động những học sinh có học lực trung bình, yếu chuyển trường hoặc không tham gia đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT. Nếu để xảy ra hiện tượng trên, hiệu trưởng nhà trường chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tối 19/4, dư luận xôn xao trước nội dung cuộc nói chuyện của một nhóm cha mẹ học sinh có con đang học ở Hà Nội. Theo đó, một phụ huynh trong nhóm này cho biết nhà trường yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường [về các trường tư] hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10.

Cụ thể, phụ huynh này kể lại vụ việc như sau: "Nhà em có cô em gái có con học lớp 9 Trường THCS Dịch Vọng. Năm lớp 8 vẫn là học sinh giỏi, năm lớp 9 tổng kết 7,2. Hôm vừa rồi cô chủ nhiệm và 3 cô môn chính Toán, Văn, Anh, hiệu trưởng, hiệu phó gọi mẹ đến họp đưa ra phương án là cho con học trường tư, ký vào đơn không cho con thi tốt nghiệp vì sợ con không đỗ, ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường. 50% phụ huynh lớp được gọi đến vì con học từ khá trở xuống và được họp riêng từng phụ huynh một. Em của em về khóc nức nở bảo thương con học 9 năm giờ lại không cho con thi tốt nghiệp. Dĩ nhiên họ đưa ra hướng cho mình chọn và sau các con sẽ chịu rất nhiều áp lực từ việc này". 

Nội dung cuộc trao đổi giữa các phụ huynh được chia sẻ lại. Ảnh: CMH

Nội dung chia sẻ cũng cho biết, trong nhóm có 67 người và nhiều người cũng xác nhận tình trạng này ở các trường khác nhau. Tuy nhiên, không ai dám phản ứng hay đấu tranh gì với nhà trường vì "Ban giám hiệu kêu từng phụ huynh tới, dặn mang cả con theo để "họp", có những lớp đến nửa sĩ số bị gọi đi "họp" để đưa ra yêu cầu này".

Vụ việc đang gây bức xúc các phụ huynh và những người quan tâm đến giáo dục. Hàng loạt ý kiến được đưa ra như: "Nhà trường chỉ biết tô màu mà không hề nghĩ đến trẻ nhỏ", "Cần lên án mạnh mẽ tình trạng tiêu cực này. Nó vi phạm quyền con người, quyền trẻ em", "Thành tích, thi đua khen thưởng, hậu quả hại cả thế hệ trẻ"...

Nhà trường nói gì?

Liên quan đến phản ánh trên, ngày 20/4, trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy [ngôi trường được đề cập ở trên - PV] cho hay: "Tối qua tôi không xem mạng xã hội. Sáng nay 7h kém tôi đến trường mở máy thì mới biết thông tin này. Tôi và các giáo viên trong trường thực sự đang rất buồn". 

Học sinh Trường THCS Dịch Vọng trong ngày đi học trực tiếp trở lại. Ảnh: NTCC

Theo cô Nga: "Thông tin này hoàn toàn sai sự thật. Không có chuyện nhà trường tư vấn cho phụ huynh không cho con thi. Càng không có chuyện học sinh giỏi lớp 8, lớp 9 có điểm số 7,2 mà lại không được thi. Cũng không có chuyện hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên ngồi quây lại tư vấn như thế. Việc thi là quyền của học sinh và phụ huynh. 

Tôi chắc chắn là không phải tôi rồi vì đây là hành vi không thể chấp nhận được. Còn nếu thực tế có sự thật này thì xin được công khai thông tin lớp nào, giáo viên nào, những trường nào để chúng tôi biết. Chúng tôi chấn chỉnh lại giáo viên, không để hiện tượng như thế xảy ra trong nhà trường. Còn không có thì không nên đưa lên như vậy".

Cô Nga cũng chia sẻ thêm, thời gian vừa qua ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giáo viên rất vất vả khi phải dạy online. Khi tổ chức cho học sinh đi học lại, có những trường hợp học sinh không ghi chép gì trong vở. Vì vậy, giáo viên ngoài việc dạy chính khóa phải kèm thêm để củng cố kiến thức và động viên học sinh ổn định tâm lý.

Được biết, năm học 2021-2022, Trường THCS Dịch Vọng có 12 lớp 9 với gần 600 học sinh.

"Sắp tới giáo viên có họp phụ huynh học sinh nhưng là tư vấn phương pháp hỗ trợ để các con có kết quả kiểm tra cuối kỳ 2 tốt nhất. Vụ việc gây ảnh hưởng đến tâm huyết của giáo viên và ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, Phòng, Sở. Nếu cứ đi giải quyết chuyện như thế này thì chúng tôi không còn thời gian để tập trung dạy dỗ cho các con", cô Nga cho hay.

Trao đổi với Dân Việt, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng Phòng GDĐT quận Cầu Giấy cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin. Hiện Phòng GDĐT quận Cầu Giấy đang tiến hành kiểm tra, làm rõ khi nào có kết quả sẽ thông tin cụ thể.

Liên quan đến thông tin trường THCS yêu cầu học sinh kém phải chuyển trường hoặc cam kết không thi vào lớp 10, sáng 20/4, bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng, Cầu Giấy Hà Nội khẳng định không có sự việc trên và mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nếu trường sai thì kỷ luật.

Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin học sinh yếu bị ép không thi vào lớp 10 [Ảnh minh hoạ]

"Tôi chắc chắn là không phải tôi rồi vì đây là hành vi không thể chấp nhận được. Nếu thực tế có sự thật này thì xin được công khai thông tin lớp nào, giáo viên nào, những trường nào để chúng tôi biết. Chúng tôi chấn chỉnh lại giáo viên, không để hiện tượng như thế xảy ra trong nhà trường.

Còn nếu không là tạo dư luận xấu ảnh hưởng đến ngành, nhà trường, phụ huynh học sinh", bà Nga cho hay.

Theo bà Nga, quan điểm của nhà trường là học sinh thi hay không thi đó là quyền của học sinh và phụ huynh học sinh. Giáo viên chỉ trao đổi, phối hợp tư vấn cho phụ huynh làm như thế nào để rèn được ý thức và nâng được chất lượng học tập của các con. Nhà trường cũng không động viên học sinh chuyển trường.

Từ học kỳ 2 đến nay, nhà trường chỉ có 3 học sinh chuyển trường vì lý do chuyển theo bố mẹ. Trường có gần 600 học sinh lớp 9 nhưng chỉ có 3 em chuyển trường.

Trường ép học sinh yếu không thi lớp 10, mạng xã hội dậy sóng

Trước đó, ngày 19/4, một phụ huynh học sinh lớp 9 Trường THCS tại Cầu Giấy Hà Nội "tố" nhà trường yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường [về các trường tư] hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10 gây xôn xao dư luận.

Theo phản ánh, năm học lớp 8 học sinh này vẫn học lực giỏi, năm lớp 9 tổng kết trung bình môn đạt 7,2. Cô chủ nhiệm và 3 giáo viên môn chính, hiệu trưởng, hiệu phó gọi mẹ học sinh này lên họp.

“5 người ngồi quây lại, đưa ra phương án là cho con học trường tư, ký vào đơn không cho thi tốt nghiệp vì sợ con không đỗ ảnh hưởng đến thành tích của trường. 50% phụ huynh lớp được gọi đến vì con học từ khá trở xuống, được họp riêng từng phụ huynh 1.

Phụ huynh về khóc nức nở bảo thương con học 9 năm giờ lại không cho con thi tốt nghiệp. Dĩ nhiên họ đưa ra hướng cho mình chọn và sau các con sẽ chịu rất nhiều áp lực từ việc này”, người này cho hay.

Nội dung cuộc trao đổi giữa các phụ huynh được chia sẻ trên mạng xã hội gây xôn xao

Lý do nhà trường đưa ra là nếu học sinh trượt lớp 10 THPT công lập, trường và giáo viên dạy bị ảnh hưởng đến xếp loại.

Học sinh THCS sẽ được xét tốt nghiệp, không cần thi nên kết quả thi vào lớp 10 của các em là một trong những tiêu chí đánh giá trường và giáo viên dạy lớp 9.

Nội dung chia sẻ cũng cho biết, trong nhóm có 67 người và nhiều người cũng xác nhận tình trạng này ở các trường khác nhau.

Tuy nhiên, không ai dám phản ứng hay đấu tranh gì với nhà trường vì "Ban giám hiệu kêu từng phụ huynh tới, dặn mang cả con theo để "họp", có những lớp đến nửa sĩ số bị gọi đi "họp" để đưa ra yêu cầu này".

Thông tin đưa ra vào thời điểm các trường THCS đang tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi vào lớp 10, được tổ chức giữa tháng 6 khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Trước đó, tháng 5/2020, phụ huynh có con học lớp 9 của trường THCS Thanh Trì [Hoàng Mai] hay trường THCS Phúc La [Hà Đông] từng phản ánh trong buổi họp phụ huynh rằng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu phải viết đơn tự nguyện xin cho con không thi vào trường THPT công lập trên địa bàn.

Các đơn vị vào cuộc

Trong diễn biến mới nhất, trưa 20/4, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã làm rõ thông tin, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị chức năng và địa phương làm rõ, xử lý nghiêm

Cũng trong sáng nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị chức năng và địa phương làm rõ, xử lý nghiêm nếu có tình trạng trên. Bộ đồng thời kêu gọi những người liên quan gửi thêm thông tin và bằng chứng.

Năm nay, toàn thành phố Hà Nội dự kiến khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS [tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020 - 2021].

Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS có cơ hội vào lớp 10 công lập [khoảng 77.000 học sinh], số còn lại vào trường tư thục [khoảng 27.000 học sinh].

Các trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển khoảng 12.900 học viên, còn lại khoảng 12.100 em theo học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề