Nhận xét chung về hướng chảy của dòng biển nóng và dòng biển lạnh nêu ví dụ

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lý 10 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là:

AChuyển động tự quay của trái đất.

B.Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong đại dương.

C.Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng.

D.Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vĩ độ thấp và trung bình như gió mùa, gió Tây ôn đới, gió Tín Phong,…

Kiến thức tham khảo vềDòng biển, Các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới

1. Dòng biển là gì?

Dòng biến là sự chuyển động tịnh tiến thành công của nước biển từ những nơi khác nhau trong một đại dương trên Trái Đất. Nguyên nhân chính khiến dòng biển xuất hiện là gió. Các loại gió thổi đều đặn và thường xuyên theo một hướng nhất định, ví dụ gió Mậu Dịch hay gió Tây Ôn Đới,… hình thành các dòng biển trong đại dương. Do nhiệt độ, độ mặn chênh lệch cùng với tỉ trọng giữa các khối nước trong các biển khác nhau mà tạo ra dòng biển khác nhau.

Các dòng biển, hay còn gọi hải lưu có thể lưu thông trên một quảng đường dài hàng nghìn km. Chúng có tầm quan trọng trong việc xác định khí hậu lục địa, đặc biển các vùng ven biển. Chẳng hạn quần đảo Hawaii, với khí hậu cận nhiệt đới, ở đây sẽ mát mẻ hơn so với các khu vực có cùng vĩ độ với nó bởi dòng hải lưu California tạo ra.

Các dòng biển bề mặt lưu thông chủ yếu nhờ gió, ở bắc bán cầu chúng thường chuyển động theo hình xoắn ốc theo cùng chiều kim đồng hồ, còn nam bán cầu ngược lại do hiệu ứng Coriolis. Tuy nhiên trong một số dòng hải lưu lưu thông bởi gió thì hiệu ứng xoắn ốc Ekman làm cho dòng chảy tạo ra một góc nào đó so với hướng gió.

Các dòng biển sâu lưu thông bởi các độ chênh lệch về nhiệt độ và mật độ. Một số dòng chảy hải lưu sâu nằm dưới dấy đại dương còn được gọi là “băng tải đại dương” do sự luân chuyển nhiệt muối. Do chúng chảy sâu dưới đáy biển nên con người rất khó phát hiển, chính vì thế chúng được gọi là các con sông ngầm dưới đáy đại dương. Đối với các sinh vật, dòng hải lưu có vai trò quan trọng trong quá trình phân tán và di cư. Hơn nữa, những dòng chảy này làm tăng sự trao đổi nước, độ muối, phân bố lại nhiệt độ,…ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn nước trong đại dương, cũng như hoàn lưu khí quyển và khí hậu trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia gần biển.

2. Các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới

Trên thế giới có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Khi nước biển chảy từ vùng biển lạnh sang vùng biển nóng, nhiệt độ của nó sẽ thấp hơn môi trường xung quanh nên được gọi là hải lưu lạnh. Ngược lại, khi nước từ vùng biển nóng chảy sang vùng biển lạnh, khiến nhiệt độ ở đây cao hơn môi trường xung quanh, nên được gọi dòng biển nóng.

Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc:

- Đại Tây Dương:

+ Dòng biển nóng Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.

+ Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30oB.

+ Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.

- Thái Bình Dương:

+ Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.

+ Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40o B chảy về xích đạo.

Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam:

- Đại Tây Dương:

+ Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.

+ Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.

- Thái Bình Dương:

+ Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.

+ Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60oN lên xích đạo.

So sánh và nhận xét:

- Hầu hết các dòng biển Nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ Thấp chảy lên vùng vĩ độ Cao.

- Các dòng biển Lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng vĩ độ Cao chảy về vùng vĩ độ Thấp.

3. Bài tập

Bài 1 trang 76 Địa Lí 6: Dựa vào bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới, hãy:

a, Cho biết vị trí và hướng chủ yếu của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam, trong Đại Tây Dương và trong Thái Bình Dương.

b, Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Nam.

c, So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong Đại Dương thế giới.

Trả lời:

a, Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc:

- Đại Tây Dương:

+ Dòng biển nóng Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.

+ Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30ºB.

+ Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.

- Thái Bình Dương:

+ Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.

+ Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40ºB chảy về xích đạo.

b, Vị trí và hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam:

- Đại Tây Dương:

+ Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.

+ Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.

- Thái Bình Dương:

+ Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.

+ Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60ºN lên xích đạo.

c, So sánh và nhận xét:

- Hầu hết các dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp chảy lên vùng vĩ độ cao.

- Các dòng biển lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.

Bài 2 trang 76 Địa Lí 6: Dựa vào lược đồ hình 65 dưới đây, hãy:

a, So sánh nhiệt độ của các địa điểm A,B,C,D cùng nằm trên một vĩ độ 60ºB.

b, Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.

Trả lời:

a, Điểm A, B nằm cạnh dòng biển lạnh nên nhiệt độ thấp hơn.

Điểm C, D nằm cạnh dòng biển nóng nên nhiệt độ cao hơn.

b, Ảnh hưởng:

+ Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn các vùng cùng vĩ độ.

+ Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.

Giải bài 3 trang 166 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống – Bài 21: Biển và đại dương

Câu hỏi: Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua

Trả lời: 

Ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua

– Dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:

* Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.

Quảng cáo

* Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ.

– Ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán của rất nhiều loại sinh vật

– Có vai trò trong các quá trình địa chất, địa mạo: di chuyển trầm tích biển, tham gia vào quá trình mài mòn và xâm thực bờ biển, tham gia vào quá trình hình thành địa hình đáy biển [trực tiếp cũng như gián tiếp]. Vai trò di chuyển vật chất này hiện nay còn thể hiện rõ ở việc di chuyển các loại rác thải, dầu loang

– Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đề bài

Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:

- Các dòng biển chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn [dòng biển nóng] hoặc thấp hơn [dòng biển lạnh] nước của vùng biển mà nó chảy qua.

+ Ở những nơi có dòng biển nóng đi qua thì nước biển dễ bay hơi [do nhiệt độ nước biển cao] tạo thành mây và gây mưa cho những khu vực gần đó ⟶ khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.

+ Ngược lại, ở những nơi có dòng biển lạnh đi qua [nhiệt độ nước biển thấp] nước không thể bay hơi được và hậu quả là những khu vực gần đó rất ít khi có mưa, ví dụ như là sa mạc Sahara. ⟶ khí hậu khô hạn, ít mưa.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề