Bài tập về sự sinh trưởng của vi sinh vật

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.

Lý thuyết, các dạng bài tập Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức phần Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Sinh học lớp 10, loạt bài này sẽ tổng hợp lý thuyết quan trọng và các dạng bài tập Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật chọn lọc, có lời giải. Hi vọng bộ tài liệu các dạng bài tập Sinh học lớp 10 này sẽ giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 10.

  • Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là gì
  • Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
  • Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
  • Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
  • Bài tập Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật có lời giải
  • Trắc nghiệm Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật có đáp án
  • 20 câu trắc nghiệm Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật có đáp án

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

- Thời gian thế hệ [g] là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia. Như vậy sau thời gian thế hệ, số tế bào trong quần thể sẽ tăng gấp đôi.

- Gọi N0 là số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật ban đầu, Nt là số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật sau thời gian t, n là số lần phân chia của vi sinh vật sau thời gian t, g là thời gian thế hệ của vi sinh vật đang xét, ta có biểu thức mô phỏng mối liên hệ giữa các yếu tố trên như sau : Nt = N0.2t/g = N0.2n.

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

1. Nuôi cấy không liên tục

- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.

- Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha :

+ Pha tiềm phát [pha lag] : quần thể thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

+ Pha luỹ thừa [pha log] : quần thể sinh trưởng với tốc độ cực đại và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh do số tế bào sinh ra cao gấp nhiều lần so với số tế bào chết đi.

+ Pha cân bằng : số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian do số tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi.

+ Pha suy vong : số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào bị huỷ hoại, chất dinh dưỡng dần cạn kiệt và chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

- Trong nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn không trải qua pha tiềm phát và suy vong.

- Nuôi cấy không liên tục được ứng dụng trong sản xuất sinh khối vi sinh vật và tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học như vitamin, hoocmôn, chất kháng sinh,…

Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ

Sinh sản của các loài vi sinh vật nhân sơ đều là sinh sản vô tính, trong đó điển hình nhất là các hình thức : phân đôi, nảy chồi và tạo thành bào tử.

1. Phân đôi

- Phân đôi là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.

- Quá trình phân đôi ở vi khuẩn xảy ra hiện tượng gấp nếp màng sinh chất tạo ra mêzôxôm – cấu trúc có vai trò làm điểm tựa cho vòng ADN nhân đôi đồng thời góp phần hình thành nên vách ngăn phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

. Nảy chồi và tạo thành bào tử

Nảy chồi : vi khuẩn quang dưỡng màu tía,…

- Tạo thành bào tử : vi khuẩn dinh dưỡng mêtan [hình thành bào tử ở bên ngoài tế bào sinh dưỡng], xạ khuẩn [hình thành bào tử đốt],…

- Ngoài ra, khi gặp điều kiện bất lợi thì tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử [có vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat]. Đây không phải là một hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào.

Trắc nghiệm Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật có đáp án

Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là

  1. sự tăng sinh khối của quần thể.
  1. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
  1. sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
  1. sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.

Câu 2: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ?

  1. 9
  1. 6
  1. 8
  1. 7

Câu 3: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.

  1. 4,5 giờ
  1. 1,5 giờ
  1. 2 giờ
  1. 3 giờ

Câu 4: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha ?

  1. 4 pha
  1. 3 pha
  1. 2 pha
  1. 5 pha

Câu 5: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự sớm - muộn như thế nào ?

  1. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong
  1. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong
  1. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong
  1. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong

Câu 6: Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự phân chia tế bào sẽ xảy ra ở bao nhiêu pha ?

  1. 2 pha
  1. 4 pha
  1. 3 pha

D.1 pha

Câu 7: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào ?

  1. Pha lũy thừa
  1. Pha tiềm phát
  1. Pha cân bằng
  1. Pha suy vong

Câu 8: Pha lag là tên gọi khác của pha nào trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?

  1. Pha cân bằng
  1. Pha lũy thừa
  1. Pha tiềm phát
  1. Pha suy vong

Câu 9: Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng ?

  1. Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.
  1. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.
  1. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng.
  1. Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ?

Sự sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

Khái niệm sinh trưởng Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Nghĩa là sau khi quần thể vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ và tìm được nguồn dinh dưỡng thích hợp.

Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là gì?

Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là vì chúng có kích thước nhỏ bé làm tỉ lệ S/V lớn nên hoạt động trao đổi chất nhanh và mạnh mẽ: Hấp thụ chất dinh dưỡng, Chuyển hoá vật chất và năng lượng, Sinh tổng hợp các chất nhanh.

Phà sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

Sinh trưởng ở vi sinh vật: Là sự tăng sinh các thành phần của tế bào → sự phân chia. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

Làm thế nào để sinh sản hữu tính ở vi khuẩn?

Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính, không sinh sản hữu tính. Cụ thể hơn, vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách chia đôi, hay trực phân. Trong quá trình trực phân, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo ra vách ngăn để trực tiếp ngăn đôi tế bào mẹ. Tốc độ phân chia tùy từng loại vi khuẩn.

Chủ Đề