Báo cáo xaayndwjng đời sông văn hóa bạc liêu năm 2024

Thời gian gần đây, xu hướng đi du lịch rời phố về quê, nhất là trải nghiệm không gian chợ quê ngày càng phát triển đã mở ra cơ hội cho các địa phương đầu tư các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng thị hiếu của du khách.

Trên thực tế, mô hình chợ quê đã có ở Bạc Liêu nhưng chỉ diễn ra vào dịp tết Nguyên đán hằng năm, do đó rất cần được định hình thành một sản phẩm cố định để nâng cao khả năng thu hút, cạnh tranh khách trong bối cảnh hiện nay.

Nhìn từ tỉnh bạn

Đồng Tháp là một trong những tỉnh nhanh chân ra mắt tour du lịch “Phiên chợ quê” tại cù lao Tân Thuận Đông (TP. Cao Lãnh). Sau hơn 1 năm hoạt động, sản phẩm này tiếp tục được triển khai tại huyện Tháp Mười, huyện Hồng Ngự đưa tua phiên chợ quê trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của địa phương.

Dù chỉ diễn ra vào 2 ngày cuối tuần, song phiên chợ quê ở Đồng Tháp luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng thức các món ăn dân dã. Phiên chợ tái hiện khung cảnh chợ xưa, buôn bán các món ăn, các loại trái cây vườn, cá đồng, bánh dân gian… do người dân địa phương tự tay làm ra. Trong không gian ấy, các bà, các chị dịu dàng trong chiếc áo bà ba chào mời du khách thưởng thức các món bánh quê, trình diễn cách làm bánh đã tạo nên hình ảnh đẹp về miền Tây xưa. Nhờ phiên chợ quê, người dân nông thôn có thêm thu nhập, kéo theo đó là sự phát triển các dịch vụ như: lưu trú, tàu chở khách…

Nổi tiếng với những bãi biển đẹp, song tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại làm “dậy sóng” cộng đồng mê du lịch với cánh đồng lúa vàng rực trải dài tít tắp ở xã An Nhứt (huyện Long Điền). Vậy là một khu ẩm thực theo phong cách chợ quê do người dân dựng nên đã thu hút rất đông du khách đến check-in, thưởng thức. Hay tại thị trấn Đa Phước (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã xây dựng chợ quê làng Chăm để phát triển du lịch nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.

Báo cáo xaayndwjng đời sông văn hóa bạc liêu năm 2024

Chế biến bánh dân gian tại Chợ quê ngày Tết của TP. Bạc Liêu. Ảnh: H.T

Kỳ vọng du lịch chợ quê ở Bạc Liêu

Dù khá hấp dẫn nhưng điểm chung của nhiều địa phương trong xây dựng du lịch chợ quê là sản phẩm thường được tổ chức vào dịp cuối tuần, thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, đông đảo lượng khách đến với chợ quê đã cho thấy đây là một sản phẩm giàu tiềm năng nên được khai thác để giúp du lịch Bạc Liêu đa dạng hóa điểm đến.

Bên cạnh những hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường, điểm du lịch cộng đồng The rice farm Bạc Liêu (giáp ranh đường Nguyễn Thị Đẹt, Khu dân cư Tràng An, TP. Bạc Liêu) đang tiến hành liên kết các hộ dân trồng lúa xung quanh để xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm văn hóa đồng quê. Tại cánh đồng có diện tích 350ha do 200 hộ nông dân sản xuất, The rice farm và người dân sẽ tổ chức các hoạt động, dịch vụ đậm chất miền Tây.

Chị Trần Thụy Bảo Trân - Điều phối khu du lịch cộng đồng The rice farm Bạc Liêu, cho biết: “Bước đầu, chúng tôi đã trao đổi, bàn bạc với các hộ dân để chung tay xây dựng mô hình du lịch xoay quanh đồng lúa, vườn cây ăn trái, ao cá. Tại đây, mỗi hộ được phân chia bán những sản vật gì, phát triển dịch vụ nào để tạo ra một không gian du lịch chợ quê. Ở đó, du khách còn được trải nghiệm nét sinh hoạt của nông dân như: thu hoạch lúa, tát đìa bắt cá, làm bánh dân gian”.

Tuyến phố đi bộ đường Điện Biên Phủ (Phường 3, TP. Bạc Liêu) là một trong 25 dự án du lịch đang được tỉnh kêu gọi đầu tư. UBND TP. Bạc Liêu đã mời đơn vị tư vấn lên ý tưởng thiết kế dự án với điểm nhấn là bảo tồn kiến trúc nhà cổ, xây dựng cảnh quan môi trường, hạ tầng kỹ thuật và phát huy bản sắc văn hóa đô thị. Đặc biệt, phố đi bộ sẽ tái hiện không gian chợ quê với hoạt động mua bán trên bến dưới thuyền, gồm mua bán các món ăn đặc trưng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa.

Nếu những sản phẩm chợ quê được hình thành thì không chỉ làm phong phú thêm bức tranh du lịch Bạc Liêu mà còn có thể nâng cao đời sống cho người dân, nhất là khu vực nông thôn, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của làng quê miền Tây. Chương trình OCOP có vai trò quan trọng, là “hạt nhân” tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, giúp nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Đây là vấn đề rất quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Chương trình OCOP chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia, ưu tiên hỗ trợ một cách thực chất hơn các hợp tác xã, doanh nghiệp, phát huy vai trò đầu tàu trong các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thường xuyên, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu OCOP quốc gia làm cơ sở để đẩy mạnh thị trường và tiếp cận thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu… Vì vậy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục nâng tầm các sản phẩm OCOP tại địa phương, thời gian tới, TP. Bạc Liêu sẽ tập trung nâng chất các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sớm hình thành các điểm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là tiếp tục có các chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP. Qua đó, tạo thêm nguồn lực cho các sản phẩm OCOP phát triển, góp phần phục vụ tốt cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.