Bác đơn là gì

Pháp luật quy định hai trường hợp ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn. Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, cần có lý do cụ thể để chứng minh một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ hoặc mục đích của hôn nhân không thể đạt được.

Luật Minh Gia với đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình sẽ tư vấn cho bạn về:

- Điều kiện ly hôn đơn phương

- Trình tự, thủ tục tiến hành đơn phương ly hôn

- Quyền nuôi con khi ly hôn

- Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn...

Ngoài ra, nếu bạn có nguyện vọng muốn Luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, Luật Minh Gia luôn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Mọi yêu cầu tư vấn xin gọi 1900.6169  hoặc email:  để chúng tôi tư vấn, hướng dẫn cho bạn các bước cụ thể để thực hiện đơn phương ly hôn. Bạn có thể tham tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để hiểu hơn về điều kiện đơn phương ly hôn.

NỘI DUNG TƯ VẤN: Luật sư cho em hỏi là: em và vợ em cưới nhau được 8 năm và có 2 con chung trong thời gian chung sống thì luôn sảy ra cái nhau thậm chí dẫn đến đánh nhau và có lần vợ còn rút điện ra giật em may e chạy kịp, em thấy cuộc sống vợ chồng chung sống với nhau không đạt được hạnh phúc em đã bỏ đi làm thỉnh thoảng em về thăm con rồi lại đi và 2 vợ chồng đã ly thân nhau đc 4 năm, và em cũng nói với vợ là ly hôn nhưng vợ không đồng ý ly hôn và em cũng đã viết đơn ly hôn đơn phương sau 2 lần lên tòa thì vợ không đồng ý và lần thứ 3 tòa đưa vụ án ly hôn ra xét xử hôm ngày 31/5/2018. Sau khi tòa hỏi về cuộc sống vợ chồng những năm chung sống như nào em cũng trình bày đúng như những gì diễn ra, và hỏi vợ em thì vợ em luôn nói ngược lại mọi thứ vì không đồng ý ly hôn với em, vợ em biết là chúng em không thể tiếp tục chung sống cùng nhau được nữa nhưng vẫn không đồng ý để em không lấy vợ khác và cũng không cho em nuôi con, tình cảm của hai vợ chồng thì đã hết vậy mà vợ còn trước tòa là vẫn còn yêu em nhưng thực tế đó chỉ là giả tạo. Tòa đã bác đơn em không giải quyết cho chúng em ly hôn với lý do là lý do xin ly hôn của em không hợp lý. Sau khi kết thúc phiên tòa thì về nhà vợ em luôn nhắn tin chửi em, vậy em muốn hỏi luật sư là khi tòa đã bác đơn em vào ngày 31 tháng 5 năm 2018 thì khi nào em lại viết đơn yêu cầu ly hôn được ạ và vợ vẫn không đồng ý thì tòa sẽ giải quyết cho ly hôn không ạ!rất mong được luật sư tư vẫn cho em ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ.

TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, bạn có quyền nộp đơn khởi kiện lại vì trường hợp của bạn thuộc đối tượng có quyền khởi kiện lại theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau:

"a] Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

b] Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

c] Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

d] Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật."

Thứ hai, căn cứ theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 56 quy định thì Tòa án sẽ giải quyết li hôn cho vợ chồng của bạn khi đảm bảo hai yếu tố:

Một là, hai bên đã được Tòa án hòa giải ly hôn nhưng không thành.

Hai là có căn cứ về việc vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, nếu bạn có thể chứng minh được tình trạng hôn nhân của mình rơi vào “tình trạng trầm trọng”, “đời sống chung không thể kéo dài”, “mục đích của hôn nhân không đạt được” trước Tòa án thì bạn vẫn có cơ hội được Tòa án giải quyết li hôn. Khi đó Tòa án sẽ cân nhắc kĩ lưỡng dựa vào các quy định của pháp luật, hoàn cảnh thực tế, xem xét lý do ly hôn, suy xét mọi mặt để quyết định có chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn hay không.

Trong tố tụng dân sự, việc xác định đúng yêu cầu của đương sự là hết sức quan trọng. Vì xác định đúng yêu cầu, đúng mối quan hệ pháp luật sẽ giúp cho người tiến hành tố tụng áp dụng chính xác các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án dân sự. Trong bài viết này, tôi đề cập đến một vụ án cụ thể hiện đang có những quan điểm về đường lối giải quyết khác nhau liên quan đến án phí để bạn đọc cùng trao đổi. Nội dung vụ án như sau:

Ngày 11/11/2016, bà A [là người cao tuổi] và chị B cùng mua chung ô đất số B13, lô 32 của bà C với giá là 1.870.000.000đ nhưng đứng tên anh D [người nhà chị B]. Ngày 24/11/2016, chị B và bà A thỏa thuận: Chị B được quyền sử dụng ô đất này và trả lại cho bà A số tiền đã góp mua đất là 700.000.000đ [chị B đã viết cam kết trả trong thời hạn 01 tháng]. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, chị B đã thế chấp, bảo lãnh để vay tiền ngân hàng. Do nhiều lần đến đòi nhưng chị B không trả nên bà A đã khởi kiện yêu cầu chị B phải trả cho bà số tiền 805.000.000đ [nợ gốc 700.000.000đ và lãi 105.000.000đ]. Tại Tòa sơ thẩm, chị B đồng ý trả nợ cho bà A nhưng sẽ không trả ngay một lúc mà trả nhiều lần. Bà A không đồng ý yêu cầu thanh toán một lần.

Với nội dung trên, án sơ thẩm đã Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A đòi trả tiền đối với chị B. Buộc chị B phải trả cho bà A tổng số tiền là 805.000.000đ [tiền gốc là 700.000.000đ, tiền lãi 105.000.000đ]; buộc chị B phải chịu 36.150.000đ án phí dân sự sơ thẩm. 

Chị B kháng cáo toàn bộ bản án không đồng ý trả tiền vì: Chị không vay bà A mà đây là tiền góp mua đất chung. Chị không đồng ý tính lãi suất và đề nghị khi nào bán được đất thì sẽ chia tiền theo vốn góp. 

Quá trình cấp phúc thẩm thụ lý, chị B và bà A đã tự chuyển nhượng ô đất cho chị G [con gái bà A] theo phương pháp đối trừ khoản nợ, chị G chỉ thanh toán cho chị B số tiền tương ứng với số vốn góp của chị B đối với ô đất.

Tại phiên tòa phúc thẩm, chị B có quan điểm không chấp nhận bản án sơ thẩm đã tuyên chị chịu án phí vì hai bên đã tự thỏa thuận giải quyết xong; bà A đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quan điểm giải quyết cấp phúc thẩm cho rằng: Bà A và chị B cùng góp tiền mua chung ô đất số B13, lô 32. Nhưng sau đó, chị B đã mua cả ô đất và ngày 24/11/2016 viết giấy cam kết nhận và trả nợ cho bà A số tiền 700.000.000đ, hẹn sau khi thế chấp ô đất vay được tiền Ngân hàng sẽ trả cho bà A. Do không có khả năng trả nợ nên Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A là có căn cứ. Trước khi xét xử sơ thẩm [ngày 28/9/2018], các bên đã tự thỏa thuận bà A chi thêm tiền để được toàn quyền sử dụng ô đất. Nhưng chị B không rút kháng cáo, bà A không rút đơn khởi kiện mà đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó, yêu cầu khởi kiện của bà A về đòi số tiền 805.000.000đ là không còn căn cứ. 

Với những nhận định nêu trên, bản án phúc thẩm đã quyết định: Chấp nhận kháng cáo của chị B, không chấp nhận đơn khởi kiện của bà A, do bà A là người cao tuổi có đơn đề nghị miễn án phí nên miễn nộp án phí cho bà A số tiền 36.150.000đ.

Xung quanh vấn đề này, có những quan điểm về đường lối giải quyết khác nhau:

1. Quan điểm thứ nhất:

Từ việc thỏa thuận và đối trừ nợ như trên thì yêu cầu khởi kiện của bà A buộc chị B phải trả số tiền 805.000.000đ [Trong đó, tiền gốc là 700.000.000đ, tiền lãi 105.000.000đ] là không còn căn cứ. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của chị B, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A và miễn án phí cho bà A là đúng quy định tại Khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 326/2016 của UBTVQH.

2. Quan điểm thứ hai [Tác giả đồng tình với quan điểm này]: Do tính chất phúc thẩm là xét xử lại vụ án bị chị B kháng cáo. Trong vụ án này, chị B kháng cáo không đồng ý trả tiền vì cho rằng đây không phải là quan hệ vay nợ. Bản án phúc thẩm cũng nhận định cấp sơ thẩm đã xét xử đúng quy định của pháp luật nên không thể sửa bản án theo hướng không chấp nhận đơn khởi kiện.

 Trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm, vụ án phát sinh tình tiết mới đó là: Giữa nguyên đơn và bị đơn đã giải quyết xong số tiền chốt nợ, hai bên không còn nghĩa vụ gì với nhau. Như vậy, việc thỏa thuận và đối trừ công nợ như trình bày của các bên tại phiên tòa phúc thẩm là tự nguyện và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Căn cứ Điều 300, Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phúc thẩm cần quyết định sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc đã thanh toán nợ xong. Trong trường hợp này, do các bên không thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm,  nên cần buộc chị B phải chịu toàn bộ án phí theo quyết định của cấp sơ thẩm là 36.150.000đ.    

Qua vụ án này, tác giả rất mong các độc giả - nhất là những người đã và đang làm nhiệm vụ giải quyết, kiểm sát việc giải quyết án dân sự cùng bàn luận, đánh giá và đưa ra những quan điểm khoa học để đi đến thống nhất trong nhận thức. Từ đó việc thực thi pháp luật mới đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định.  

Phạm Công Đông – Trưởng  Phòng 9 VKSND tỉnh Quảng Ninh

Video liên quan

Chủ Đề