Bài tập công nghệ sản xuất sạch hơn năm 2024

Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò[www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4],cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi

Nguyễn Thế Hữu

Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.

Nguyễn Thế Hữu

Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!

Bùi Anh Văn

Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: //www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e //www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f

Phan Văn Toàn

Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.

0% found this document useful [0 votes]

11 views

11 pages

Cung cấp nội dung bài tập nhỏ trong môn sản xuất sạch hơn tại đại học bách khoa

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful [0 votes]

11 views11 pages

Sản xuất sạch hơn - Video

Cung cấp nội dung bài tập nhỏ trong môn sản xuất sạch hơn tại đại học bách khoa

Jump to Page

You are on page 1of 11

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH BÀI GIẢNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN [Lưu hành nội bộ] ThS. Nguyễn Minh Kỳ Tp. HCM, 6/2017
  • 2.
  • 3. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ i Mục lục Mở đầu.............................................................................................................................................................. iii Mục tiêu ............................................................................................................................................................ iv Thuật ngữ viết tắt................................................................................................................................................v Danh mục các hình, biểu bảng.......................................................................................................................... vi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN...........................................................................1 1.1. Hoạt động BVMT ở Việt Nam và thế giới...................................................................................................1 1.2. Khái niệm SXSH..........................................................................................................................................1 1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của SXSH....................................................................................................................5 1.4. Nguyên tắc thực hiện SXSH........................................................................................................................5 1.5. Chu trình/tổ hợp SXSH [Cleaner Production Circle: CPC].........................................................................7 1.6. Thực trạng áp dụng SXSH...........................................................................................................................8 1.7. Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015.........9 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SXSH .....................................................12 2.1. Khái quát....................................................................................................................................................12 2.2. Phương pháp luận thực hiện SXSH ...........................................................................................................12 2.3. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn.......................................................................................................14 2.3.1. Tổng quan ...........................................................................................................................................14 2.3.2. Nội dung chi tiết 18 nhiệm vụ.............................................................................................................15 2.4. Kỹ thuật/giải pháp thực hiện SXSH...........................................................................................................30 2.4.1. Giải pháp giảm thải tại nguồn.............................................................................................................30 2.4.2. Giải pháp tuần hoàn – tái sử dụng.......................................................................................................32 2.4.3. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm...................................................................................................32 CHƯƠNG 3. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG SXSH ...................................................34 3.1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................................................................................34 3.2. Khái niệm kiểm toán năng lượng...............................................................................................................35 3.3. Các dạng kiểm toán năng lượng.................................................................................................................36 3.4. Phương pháp luận ......................................................................................................................................38 3.5. Chi phí và lợi ích........................................................................................................................................39 3.6. Giới thiệu Dự án sử dụng năng lượng hiệu quả và SXSH phổ biến ..........................................................40 3.7. Tuyên ngôn Davos về Thúc đẩy Hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất Sạch hơn [RECP] tại các nước đang phát triển ...........................................................................................................................................................40 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LCA.........................................................................44 4.1. Thuật ngữ và định nghĩa ............................................................................................................................44
  • 4. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ ii 4.2. Khái quát....................................................................................................................................................44 4.3. Phương pháp luận đánh giá vòng đời sản phẩm ........................................................................................46 4.4. Ưu nhược điểm của LCA...........................................................................................................................50 4.5. Mối liên hệ giữa LCA và sản xuất sạch hơn..............................................................................................50 4.6. Gợi ý hướng dẫn thực hiện LCA đơn giản.................................................................................................51 CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG SXSH ......................................54 5.1. Các điển hình áp dụng SXSH ....................................................................................................................54 5.2. Một số lưu ý thực hiện SXSH....................................................................................................................54 5.3. Cấu trúc báo cáo đánh giá SXSH...............................................................................................................55 5.4. Các vấn đề trọng tâm cần lưu ý..................................................................................................................55 PHỤ LỤC.........................................................................................................................................................61
  • 5. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ iii Mở đầu Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chịu sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chung tay của toàn thể cộng đồng từ nhà sản xuất- kinh doanh, cơ quan quản lý, giới khoa học cho tới ý thức của người dân. Nhu cầu phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường là xu thế của thời đại và là động thực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong khi, các hoạt động sản xuất thường xuyên không tận dụng tối đa nguồn lực và sự lãng phí nguyên vật liệu trong suốt qúa trình hoạt động. Do đó, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp có tính hệ thống, tiếp cận phòng ngừa như công nghệ sản xuất sạch hơn là rất cần thiết. Sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục có tính chiến lược phòng ngừa nhằm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thông qua thực hiện tổng hợp các biện pháp can thiệp và tác động vào hoạt động sản xuất – kinh doanh với mục đích làm giảm tác động xấu đến môi trường và sức khỏe. Tập tài liệu nhỏ này ra đời với mong muốn cung cấp cho sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường một góc nhìn mới về các giải pháp cắt giảm sử dụng tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong các hoạt động sản xuất nhằm bảo vệ môi trường. Cuốn tài liệu này được ra đời trên cơ sở tham khảo, sử dụng các tài liệu của quý đồng nghiệp trong và ngoài trường. Do lần đầu ra mắt nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự quan tâm góp ý để tập tài liệu được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Tác giả
  • 6. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ iv Mục tiêu Mục tiêu tổng quát • Thực hiện giảm chất thải tại nguồn và sử dụng năng lượng hiệu quả trong: • Sản xuất • Dịch vụ • Sản phẩm Mục tiêu cụ thể • Phương pháp và cách tiếp cận mới có tính phòng ngừa ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động phát triển kinh tế • Khả năng tổ chức thực hiện SXSH trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ • Tiếp cận doanh nghiệp và thực hiện sản xuất sạch hơn
  • 7. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ v Thuật ngữ viết tắt BAT: Best Available Technology BCN: Bộ Công thương BVMT: Bảo vệ môi trường CEO: Tổng giám đốc CECP: Centre of Excellence in Cleaner Production CGKTNL: Chuyên gia kiểm toán năng lượng CP: Cleaner production CPC: Cleaner Production Circle DESIRE: Demonstrations In Small Industries for Reducing waste DPP: Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu [Discounted Payback Period] EMS: Hệ thống quản lý môi trường EPA: Cục Bảo vệ môi trường Mỹ IRR: Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ [Interal Rate of Return] KTNLSB: Kiểm toán năng lượng sơ bộ LCA: Đánh giá vòng đời của sản phẩm [life cycle assessment] LCI: Phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm [life cycle inventory analysis] LCIA: Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm [life cycle impacts assessment] NPV: Tiêu chuẩn hiện giá thuần [Net Present Value] O&M: Duy trì và vận hành PI: Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi [Profitable Index] PBP: Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn [Payback Period] PDCD: Plan – Do – Check – Act QLNV: Quản lý nội vi QLMT : Quản lý môi trường SDNLHQ: Sử dụng năng lượng hiệu quả SXSH: Sản xuất sạch hơn TW: Trung ương UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNEP: Tổ chức môi trường thế giới
  • 8. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ vi Danh mục các hình, biểu bảng Hình 1.1. Tiến trình nhận thức bảo vệ môi trường Hình 1.2. Cleaner Production vs. End-of-Pipe Hình 2.1. Overview of the Cleaner Production assessment methodology Hình 2.2. Quy trình kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE Hình 2.3. Material and energy balances Hình 2.4. Phân tích hệ thống sản xuất Hình 2.5. Trường hợp điển hình cân bằng vật chất [nhà máy thuộc da] Hình 3.1. Inputs and Outputs of Energy audit Hình 4.1. Ví dụ mô tác đánh giá vòng đời sản phẩm Hình 4.1a. Phases of an LCA Hình 4.1b. Ví dụ xác định phạm vi đánh giá LCA – hoạt động xây dựng Hình 4.1c. Inventory analysis [ISO 14041] Hình 5.1. Sơ đồ cân bằng vật chất Hình 5.2. Ví dụ tổn thất nhiệt tại lò hơi Hình 5.3. Chi phí dòng thải Hình 5.4. Ví dụ cách thức xác định nguyên nhân dòng thải Hình 5.5. Các giải pháp thực hiện SXSH Bảng 2.1. Methodologies for undertaking a Cleaner Production assessment Bảng 2.2. Hướng dẫn đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp Bảng 2.3. Hướng dẫn đánh giá khả thi bằng ma trận Bảng 2.4. Ví dụ đánh giá khả thi giải pháp sản xuất sạch hơn Bảng 4.1. Environmental Impacts - Wood Products Bảng 4.2. The MECO matrix used for the Life Cycle Check Bảng 5.1. Phân tích nguyên nhân và giải pháp
  • 9. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 1.1. Hoạt động BVMT ở Việt Nam và thế giới  Thụ động o Pha loãng  Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi thải bỏ o Phát tán  Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải  Đối phó – Tuân thủ o Tiếp cận cuối đường ống o Tái chế tại chỗ [một phần] Hình 1.1. Tiến trình nhận thức bảo vệ môi trường  Chủ động o Cleaner Production 1.2. Khái niệm SXSH • Tiếp cận – Xử lý cuối đường ống
  • 10. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 2 – Sản xuất sạch hơn • Chiến lược phòng ngừa • Biện pháp – Tuần hoàn/Tái sử dụng – Giảm thiểu – Ngăn ngừa ô nhiễm – Sinh thái công nghiệp • Cleaner Production is the continuous application of an integrated, preventive environmental strategy towards processes, products and services in order to increase overall efficiency and reduce damage and risks for humans and the environment. • Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường [UNEP, 1994]. • Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển. • Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. • Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. • In other words, CP is a tool to answer 3 questions: – CP is a method and tool to identify where and why a company are losing resources in the form of waste and pollution, and how these losses can be minimized. • CP assessment  CP options • CP options  Less waste • Less waste  Improved productivity
  • 11. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 3 • Giải pháp xử lý cuối đường ống cũng đồng thời là giải pháp SXSH chỉ đúng trong trường hợp giải pháp đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, ví dụ như: – Xử lý nước thải sản xuất giấy bằng phương pháp tuyển nổi để thu hồi bột giấy trong nước thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất – Hệ thống lọc bụi trong nhà máy sản xuất xi măng kết hợp thu hồi bột xi măng • Các giải pháp quản lý cũng sẽ mang tính chất “sản xuất sạch hơn” nếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng và giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Hình 1.2. Cleaner Production vs. End-of-Pipe Một số thuật ngữ liên quan cần chú ý • Công nghệ sạch [Clean technology] Clean technology [clean tech] is a general term used to describe products, processes or services that reduce waste and require as few non-renewable resources as possible. Công nghệ sạch được hiểu là bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào được áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng. • Công nghệ tốt nhất hiện có [Best Available Technology - BAT] The best available technology [BAT] is the technology approved for limiting pollutant discharges with regard to an abatement strategy. Công nghệ tốt nhất hiện có là công nghệ hiệu quả nhất hiện tại đang được áp dụng trong việc bảo vệ môi trường. • Kiểm soát ô nhiễm [Pollution control]
  • 12. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 4 Pollution control is the process of reducing or eliminating the release of pollutants [contaminants, usually human-made] into the environment. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm. • Năng suất xanh [Green productivity] Green Productivity [GP] is a strategy for enhancing productivity and environmental performance for overall socio-economic development. Năng suất xanh là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất và chất lượng môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tổng thể. • Sinh thái công nghiệp [Industrial ecology] Industrial Ecology – a multidisciplinary systems approach to the flow of materials and energy between industrial processes and the environment. Sinh thái công nghiệp là hệ thống sản xuất công nghiệp có tính tuần hoàn và dựa trên cơ sở đầu ra của quá trình này trở thành đầu vào của quá trình khác để qua đó giảm thiểu lượng chất thải phát sinh. International Declaration On Cleaner Production [Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn] We recognize that achieving sustainable development is a collective responsibility. Action to protect the global environment must include the adoption of improved sustainable production and consumption practices. We believe that Cleaner Production and other preventive strategies such as Eco- efficiency, Green Productivity and Pollution Prevention are preferred options. They require the development, support and implementation of appropriate measures. We understand Cleaner Production to be the continuous application of an integrated, preventive strategy applied to processes, products and services in pursuit of economic, social, health, safety and environmental benefits. To this end we are committed to: LEADERSHIP: using our influence - to encourage the adoption of sustainable production and consumption practices through our relationships with stakeholders. AWARENESS, EDUCATION AND TRAINING: building capacity - by developing and conducting awareness, education and training programmes within our organization; - by encouraging the inclusion of the concepts and principles into educational curricula at all levels.
  • 13. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 5 INTEGRATION: encouraging the integration of preventive strategies - into all levels of our organization; - within environmental management systems; - by using tools such as environmental performance evaluation, environmental accounting, and environmental impact, life cycle, and cleaner production assessments. RESEARCH AND DEVELOPMENT: creating innovative solutions - by promoting a shift of priority from end-of-pipe to preventive strategies in our research and development policies and activities; - by supporting the development of products and services which are environmentally efficient and meet consumer needs. COMMUNICATION: sharing our experience - by fostering dialogue on the implementation of preventive strategies and informing external stakeholders about their benefits. IMPLEMENTATION: taking action to adopt Cleaner Production - by setting challenging goals and regularly reporting progress through established management systems; - by encouraging new and additional finance and investment in preventive technology options, and promoting environmentally-sound technology cooperation and transfer between countries; - through cooperation with UNEP and other partners and stakeholders in supporting this declaration and reviewing the success of its implementation. 1.3. Mục tiêu và ý nghĩa của SXSH • Mục tiêu hướng tới của SXSH là nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên/năng lượng và giảm các tác động tiêu cực tới môi trường. • Cleaner production should be the No.1. option in solving pollution related problems! Các đặc trưng cơ bản của SXSH - Tính phòng ngừa - Tính hệ thống và liên tục - Tính đổi mới/cải tiến - Tính phổ biến [có thể áp dụng với mọi quy mô, lĩnh vực] 1.4. Nguyên tắc thực hiện SXSH [1] Tiếp cận hệ thống [2] Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa
  • 14. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 6 [3] Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục [4] Huy động sự tham gia của mọi người [1] Tiếp cận hệ thống • Nguyên tắc định hướng • Nhằm mục đích  trả lời các câu hỏi: – Chất thải sinh ra ở giai đoạn/công đoạn nào? – Lượng chất thải như thế nào, bao nhiêu? – Nguyên nhân/tại sao lại phát sinh chất thải? • Thực hiện SXSH với chu trình PDCD [Plan – Do – Check – Act]: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra/đánh giá – Cải tiến [2] Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa • Đảm bảo các giải pháp cải tiến luôn theo đúng tiếp cận SXSH • Hiệu quả kinh tế - môi trường cho doanh nghiệp [3] Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục • Đảm bảo sự bền vững trong việc áp dụng SXSH • Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất [4] Huy động sự tham gia của mọi người • Đưa ra điều kiện cho việc thực hiện thành công SXSH • Sự tham gia của mọi người, mọi cấp được phản ánh thông qua: – Cam kết của lãnh đạo cao nhất – Nhận thức và hành động của người lao động Lợi ích áp dụng CP - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng - Các quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ - Tăng năng suất - Ổn định chất lượng sản phẩm - Tăng cường năng lực quản lý - Từng bước cải tiến thiết bị, công nghệ - Cải thiện môi trường làm việc - Giảm chi phí xử lý môi trường và tăng cường khả năng tuân thủ các yêu cầu pháp lý về môi trường - Nâng cao hình ảnh/giá trị doanh nghiệp
  • 15. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 7 Rào cản thực hiện CP Bên trong > Traditional philosophy of CEOs [low awareness] > Internal organisation and communication [initial constraints] > Limited information, data and expertise on waste and emissions > Focus on end of pipe solutions and short term profits > Inadequate cost/profit calculations CP options > Missing, outdated or unreliable process instrumentation > No or limited support of middle management > No EMS to achieve continual improvement Bên ngoài > Availability of investment capital > Availability of CP technologies SXSH và các quy định pháp lý liên quan • Các quy định pháp lý về tài nguyên & năng lượng: các luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên, năng lượng • Các quy định pháp lý liên quan đến môi trường lao động • Các quy định pháp lý và tiêu chuẩn phát thải khí, nước thải và chất thải rắn • Các quy định liên quan đến sản phẩm [ví dụ: Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày 16/11/2006 hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng..] Sản xuất sạch hơn và quản lý môi trường SXSH cũng được xây dựng trên nền tảng chu trình PDCA với 4 nguyên tắc quản lý môi trường:  Quản lý hệ thống  Tiếp cận theo quá trình  Chiến lược phòng ngừa  Cải tiến liên tục 1.5. Chu trình/tổ hợp SXSH [Cleaner Production Circle: CPC] • Là sự phối hợp triển khai đồng thời các chương trình SXSH tại một nhóm gồm các doanh nghiệp sản xuất có địa bàn tương đối gần nhau, có quy mô gần giống nhau, có quy trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm và các chất thải gần tương tự như nhau
  • 16. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 8 • Xét về mặt tổng thể, bằng cách phối hợp như vậy thì hiệu quả của SXSH sẽ tăng cao hơn nhiều Phương pháp luận thực hiện CPC • Nhận diện nhóm công nghiệp • Thiết lập CPC • Vận hành CPC Nhận diện nhóm công nghiệp • Nhóm công nghiệp được lựa chọn phải có những đặc điểm – Các doanh nghiệp này nên có quy mô gần giống nhau – Sản phẩm, quá trình sản xuất của các doanh nghiệp phải tương tự nhau Thiết lập CPC • Mở rộng tư tưởng và tiếp thu để đảm bảo – Công bằng – Tự do – Hiệu quả Vận Hành CPC • Chấp nhận thực hiện chương trình CP giữa các thành viên trong nhóm CPC • Bao gồm các hoạt động: - Thông tin về từng nhóm CP - Tiến hành cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong nhóm - Nhận diện và đưa ra những giải pháp CP khả thi - Thực hiện các giải pháp CP - Hỗ trợ nhau về kỹ thuật giữa các thành viên trong nhóm 1.6. Thực trạng áp dụng SXSH • Khá hạn chế Việt Nam • TW – CP phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 • Các tỉnh: – Chương trình hành động áp dụng sản xuất sạch hơn – Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
  • 17. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 9 • Liên hệ ở Gia Lai – Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 1.7. Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 [Phần đọc thêm] a. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp - Căn cứ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”. - Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công Nghiệp [nay là Bộ Công Thương] về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. - Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04 tháng 11 năm 2009 về việc hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương. b. Mục tiêu * Mục tiêu tổng quát - Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải, bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe con người. - Tăng cường khả năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng bền vững. - Lồng ghép việc thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lồng ghép trong các cơ sở sản xuất công nghiệp với áp dụng xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, công nhân tại các cở sở, doanh nghiệp về nội dung sản xuất sạch hơn và từng bước thực hiện việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong các hoạt động sản xuất và cải tiến công nghệ thiết bị của đơn vị. * Mục tiêu cụ thể - 80% các cấp quản lý trên địa bàn tỉnh được phổ biến và nhận thức được lợi ích về SXSH trong công nghiệp, 90% cơ sở sản xuất công nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 50% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phổ biến và nhận thức được lợi ích của áp dụng SXSH trong công nghiệp; Có 30% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về SXSH.
  • 18. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 10 - 25% cơ sở sản xuất công nghiệp trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; có 10% cơ sở sản xuất nằm ngoài khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng sản xuất sạch hơn. Các cơ sở công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm được từ 5% – 8% tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung nhiệm vụ tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền, chuyển giao công nghệ cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương; Bổ sung nhiệm vụ kiểm soát cho thanh tra Sở Công Thương; Xây dựng đầu mối hỗ trợ, thực hiện và giám sát áp dụng SXSH tại cấp huyện. c. Nhiệm vụ của kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp * Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai. - In các tài liệu tuyên truyền về sản xuất sạch hơn: Tờ rơi, tranh cổ động... - Thực hiện chương trình hội thảo truyền thông về sản xuất sạch hơn: + Xây dựng chương trình hội thảo truyền thông về giới thiệu, phổ biến về sản xuất sạch hơn, giới thiệu các mô hình trình diễn theo các ngành công nghiệp của tỉnh [hỏi đáp trên truyền hình, báo...]. + Thực hiện các chương trình hội thảo truyền thông về giới thiệu, phổ biến về sản xuất sạch hơn, giới thiệu các mô hình trình diễn theo các ngành công nghiệp của tỉnh [hỏi đáp trên truyền hình, báo...]. - Xây dựng giáo trình, tài liệu tập huấn về sản xuất sạch hơn: giáo trình cho đối tượng có vai trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn tư vấn thực hiện sản xuất sạch hơn. - Tổ chức tập huấn về sản xuất sạch hơn: Nâng cao năng lực cho các đối tượng có vai trò hỗ trợ, phổ biến, hướng dẫn tư vấn thực hiện sản xuất sạch hơn. * Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp - Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn: đánh giá sản xuất sạch hơn; hỗ trợ các cơ sở điển hình xây dựng mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn; hỗ trợ về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật về SXSH; hỗ trợ thuê chuyên gia SXSH. - Hỗ trợ nhân rộng mô hình về áp dụng SXSH: xây dựng và phổ biến hướng dẫn kỹ thuật về SXSH; tham quan, học tập các mô hình thí điểm về áp dụng SXSH. * Hoàn thiện mạng lưới tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp - Bổ sung nhiệm vụ tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền, chuyển giao công nghệ cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương; Bổ sung nhiệm vụ kiểm soát cho thanh tra Sở Công Thương; Triển khai các hoạt động.
  • 19. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 11 * Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trong công nghiệp. - Xây dựng trang thông tin sản xuất sạch hơn trong trang thông tin của Sở. - Vận hành trang thông tin. * Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. - Xây dựng các văn bản pháp luật về sản xuất sạch hơn: xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng SXSH. Hướng dẫn ôn tập 1. Tiến trình nhận thức hoạt động bảo vệ môi trường? 2. Phân tích khái niệm sản suất sạch hơn? Ví dụ minh họa? 3. Phân biệt sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống? 4. Các đặc trưng cơ bản của sản xuất sạch hơn? 5. Nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn? 6. Phân tích những lợi ích và rào cản thực hiện sản xuất sạch hơn? Ví dụ? 7. Tổ hợp sản xuất sạch hơn là gì? Ví dụ minh họa? -Hết-
  • 20. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 12 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN SXSH 2.1. Khái quát • Hiểu về quá trình sản xuất • Khía cạnh môi trường • Giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường 2.2. Phương pháp luận thực hiện SXSH • 1989: UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn” – SXSH trong công nghiệp • 1998: UNEP "Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn“ – Thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng Bảng 2.1. Methodologies for undertaking a Cleaner Production assessment [Source: CECP, 2001]
  • 21. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 13 Hình 2.1. Overview of the Cleaner Production assessment methodology [UNEP, 1996] Lược sử phương pháp luận đánh giá SXSH • EPA, 1988: Đánh giá cơ hội giảm thiểu chất thải • Bộ Kinh tế Hà Lan, 1991: Cẩm nang PREPARE cho phòng ngừa chất thải và phát thải • UNEP/UNIDO, 1991: Cẩm nang kiểm toán và giảm thiểu các chất thải và phát thải công nghiệp • EPA, 1992: Hướng dẫn phòng ngừa ô nhiễm • UB Năng suất quốc gia Ấn Độ, 1994: Quy trình kiểm toán chất thải DESIRE • Bộ Kinh tế Đức, 1996: Sổ tay chuẩn bị phòng ngừa chất thải và dòng thải • UNEP, 1996: Sổ tay thẩm định làm giảm dòng thải và chất thải công nghiệp • UNEP, 1996: Các tài liệu hướng dẫn cho các Trung tâm SXSH
  • 22. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 14 Hình 2.2. Quy trình kiểm toán giảm thiểu chất thải DESIRE 2.3. Quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn 2.3.1. Tổng quan  6 bước - 18 nhiệm vụ Giai đoạn 1. Khởi động - Nhiệm vụ 1: Thành lập đội sản xuất sạch hơn - Nhiệm vụ 2: Xác định trọng tâm đánh giá
  • 23. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 15 - Nhiệm vụ 3: Lập sơ đồ quá trình sản xuất Giai đoạn 2. Phân tích các công đoạn - Nhiệm vụ 4: Lập cân bằng vật chất và năng lượng - Nhiệm vụ 5: Xác định các tính chất dòng thải - Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí dòng thải và tổn thất - Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân dòng thải và tổn thất Giai đoạn 3. Đề xuất các cơ hội SXSH - Nhiệm vụ 8: Hình thành/Đề xuất các cơ hội SXSH - Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH Giai đoạn 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH - Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật - Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế - Nhiệm vụ 12: Đánh giá các khía cạnh về môi trường - Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện Giai đoạn 5. Thực thi giải pháp SXSH - Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện - Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH - Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả Giai đoạn 6. Duy trì giải pháp SXSH - Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH - Nhiệm vụ 18: Xác định các dòng thải và tổn thất mới 2.3.2. Nội dung chi tiết 18 nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Thành lập đội sản xuất sạch hơn Thành phần điển hình của nhóm SXSH: • Cấp lãnh đạo doanh nghiệp [Ban Giám đốc] • Phụ trách các bộ phận sản xuất [xí nghiệp, phân xưởng] • Đại diện các bộ phận liên quan [tài chính, vật tư, kỹ thuật,…] • Các chuyên gia SXSH Các công việc của nhóm SXSH: • Xây dựng kế hoạch đánh giá SXSH với các mục tiêu, lộ trình rõ ràng • Công bố chính sách và phổ biến kế hoạch đến toàn thể doanh nghiệp
  • 24. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 16 • Thu thập các thông tin sản xuất cơ bản như: sản phẩm chính, công suất thiết kế,.. • Lượng hiện tại, lượng tiêu thụ nguyên liệu chính và nước, năng lượng mỗi năm,… Nhiệm vụ 2: Xác định trọng tâm đánh giá • Đánh giá diện rộng để nhận diện các công đoạn, các khâu có phát sinh chất thải, lãng phí và tổn thất nguyên liệu và năng lượng điển hình, từ đó đặt trọng tâm đánh giá vào một hay một số công đoạn sản xuất • Công việc thực hiện: – Liệt kê các công đoạn sản xuất [chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ] – Thu thập số liệu để xác định các định mức và tổn thất, lãng phí [công suất sản phầm, lượng tiêu thụ nguyên liệu, nước, năng lượng,...]; cần thiết phải đi khảo sát thực tế để bổ sung, kiểm tra số liệu và phát hiện tổn thất – Tính toán các định mức [benchmark] cho mỗi công đoạn hay cả quy trình sản xuất, ví dụ: mức tiêu thụ nguyên vật liệu/đơn vị sản phẩm – So sánh các định mức tính được với định mức của BAT [Best Available Technology] hoặc của các doanh nghiệp khác để ước tính tiềm năng SXSH. • Các tiêu chí xác định trọng tâm đánh giá: – Có các định mức phát thải cao – Có các định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cao – Có tổn thất nguyên liệu, năng lượng đáng kể – Có sử dụng các hóa chất độc hại – Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm SXSH Nhiệm vụ 3: Lập sơ đồ quá trình sản xuất • Bước quan trọng trong phân tích đánh giá SXSH • Sơ đồ bao gồm các khối hình hộp là các công đoạn hay bước sản xuất được nối với nhau theo trình tự sản xuất, ở mỗi khối có các dòng vào [in put] - dòng ra [out put] Nhiệm vụ 4: Cân bằng vật chất và năng lượng • Mục đích – Định lượng sơ đồ dòng và nhận ra các tổn thất cũng như chất thải trong quá trình sản xuất – Giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH sau này • Nội dung phương pháp – Cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng cho từng công đoạn, từng thiết bị
  • 25. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 17 – Cân bằng cho tất cả nguyên liệu hay cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu • Lưu ý: Thực hiện cân bằng cho từng công đoạn, từng khu vực trước sau đó cho toàn bộ quá trình sản xuất Hình 2.3. Material and energy balances Nguyên tắc cân bằng ở mỗi công đoạn, thiết bị hay cả quá trình: • Vật chất: Nguyên vật liệu đầu vào = Đầu ra [sản phẩm, chất thải] + Rò rỉ • Năng lượng: Cung cấp = Tiêu thụ hữu ích [nhiệt hơi, nhiệt lạnh] + Tổn thất Hình 2.4. Phân tích hệ thống sản xuất Case Study: Material Balance for Tanning in Leather Treatment
  • 26. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 18 Hình 2.5. Trường hợp điển hình cân bằng vật chất [nhà máy thuộc da] Nguồn thông tin quan trọng lập cân bằng vật chất • Số liệu phân tích, đo đạc lưu lượng các dòng vào, sản phẩm và các dòng thải • Số liệu ghi chép mua nguyên liệu
  • 27. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 19 • Kiểm kê nguyên liệu • Kiểm kê nguồn thải • Làm sạch thiết bị • Các đặc tính của sản phẩm • Bảng cân bằng vật chất khi thiết kế • Các số liệu ghi chép về sản xuất • Nhật ký vận hành • Quy trình vận hành chuẩn và các tài liệu hướng dẫn vận hành Nhiệm vụ 5: Xác định các tính chất dòng thải • Đánh giá được tải lượng ô nhiễm đi vào môi trường và hệ số phát thải, từ đó giúp xác định được chi phí dòng thải [xử lý và thải bỏ]. • Yêu cầu: Tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thông số đặc trưng Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí dòng thải và tổn thất • Chi phí dòng thải bao gồm chi phí chi cho việc xử lý hay thải bỏ chất thải [chi phí hữu hình] và các chi phí cho nguyên liệu, năng lượng, nhân công,… nằm trong phần sản phẩm mất theo dòng thải [chi phí ẩn] Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân dòng thải và tổn thất • Tìm ra các nguyên nhân trực tiếp hay sâu xa gây ra các dòng thải hay tổn thất, từ đó có thể đề xuất các cơ hội SXSH phù hợp • Mỗi dòng thải hay tổn thất có thể có nhiều hơn 1 nguyên nhân • Gợi ý hướng dẫn – Tại sao tồn tại dòng chất thải này? – Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng lượng cao như vậy? – Tại sao tổn thất nhiệt cao như vậy? .... Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội SXSH • Các cơ hội SXSH là tất cả các giải pháp có thể có để khắc phục nguyên nhân dòng thải hay tổn thất. • Mỗi nguyên nhân có thể có một hay vài cơ hội SXSH. Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH • Loại bỏ trường hợp không thực tế [không có tính khả thi] • Sàng lọc  lựa chọn giải pháp SXSH Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
  • 28. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 20 • Đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản xuất, độ an toàn • Danh mục các yếu tố kỹ thuật để đánh giá: § Mức tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng § Năng suất và chất lượng sản phẩm § Yêu cầu về diện tích § Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt § Tính tương thích với các thiết bị đang dùng § Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng § Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật § Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Ví dụ: Bảng 2.2. Hướng dẫn đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế • Dòng tiền [cash flow] • Chiết khấu
  • 29. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 21 • Thời gian hoàn vốn [Payback Period] • … Dòng tiền [cash flow] • Dòng tiền [Lưu chuyển tiền tệ]: Là sự chuyển động của tiền vào hoặc ra khỏi một doanh nghiệp, dự án, hoặc sản phẩm tài chính. • Nó thường được đo trong một khoảng thời gian quy định hữu hạn, thời gian. • Dòng tiền của dự án là các khoản chi và thu kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra • Dòng tiền vào  Khoản thu [lợi nhuận ròng, khấu hao, thanh lý…] • Dòng tiền ra  Khoản chi [vốn đầu tư, vốn huy động bổ sung, chi phí sửa chữa…] Chiết khấu • Chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại một thời điểm trong tương lai và việc thanh toán tiền dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời gian của tiền tệ. • Tỷ lệ chiết khấu hay còn gọi là chiết suất, sử dụng trong các tính toán tài chính thông thường được chọn tương đương với chi phí vốn. Tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư • Tiêu chuẩn hiện giá thuần – Net Present Value [NPV] • Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ – Interal Rate of Return [IRR] • Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi – Profitable Index [PI] • Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn – Payback Period [PBP] • Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – [Discounted Payback Period [DPP] Tiêu chuẩn NPV • Hiện giá thuần hay giá trị hiện tại ròng [NPV] của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tương lai được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án. NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai  Đầu tư ban đầu I: Vốn đầu tư ban đầu
  • 30. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 22 NCFt : Dòng tiền ròng tích lũy của dự án đến thời điểm n r: Tỷ lệ chiết khấu n: Tuổi thọ kinh tế Đối với các dự án đầu tư độc lập • NPV > 0: Chấp nhận dự án • NPV < 0: Loại bỏ dự án • NPV = 0: Tùy quan điểm của nhà đầu tư Case Study: Calculation of the Net Present Value [NPV] for a CP Investment in a Tannery Tiêu chuẩn IRR: Tỷ suất chiết khấu • IRR của một dự án là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0. • Đây chính là điểm hòa vốn về lãi suất của dự án, là ranh giới để nhà đầu tư quyết định chọn lựa dự án. • Tỷ suất thu nhập nội bộ đo lường tỷ suất sinh lợi mà bản thân dự án tạo ra. Cách tính IRR của dự án: • Để xác định IRR của một dự án, chúng ta sử dụng phương pháp nội suy và phương pháp sai số, nghĩa là chúng ta sẽ thử các giá trị lãi suất khác nhau để tìm mức lãi suất làm cho NPV =0. -Chọn r1 làm cho NPV1 > 0 -Chọn r2 làm cho NPV2 < 0 Tuy nhiên, khi tính toán chúng ta có thể kết hợp với công thức nội suy để tìm IRR. r1, r2: tỷ suất chiết khấu 1221 21 1 121 r>r;0r NPV+NPV NPV x]rr[+r=IRR - -
  • 31. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 23 Tiêu chuẩn PI Profitability Index • Chỉ số sinh lợi [PI] được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền so với chi phí đầu tư ban đầu. • PV: Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai do dự án đầu tư mang lại • I: Số vốn đầu tư ban đầu Tiêu chuẩn PBP Payback Period Criteria • Thời gian thu hồi vốn của dự án là khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. • Xét theo tiêu chuẩn đánh giá thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn càng ngắn dự án đầu tư càng tốt. • Khoảng thời gian cần thiết để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu của dự án. • Thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Phân loại • Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu – không tính đến yếu tố thời gian tiền tệ • Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu – tính theo dòng tiền đã được chiết khấu về hiện tại Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu • 2 trường hợp – Thu nhập các năm bằng nhau – Thu nhập các năm không bằng nhau Trường hợp 1: Thu nhập các năm bằng nhau • Thời gian hoàn vốn = vốn đầu tư ban đầu/thu nhập ròng 1 năm – Thu nhập ròng 1 năm = lợi nhuận sau thuế + khấu hao I PV =PI I I+NPV =PI 1+ I NPV =PI
  • 32. Sản xuất sạch hơn ThS. Nguyễn Minh Kỳ 24 • Ví dụ: – Để đáp ứng nhu cầu SXSH, một công ty quyết định mua một dây chuyền sản xuất trị giá $700. Mỗi năm công ty này thu về $200 [thông qua tiết kiệm nguyên liệu đầu vào]. – Khi đó thời gian hoàn vốn: 700/200 = 3,5 năm. Trường hợp 2: Thu nhập các năm không bằng nhau |Σn t=0 NCFt| PBP = n + NCFn+1 Trong đó: • n: Năm mà dòng tiền tích lũy của dự án

Chủ Đề