Bảng kiểm trong dạy học là gì

Bảng kiểm

1. Khái niệm Bảng kiểm

Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí [về các hành vi, các đặc điểm mong đợi] có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.

Dưới đây là ví dụ về một bảng kiểm đánh giá kĩ năng diễn đạt bằng lời nói trong khi thuyết trình của HS:

Bảng kiểm thường chỉ rõ sự xuất hiện hay không xuất hiện [có mặt hay không có mặt, được thực hiện hay không được thực hiện] các hành vi, các đặc điểm mong đợi nào đó nhưng nó có hạn chế là không giúp cho người đánh giá biết được mức độ xuất hiện khác của các tiêu chí đó.

Ví dụ: Trong bảng kiểm về kĩ năng diễn đạt lời nói có tiêu chí là diễn đạt trôi chảy, phát âm rõ ràng. HS A khi trình bày bài thuyết trình của mình, phần lớn thời gian HS đó nói trôi chảy, phát âm rõ nhưng có một đoạn của bài thuyết trình, HS này lại nói thiếu trôi chảy, bị vấp từ và à, ờ liên tục. Trong trường hợp này GV có nên đánh dấu vào bảng kiểm là HS A đạt được tiêu chí đề ra hay là cho HS A không đạt tiêu chí này do có phần trình bày bị vấp? Lưu ý đây không phải là sự lựa chọn dễ dàng do bảng kiểm không có các mức độ nằm giữa mức độ có và không.

2. Mục đích sử dụng

Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà HS thực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, GV sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà HS thực hiện có khớp với từng tiêu chí có trong bảng kiểm không.

GV có thể sử dụng bảng kiểm nhằm:

  • Đánh giá sự tiến bộ của HS: Họ có thể chỉ ra cho HS biết những tiêu chí nào HS đã thể hiện tốt, những tiêu chí nào chưa được thực hiện và cần được cải thiện.
  • GV còn có thể tổng hợp các tiêu chí trong bảng kiểm và lượng hóa chúng thành điểm số theo cách tính % để xác định mức độ HS đạt được.

Ví dụ: Có 12 tiêu chí trong bảng kiểm đánh giá kĩ năng thuyết trình và HS A đã thể hiện được 9 trong số 12 tiêu chí đó trong bài thuyết trình của mình. Nếu ta coi mỗi tiêu chí có giá trị quan trọng như nhau, thì bài thuyết trình của HS A chuyển thành một điểm số là: 9/12 x 100 = 75% [tương ứng với điểm 7,5]. Do đó HS A đã trình bày được 75% các tiêu chí mong muốn.

3. Thời điểm sử dụng

Bảng kiểm được sử dụng trong quá trình GV quan sát các thao tác tiến hành 1 hoạt động cụ thể của HS trong quá trình họ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như: làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai, thực hành

Bảng kiểm còn dùng trong đánh giá sản phẩm do HS làm ra theo yêu cầu, nhiệm vụ của GV.

Bảng kiểm cũng được dùng để đánh giá các thái độ, hành vi về một phẩm chất nào đó.

Như vậy, tất cả các hoạt động của HS khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà có thể phân chia thành một loạt các hành vi liên tiếp cụ thể, được xác định rõ ràng hoặc các sản phẩm của HS làm ra có thể xác định được các bộ phận cấu thành đều có thể sử dụng bảng kiểm để đánh giá.

4. Thiết kế bảng kiểm trong dạy học môn GDTC

Trong dạy học môn GDTC, bảng kiểm thường được sử dụng để đánh giá HS trong giờ thực hành. Khi đánh giá thực hành, bảng kiểm có thể được thiết kế theo các bước sau:

Xác định từng thao tác [hành vi] cụ thể trong hoạt động thực hành.

Có thể thêm vào những thao tác sai nếu nó có ích cho việc đánh giá.

Sắp xếp các thao tác theo đúng thứ tự diễn ra.

Hướng dẫn cách đánh dấu những thao tác khi nó xuất hiện [hoặc đánh số thứ tự các thao tác theo trình tự thực hiện].

Ngoài việc đánh giá những kĩ năng thực hành, bảng kiểm tra còn được sử dụng để đánh giá sản phẩm. Trong trường hợp đánh giá sản phẩm, bảng kiểm tra thường bao gồm một dãy những tiêu chí mà một sản phẩm hoàn thiện cần có. GV đánh giá bằng cách kiểm tra xem từng tiêu chí nêu trong thang đo có ở sản phẩm của HS hay không.

Minh họa bảng kiểm dùng kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Giáo dục thể chất THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Dưới đây là ví dụ về một bảng kiểm đánh giá kĩ năng hiểu biết của học sinh với thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể dục thể thao phù hợp để hoàn thiện, nâng cao kỹ năng vận động đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại.

Ví dụ 1: Bảng kiểm đánh giá kĩ năng hiểu biết của học sinh với thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể dục thể thao phù hợp.

Rate this post

Video liên quan

Chủ Đề