Bài tập xác định chiều của lực từ năm 2024
Với Các dạng bài tập Lực từ chọn lọc có đáp án chi tiết Vật Lí lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Lực từ từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 11. Show
Bài tập trắc nghiệm
Lý thuyết Lực từ
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều dài L có dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường có + Điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây + Phương vuông góc với đoạn dây và với đường sức từ + Chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái: “Đặt bàn tay trái duỗi thẳng sao cho vecto cảm ứng từ B→ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều dòng điện chay trong đoạn dây, khi đó chiều ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực từ F→”. + Độ lớn: F = BILsin α Trong đó: I là cường độ dòng điện (A) L là chiều dài đoạn dây (m) α là góc hợp bởi hướng của cảm ứng từ và hướng của dòng điện.
- Nếu 2 dòng điện chạy cùng chiều 2 dây hút nhau. - Nếu 2 dòng điện chạy ngược chiều 2 dây đẩy nhau. - Lực tác dụng có độ lớn : Trong đó: I1, I2 là cường độ dòng điện chạy qua 2 dây dẫn . ℓ là chiều dài 2 dây. d khoảng cách 2 dây .
- Nếu mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ khi đó các lực tác dụng lên khung không làm quay khung (chỉ làm cho khung giãn ra hoặc co lại). - Nếu mặt phẳng khung dây song song với đường cảm ứng từ khi đó xuất hiện ngẫu lực làm khung quay với momen : M = B.I.S. sin α Trong đó: S là diện tích khung; α = (B, n) với n→ là pháp tuyến mặt phẳng khung dây. Cách giải bài tập Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳngA. Phương pháp & Ví dụ- Lực từ F→ có đặc điểm: + Điểm đặt tại trung điểm đoạn dòng điện + Có phương vuông góc với I→ và B→, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái + Độ lớn: F = B.I.l.sin α (với α là góc tạo bới I→ và B→) Trong đó: B là cảm ứng từ (đơn vị là Tesla – T); I là cường độ dòng điện (A); l là chiều dài của sơi dây (m). - Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái xòe rộng, sao cho lòng bàn tay hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ.
Lưu ý: + Chiều của cảm ứng từ bên ngoài nam châm là chiều vào Nam (S) ra Bắc (N) + Quy ước: : Có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi ra. : Có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi vào. : Có phương, chiều là phương chiều của mũi tên và nằm trên mặt phẳng vẽ nó. Ví dụ 1: Hãy áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều (của một trong ba đại lượng F→, B→, I→) còn thiếu trong các hình vẽ sau đây:
Hướng dẫn: Trước tiên ta phát biểu quy tắc bàn tay trái: Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái xòe rộng, sao cho lòng bàn tay hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ.
Ví dụ 2: Một dây dẫn có chiều dài 10 m được đặt trong từ trường đều có B = 5.10-2 T. Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua dây dẫn.
Hướng dẫn:
+ Điểm đặt tại trung điểm đoạn dây mang dòng điện + Có phương vuông góc với I→ và B→, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái + Độ lớn: F = B.I.l.sin α = (5.10-2).10.10.sin 90° = 5 (N)
Ví dụ 3: Cho đoạn dây MN có khối lượng m, mang dòng điện I có chiều như hình, được đặt vào trong từ trường đều có vectơ B→ như hình vẽ. Biểu diễn các lực tác dụng lên đoạn dây MN (bỏ qua khối lượng dây treo).
Hướng dẫn: + Các lực tác dụng lên đoạn dây MN gồm: Trọng lực P→ đặt tại trọng tâm (chính giữa thanh), có chiều hướng xuống; Lực căng dây T→ đặt vào điểm tiếp xúc của sợi dây và thanh, chiều hướng lên; Lực từ F→: áp dụng quy tắc bàn tay trái xác định được F→ có phương thẳng đứng, chiều hướng lên như hình. + Các lực được biểu diễn như hình.
Ví dụ 4: Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài là 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04 T. Cho g = 10 m/s2.
Hướng dẫn:
+ Do đó lực từ F→ phải có chiều hướng lên. Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều của dòng điện có chiều từ N đến M. + Mặt khác ta cũng có: F = P ⇔ B.I.l.sin 90° = mg + Mật độ khối lượng của sợi dây: d = m/l + Vậy:
+ Mật độ khối lượng của sợi dây: d = m/l + Vậy: + Vì có hai sợi dây nên lực căng mỗi sợi là T1 = T2 = T/2 = 0,13 (N) B. Bài tậpBài 1: Hãy áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều (của một trong ba đại lượng F→, B→, I→) còn thiếu trong các hình vẽ sau đây:
Lời giải:
Bài 2: Xác định chiều đường sức từ (ghi tên cực của nam châm)
Lời giải: Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định được các cực và chiều của B→ như sau: +) Theo quy tắc bàn tay trái thì vecto cảm ứng từ có phương thẳng đứng và chiều từ dưới lên. Đường sức của vecto cảm ứng từ có chiều vào Nam, ra Bắc nên cực trên của nam châm là Nam (S) và cực dưới là Bắc (N) (như hình 1).
+) Theo quy tắc bàn tay trái thì vecto cảm ứng từ có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống. Đường sức của vecto cảm ứng từ có chiều vào Nam, ra Bắc nên cực trên của nam châm là Bắc (N) và cực dưới là Nam (S) (như hình 2).
+) Theo quy tắc bàn tay trái thì vecto cảm ứng từ có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và chiều hướng từ trong ra ngoài (như hình 3).
Bài 3: Một dây dẫn có chiều dài l = 5m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 3.10-2 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6A. Hãy xác đinh độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây:
Lời giải:
Lực từ tác dụng lên đoạn dây lúc này có độ lớn: F = B.I.l.sin 90° = 0,9 (N)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây lúc này có độ lớn: F = B.I.l.sin 0° = 0
Lực từ tác dụng lên đoạn dây lúc này có độ lớn: F = B.I.sin 45° = 0,64 (N) Bài 4: Một đoạn dây thẳng MN dài 6 cm, có dòng điện 5A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là bao nhiêu ? Lời giải: Ta có: F = B.I.l.sinα
Bài 5: Một dây dẫn mang dòng điện I = 5A, có chiều dài 1m, được đặt vuông góc với cảm ứng từ B = 5.10-3T. Hãy xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn ? Lời giải: Ta có: F = B.I.l.sinα = 5.10-3.5.1.sin 90° = 25.10-3 (N) Bài 6: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên dây có giá trị 3.10-2 N. Hãy xác định cảm ứng từ của từ trường. Lời giải: Ta có: F = B.I.l.sinα
Bài 7: Một dây dẫn thẳng MN chiều dài l, khối lượng của một đơn vị dài của dây là D = 0,04kg/m. Dây được treo bằng hai dây dẫn nhẹ thẳng đứng và đặt trong từ trường đều có B→ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo, B = 0,04T. Cho dòng điện I qua dây.
Lời giải:
P→ + F→ \= 0→ ⇒ F = P ⇔ B.I/sinα = mg ⇔ B.I.l = D.l.g
Khi MN nằm cân bằng thì: F→ + P→ + 2T→ \= 0→ (1) Chiếu (1) lên phương của P→: F + P – 2T = 0
Cách giải bài tập Lực từ tác dụng lên 2 dây dẫn song songA. Phương pháp & Ví dụ+ Khi cho dòng điện chạy qua hai dây dẫn thẳng song song thì hai dòng điện tương tác với nhau. - Nếu hai dòng điện cùng chiều thì chúng hút nhau. - Nếu hai dòng điện ngược chiều thì chúng đẩy nhau. + Độ lớn của lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dây: Trong đó: I1 và I2 là cường độ dòng điện chạy qua các dây, đơn vị là ampe (A); r là khoảng cách giữa hai dòng điện, đơn vị là mét (m). Lưu ý: + Lực hút hay lực đẩy giữa hai dòng điện có phương nằm trên đường nối hai dòng điện + Nếu tính cho dây có chiều dài l thì:
+ Khi có nhiều dòng điện tác dụng lên nhau thì ta áp dụng nguyên lý chồng chất: F = F1 + F2 + F3 + .... Ví dụ 1: Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song với nhau và cách nhau 10 cm đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ là I1 = 1 A, I2 = 5 A.
Hướng dẫn:
Ví dụ 2: Dây dẫn thẳng dài có dòng I1 = 15 A đi qua, đặt trong chân không.
Hướng dẫn:
+ Vì hai dòng điện ngược chiều nên lực là lực đẩy. Ví dụ 3: Ba dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I1, I2, I3 theo thứ tự đó, đặt song song cách đều nhau, khoảng cách giữa 2 dây là a = 4cm. Biết rằng chiều của I1 và I3 hướng vào, I2 hướng ra mặt phẳng hình vẽ, cường độ dòng điện I1 = 10A, I2 = I3 = 20A. Xác định F→ tác dụng lên 1 mét của dòng I1.
Hướng dẫn: + Dòng I1 sẽ chịu tác dụng của hai dòng điện I2 và I3. + Gọi F21→, F31→ lần lượt là lực do dòng điện I2 và dòng điện I3 tác dụng lên 1m dây của dòng điện I1 + Ta có: + Vì hai dòng điện I1 và I3 cùng chiều nên lực tương tác giữa chúng là lực hút. Còn hai dòng điện I1 và I2 ngược chiều nên lực tương tác giữa chúng là lực đẩy.
+ Lực tổng hợp tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dây mang dòng điện I1 là: F→ \= F31→ + F21→ + Vì F31→ cùng phương ngược chiều với F21→ nên: F = |F31 - F21| = 5.10-4 N + Vậy lực F→ có phương vuông góc với sợi dây mang I1 và có chiều hướng về bên trái (vì F21 > F31) như hình vẽ, có độ lớn F = 5.10-4 N Ví dụ 4: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song cách nhau 30 cm mang hai dòng điện cùng chiều I1= 20A, I2 = 40A. Xác định vị trí đặt dòng I3 để lực từ tác dụng lên I3 là bằng không. Hướng dẫn: Gọi F13→, F23→ lần lượt là lực do dòng I1 và I2 tác dụng lên dòng I3 + Ta có: F13→ + F23→ \= 0 ⇒ F13→ \= - F23→ + Từ (2) suy ra: (4) + Vì hai dòng điện I1 và I3 cùng chiều nên từ (1) suy ra: dòng I3 phải ở bên trong khoảng giữa hai dòng I1 và I3. Do đó ta có: r23 + r 13 = 30 (5) + Giải (4) và (5) ta có: r13 = 10 cm và r23 = 20 cm + Vậy để lực từ tác dụng lên dòng I3 bằng 0 thì dòng I3 phải đặt cách dòng I1 đoạn 10 cm hay đặt cách dòng I2 đoạn 20 cm (hình vẽ).
B. Bài tậpBài 1: Hai dây dẫn thẳng dài, song song được đặt trong không khí. Cường độ trong hai dây bằng nhau và bằng I = 1 A. Lực từ tác dung lên mỗi đơn vị chiều dài của dây bằng 2.10-5 N. Hỏi hai dây đó cách nhau bao nhiêu. Lời giải: Ta có:
Bài 2: Một dây dẫn dài vô hạn, có cường độ I1 = 6A đặt tại điểm A.
Lời giải:
Độ lớn của lực tương tác: Bài 3: Hai dây dẫn đặt cách nhau 2cm trong không khí, dòng điện trong 2 dây có cùng giá trị cường độ, lực tương tác từ giữa 2 dây là lực hút và có độ lớn F = 2,5.10-2 N. Hai dòng điện trên cùng chiều hay ngược chiều ? Tìm cường độ dòng điện trong mỗi dây ? Lời giải: Vì lực tương tác là lực hút nên hai dòng điện cùng chiều Ta có: Bài 4: Hai dây dẫn dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, cho 2 dòng điện chạy ngược chiều nhau trong 2 dây dẫn, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A. Hãy cho biết:
Lời giải:
Bài 5: Ba dòng điện cùng chiều cùng cường độ 10A chạy qua ba dây dẫn thẳng đặt đồng phẳng và dài vô hạn. Biết rằng khoảng cách giữa dây 1 và 2 là 10 cm dây 2 và 3 là 5cm và dây 1 và 3 là 15cm. Xác định lực từ do: |