Giải bt hóa 11 nâng cao bài 9

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố asen, antimon và bitmut ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.

Hướng dẫn giải:

- Cấu hình electron của As [ Z = 33] : [Ar] 3d104s24p3

Ở trạng thái kích thích: [Ar] 3d104s14p3d1

- Cấu hình electron của Sb [ Z = 51]: [Kr]4d105s25p3

Ở trạng thái kích thích: [Kr]4d105s15p35d1

- Cấu hình electron của Bi [ Z = 83]: [Xe]4f145d106s26p3

Ở trạng thái kích thích: [Xe]4f145d106s16p36d1

Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, giải thích:

  1. Tại sao từ nitơ đến bitmut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần?
  1. Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với oxi và càng yếu hơn so với flo?

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Trong nhóm VA đi từ N đến Bi độ âm điện giảm ⇒ Tính phi kim giảm vì độ âm điện đặc trưng cho tính phi kim.

Câu b:

Các nguyên tố N, O và F thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Theo quy luật của một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng, tính phi kim tăng.

Vì vậy tính phi kim: 7N < 8O < 9F.

Bài 3 trang 36 SGK Hóa 11 nâng cao

Nêu một số hợp chất trong đố nitơ và photpho có số oxi hóa -3, +3, +5.

Hướng dẫn giải:

Số oxi hóa -3 +3 +5 Hợp chất nitơ NH3 N2O3 N2O5 Hợp chất photpho PH3 P2O3 P2O5

Bài 4 trang 36 SGK Hóa 11 nâng cao

Tại sao trong các hợp chất nitơ chỉ có hóa trị tối đa là 4, trong khi đối với các nguyên tố còn lại hóa trị tối đa của chúng là 5?

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử nitơ không có obitan d trống, nên ở rạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo thêm 1 liên kết cho – nhận. Các nguyên tố còn lại của nhóm VA khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.

Bài 5 trang 36 SGK Hóa 11 nâng cao

Lập các phương trình hóa học sau và cho biết As, Bi và Sb2O3 thể hiện tính chất gì?

  1. As + HNO3 → H3ASO4 + H2O
  1. Bi + HNO3 → Bi[NO3]3+ NO + H2O
  1. Sb2O3 + HCl → SbCl3 + H2O
  1. Sb2O3 + NaOH → NaSbO2 + H2O

Hướng dẫn giải:

Câu a:

\[\mathop {As}\limits^0 + 5HN{O_3} \to {H_3}\mathop {As}\limits^{ + 5} {O_4} + 5N{O_2} + {H_2}O\]

[As đóng vai trò chất khử]

Câu b:

\[\mathop {Bi}\limits^0 + 4HN{O_3} \to \mathop {Bi}\limits^{ + 3} {[N{O_3}]_3} + NO + 2{H_2}O\]

[Bi đóng vai trò chất khử]

Câu c:

Sb2O3 + 6HCl → 2SbCl3 + 3H2O [Sb2O3 đóng vai trò bazơ]

Câu d:

Sb2O3 + 2NaOH → 2NaSbO2 + H2O [Sb2O3 đóng vai trò axit]

Vậy Sb2O3 là hợp chất lưỡng tính.

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 11 Chương 2 Khái quát về nhóm Nitơ, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 9: Axit nitric và muối nitrat giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 [trang 45 SGK Hóa 11]: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hoá trị và số oxi hoá bằng bao nhiêu?

Lời giải:

– Công thức electron:

– Công thức cấu tạo:

– Nguyên tố nitơ có hoá trị 4 và số oxi hoá +5

Bài 2 [trang 45 SGK Hóa 11]: Lập các phương trình hoá học:

  1. Ag + HNO3 [đặc] → NO2 ↑ + ? + ?
  1. Ag + HNO3 [loãng] → NO ↑ + ? + ?
  1. Al + HNO3 → N2O ↑ + ? + ?
  1. Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ?
  1. FeO + HNO3 → NO ↑ + Fe[NO3]3 + ?
  1. Fe3O4 + HNO3 → NO ↑ + Fe[NO3]3 + ?

Lời giải:

Bài 3 [trang 45 SGK Hóa 11]: Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?

Lời giải:

– Những tính chất khác biệt:

+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.

+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.

Fe + H2SO4 [loãng] → FeSO4 + H2↑

3Cu + 8HNO3 → 3Cu[NO3]2 + 2NO + 4H2O

– Những tính chất chung:

∗ Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh

+ Thí dụ:

Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử [các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất]:

2Fe[OH]3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3+ 6H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe[NO3]3 + 3H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca[NO3]2 + H2O + CO2↑

H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2↑

∗ Với axit H2SO4[đặc] và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh

+ Thí dụ:

Tác dụng được với hầu hết các kim loại [kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học] và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.

Fe + 4HNO3 → Fe[NO3]3 + NO↑ + 2H2O

Cu + 2H2SO4[đặc] → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với một số phi kim [đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất]

C + 2H2SO4[đặc] → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO↑

Tác dụng với hợp chất[ có tính khử]

3FeO + 10HNO3 → 3Fe[NO3]3 + NO↑ + 5H2O

2FeO + 4H2SO4[đặc] → Fe2[SO4]3 + SO2↑ + 4H2O

Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá [có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc]

Bài 4 [trang 45 SGK Hóa 11]: a. Trong các phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân sắt [III] nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

  1. 5
  1. 7
  1. 9
  1. 21
  1. Trong phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân thuỷ ngân [II] nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
  1. 5
  1. 7
  1. 9
  1. 21

Lời giải:

  1. Đáp án D

Phương trình của phản ứng nhiệt phân

4Fe[NO3]3 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

  1. Đáp án A

Phương trình của phản ứng nhiệt phân

Hg[NO3]2 → Hg + 2NO2 ↑ + O2 ↑

Lưu ý: Phản ứng nhiệt phân muối nitrat

– Các muối nitrat của kim loại Mg, Zn, Fe, Cu, Pb…. Bị phân hủy tạo oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2

Chủ Đề