Anh chỉ có đồng tình với nhận định của tác giả quê hương mỗi người chỉ một không vì sao

Answers [ ]

  1. Câu 1:

    – đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do 6 chữ

    – PTBĐ chính là Biểu cảm

    Câu 2: 1 câu thơ viết về chủ đề quê hương:

    Quê hương là chùm khế ngọt

    Cho con trèo hái mỗi ngày

    Quê hương là đường đi học

    Con về rợp bướm vàng bay.

    [bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân]

    Câu 3: biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh. Tác giả đã so sánh “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi“. Tác giả đã so sánh quê hương như người mẹ khiến câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh, ngoài ra, tác giả còn muốn thể hiện thái độ yêu quý, tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.

    Câu 4: Thông qua đoạn thơ trên, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đó là:

    – đối với mỗi người, quê hương gắn bó, thân thương như một người mẹ hiền

    – chính vì quê hương yêu thương như một người mẹ nên nó luôn chở che, bảo vệ cho những đứa con yêu dấu của mình

    – Nếu như người nào mà đến quê hương của bản thân còn không nhớ nhung, trân trọng hay bảo vệ thì sẽ không thể trưởng thành cũng như trở thành một người có ích

    ____Học Tốt____

  2. Câu 1:Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục ngôn. Phương thức biểu cảm : Biểu cảm

    Câu 2: Chủ đề quê hương là nói lên tình cảm của tác giả với quê hương và nhắc nhở chúng ta phải biết nhớ về nơi đó.

    Câu 3: Đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ qua hình ảnh “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi”. Nhờ sử dụng biện pháp so sánh mà câu văn trở nên sinh động, làm nổi bật hơn tình cảm của tác giả đối với quê hương và đi sâu vào lòng người đọc.

    Câu 4:

    Quê hương nếu ai không nhớ

    Sẽ không lớn nổi thành người.

    Quê hương! Hai tiếng thân thương mà mỗi khi cất lên ta nghe da diết lòng. Bởi thế, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết đoạn thơ này để bày tỏ cảm xúc của mk với quê hương của chính mk. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với mảnh đất thiêng liêng ấy, rồi dần dần lớn trong niềm vui và sự hạnh phúc ấy. Đúng vậy, quê hương là một thứ rất quan trọng của mỗi con người và chỉ có 1 duy nhất bởi dod là nơi ta sinh ra và lớn lên. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nhấn mạnh rằngQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành ngườinhư nhắc nhở vơi chúng ta rằng hãy biết nhớ về quê hương.

    Xin hay nhất ạ.

TTO - Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe bài hát này rót từng giọt mật tha thiết vào tim: 'Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người'.

  • Người Việt khắp nơi đón Tết: Quê hương rất gần
  • Nỡ nào đòi bỏ Tết cổ truyền, Tết của quê hương?
  • Những câu chuyện về đàn bà: lời thương phụ nữ quê hương

Ảnh: TEACHWATTS

Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, quê hương là gì, và tại sao quê hương lại có ý nghĩa như thế với chúng ta? Vì sao mỗi lần năm hết Tết đến, hàng trăm triệu người không quản đường xa mệt nhọc tốn kém để về quê?

Mà đâu phải chỉ người Việt, người Trung Quốc hay dân châu Á? Các nước khác cũng vậy thôi, ngày lễ Tạ ơn, lễ Giáng sinh hay năm mới, mọi sân bay, bến tàu đều tràn ngập những người là người.

Người ta vượt nhiều nghìn dặm về thăm gia đình, cha mẹ, ông bà, quê hương, để sum họp với gia đình lớn, gặp lại anh chị em, thăm lại nơi mình trải qua thời thơ ấu.

Tại sao chúng ta làm thế? Không chỉ là thói quen, thấy người ta làm thì mình cũng làm. Nếu chỉ là thói quen hay bắt chước, thật không đáng để mất chừng ấy tiền bạc, công sức, thời gian. Hẳn là nó bắt nguồn từ một nhu cầu sâu thẳm và mạnh mẽ hơn nhiều.

Những đứa trẻ là con nuôi, nhất là con nuôi xuyên quốc gia, khi trưởng thành hầu như luôn có nhu cầu tìm về nguồn cội. Cho dù cha mẹ nuôi có tốt đến đâu đi nữa, mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi có gắn bó đến mức nào, cũng sẽ có một lúc đứa trẻ nung nấu ý định tìm hiểu xem cha mẹ đẻ là ai, cuộc sống của họ ra sao, quê hương, bản quán, ông bà mình như thế nào.

Những thanh thiếu niên người Việt thế hệ thứ hai sống ở nước ngoài cũng vậy. Họ sinh ra ở nước ngoài, hoặc rời quê hương khi còn thơ ấu, giờ đây nói tiếng Việt không rành, nhưng vẫn cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ tìmhiểu về đất nước mà mình hay cha mẹ mình đã sinh ra và khôn lớn. Vì sao vậy?

"Ta là ai, ta đến từ đâu và sẽ đi về đâu?"

Trong bài diễn văn nhậm chức, bà Drew Faust, hiệu trưởng Trường ĐH Harvard, đã nói rằng bốn năm học đại học là thời gian để chúng ta trả lời câu hỏi “Ta là ai, ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu?”. Nói một cách văn hoa, bản chất con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự sinh tồn, và câu hỏi quan trọng nhất là câu hỏi về căn cước cá nhân, căn cước dân tộc của mình.

Cái gì đã khiến chúng ta trở thành một cá nhân độc đáo, một thực thể không lặp lại, không thể nhân bản hay thay thế? Cái gì đã gắn chúng ta với dân tộc, đất nước, quê hương, tổ quốc? Và là một người Việt Nam thì có ý nghĩa như thế nào?

Bạn sẽ cảm nhận được những câu hỏi này rõ rệt như cứa vào da thịt bạn khi bạn sống ở nước ngoài, khi bạn nghe một người nói tiếng mẹ đẻ của bạn giữa một xứ sở xa lạ.

Cách đây vài chục năm, đi nước ngoài là cả một vấn đề. Khi có người từ nước ngoài trở về, cả làng xúm đến nghe anh ta kể chuyện về những xứ sở xa xôi, về những người da trắng, da đỏ, da đen mọi người chỉ thấy trong phim ảnh.

Lúc đó lằn ranh phân biệt “nước ta” và “nước họ”, giữa “quê hương mình” và “xứ sở người ta” có vẻ rất rõ ràng, dễ hiểu. “Ta” là khăn đen mỏ quạ, là đống rơm, đàn bò, ngọn lúa, là cá kho canh chua bông điên điển. “Họ” là áo vét, cà vạt, là nhà chọc trời, là bơ là sữa.

Nhưng giờ đây, thế giới đã như một ngôi làng toàn cầu. Không chỉ người giàu mới đi Đông đi Tây, giờ đây người nghèo cũng đi, dù là đi bán sức lao động ở xứ người, thì cũng là tới một xứ sở khác xa lạ về văn hóa.

Đi học, đi làm, đi du lịch nước ngoàihôn nhân đa quốc gia, làm ăn xuyên biên giới ngày càng phổ biến. Ngày càng nhiều người biết ngoại ngữ, am tường âm nhạc, nghệ thuật của nước ngoài, làm việc với đồng nghiệp đủ mọi quốc tịch, thưởng thức đủ loại ẩm thực Tây Tàu.

Bằng kinh nghiệm cá nhân, người ta khám phá ra rằng, hóa ra dù da đen, da trắng, hay da vàng, ăn bơ sữa hay ăn nước mắm, con người ta đều chia sẻ những đau khổ, vui sướng, sợ hãi, hi vọng, dằn vặt chẳng khác gì nhau.

Dù là một nước giàu như Mỹ, hay còn nghèo như Việt Nam, hóa ra chúng ta đều không hài lòng về giáo dục, đều đang đương đầu với nhiều thách thức rất giống nhau.

Dù làm việc với đồng nghiệp Tây hay đồng nghiệp Việt, chúng ta đều có thể phải đối diện với sự cạnh tranh, kèn cựa, hoặc có thể tìm kiếm sự hợp tác, hỗ trợ bằng những cách rất như nhau. Vậy thì cái gì là căn cước của chúng ta như một cá nhân, và như một dân tộc? Và tại sao chúng ta phải tìm kiếm nó?

Mỗi người có một câu trả lời

Đây là câu hỏi không thể có câu trả lời chung. Không ai có thể trả lời thay cho ai. Cũng không phải chỉ trả lời một lần là hết. Vì bản thân chúng ta, cả với tư cách một sinh vật lẫn một con người xã hội, đều không ngừng diễn tiến, không ngừng thay đổi. Dân tộc, như một tập hợp những người cùng tiếng nói, màu da, lịch sử, cũng là một khuôn mặt không ngừng thay đổi.

Nhưng có lẽ có một điểm chung: chúng ta đi tìm căn cước của mình, bởi đó là nhu cầu tự nhiên của con người. Nó nằm ở ba bậc cao nhất trên đỉnh tháp nhu cầu Maslow: được yêu mến, được gắn bó và thuộc về một cộng đồng; được người khác tôn trọng; và đạt đến tất cả tiềm năng của cá nhân.

Chúng ta đi tìm căn cước của dân tộc mình, cũng chính là để hiểu rõ về bản thân mình, để tìm kiếm cảm giác được kết nối, được thuộc về, cảm giác an toàn, vì con người vốn là một sinh vật bầy đàn. Có thể nhìn thấy điều này rất rõ khi chúng ta chứng kiến những hành động điên rồ trong các cuộc “đi bão” mừng chiến thắng bóng đá của đội nhà.

Dường như niềm tự hào về những thành tích của Việt Nam có thể giúp khỏa lấp cảm giác thiếu tự tin về bản thân mình và cộng đồng mà mình thuộc về trong mỗi chúng ta.

Với nhiều người khác, sự gắn kết với dân tộc, tổ quốc, quê hương chính là những niềm vui và nỗi đau mà họ cảm thấy cùng những niềm vui và nỗi đau của dân mình, nước mình, của những con người, số phận cụ thể mà họ thấy mỗi ngày.

Lê Duy Loan, một kỹ sư người Mỹ gốc Việt, là người châu Á đầu tiên và người phụ nữ duy nhất được chọn vào ban lãnh đạo kỹ thuật cho hãng công nghệ toàn cầu Texas Instruments trong lịch sử 83 năm của hãng này, đã nói với gương mặt rơm rớm nước mắt: “Tôi yêu quê hương từ khi mới thành người”.

Quê hương với cô là cha mẹ, ông bà, những người đã truyền cho cô niềmtin vào giá trị cốt lõi của học vấn và sự sẻ chia, là những đứa trẻ lớn lên bên bờ tre ruộng lúa đang khao khát được học hành và thay đổi số phận, là nỗi đau mà cô cảm thấy khi chứng kiến một người cùng dòng máu, màu da, tiếng nói với mình bị những người xứ khác coi thường.

Có lẽ, với người ở trong nước, quê hương là nơi ta sẻ chia chung một số phận; với người sống ở nước ngoài, quê hương là nơi ta sẻ chia cùng nguồn cội và lịch sử, cùng thừa kế chung một di sản văn hóa tinh thần.

Cái gì đã định nghĩa, đã tạo thành bản sắc cá nhân hay dân tộc của chúng ta? Ngoài một thứ bất biến là di truyền, một thứ ta rất ít khả năng can thiệp là hoàn cảnh sống thời thơ ấu, phần chủ yếu chính là những trải nghiệm sống của một người.

Những trải nghiệm này làm thay đổi nhận thức của chúng ta về tất cả mọi thứ, kể cả về bản thân mình. Vì thế mà người ta không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm mới, và định nghĩa mình qua những thứ mình có hay từng trải nghiệm.

Nhưng tình yêu thì là một trải nghiệm không cần lý giải. Nhà thơ Đỗ Trung Quân rất có lý khi so sánh quê hương và mẹ. Con người ta có thể đi năm châu bốn bể, hưởng đủ mọi món ngon vật lạ trên đời, vẫn cảm thấy không gì ngon bằng những món mẹ cho ăn lúc còn thơ ấu.

Chúng ta yêu mẹ, dù mẹ ta tóc bạc, da mồi, chân tay run rẩy, thậm chí khi mẹ thương yêu ta theo cách mà ta không muốn.

Cũng như vậy, chúng ta yêu quê hương cho dù còn bao nhiêu xấu xí. Chúng ta thương đồng hương, đồng bào cả khi họ làm chúng ta tự hào và khi họ làm chúng ta xấu hổ, nhất là khi chúng ta thấy họ đau khổ bởi những gì không phải là lỗi của họ.

Toàn cầu hóa trong lúc xóa nhòa lằn ranh ngăn cách các quốc gia, dân tộc, và tạo điều kiện giao lưu văn hóa mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cũng đồng thời làm sản sinh nhu cầu bảo vệ những nét riêng có đặc biệt của mỗi nền văn hóa.

Bạn phải có một cái gì của riêng bạn thì bạn mới có cái để đóng góp vào gia sản văn hóa chung của nhân loại, làm cho nó phong phú hơn. Mất đi cái căn cước đó, chúng ta chỉ còn là hạt bụi vô nghĩa giữa cuộc đời.

Quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, và cha sinh mẹ đẻ có một ý nghĩa như thế nào với những người con xa xứ?

Emma Phạm Thị Chín lớn lên trong một trại mồ côi ở Tân Mai [Biên Hòa], được đưa sang Úc lúc 4-5 tuổi để chữa khiếm thị [nhưng không thành công] và đã được thu xếp làm con nuôi từ nhà này sang nhà khác, tất cả là 13 gia đình cho đến khi cô 17 tuổi và có thể sống một mình. Trong từng ấy năm cho đến khi 50 tuổi, cô luôn mơ về Việt Nam, dù mất tiếng mẹ đẻ, đêm đêm cô vẫn nghe bài hát Lòng mẹ của Y Vân: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…”. Trong mơ cô vẫn hướng về đất mẹ, trò chuyện với người mẹ cô chưa bao giờ gặp… Và rồi có một cái gì thôi thúc mãnh liệt cô phải trở về. Gương mặt cô khi trở về cô nhi viện, gặp gỡ các sơ đã bồng ẵm cô lúc sơ sinh, sáng ngời một tình yêu lớn lao mà một số người trong chúng ta, những người đang sống hằng ngày trên mảnh đất này, có thể đã không cảm thấy. Gương mặt ấy đã gây xúc động mạnh cho cả những người đã còn và không còn cha mẹ, những người đang sống trên quê hương và phải rời bỏ quê hương.

Xuân quê hương 2019 - những cánh chim trở về nguồn cội

Mỗi năm, đến dịp Tết đến xuân về, Xuân Quê Hương trở thành điểm hẹn dành cho người Việt Nam ở nước ngoài trở về đón Tết truyền thống.

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 và barem điểm

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 và barem điểm môn văn 2021 gồm 2 phần Đọc hiểu và Tự luận, hướng dẫn giải và barem chấm điểm môn văn đợt 2
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2
  • 2. Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2
Mục lục bài viết

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 dành cho các em học sinh vừa tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT sáng ngày 6/8/2021 tham khảo.

Môn Ngữ văn vẫn là môn thi đầu tiên trong kì thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vớihình thức thi tự luận, trong thời gian 120 phút. Thí sinh phải hoàn thành 2 phần là Đọc hiểu [3 điểm] và Làm văn [7 điểm].

Trong đề thi Văn THPT Quốc gia 2021 đợt 2:

- Phần Đọc Hiểu: Thí sinh sẽ được cho một đoạn trích bằng văn bản [có thể là thơ, là văn, là trích đoạn của bài báo ...] cùng 4 câu hỏi được sắp xếp theo cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

- Phần Làm Văn: Thí sinh sẽ có 2 câu hỏi.

+ Câu 1: Nghị luận xã hội chiếm 2 điểm: Yêu cầu trình bày suy nghĩ, nêu ý kiến về một hiện tượng trong xã hội, hoặc vấn đề nổi bật đã được chỉ ra ở phần Đọc Hiểu.

+ Câu 2: Nghị luận văn học [5 điểm]. Câu hỏi yêu cầu nêu phân tích/cảm nhận [có liên hệ] tới các nhân vật, hình ảnh trong các tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ văn 12.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2

Dưới đây là đề thi tốt nghiệp THPT môn văn 2021 đợt 2 đã diễn ra sáng nay:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THPTNĂM 2021 ĐỢT 2

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU [3,0 diēın]

Đọc đoạn trích:

Bạn có xem quê hương mình khác với quê hương của người khác, hay mọi xứ sở đều thiêng liêng đối với bạn?

Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này. Tất cả chúng ta vẫn đang cùng nhau chia sẻ mọi thứ trên Trái Đất, môi trường và cả bầu không khí chúng ta hít thở. Hãy chăm sóc và giữ gìn hành tinh này vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.

Hãy bắt đầu xây dựng lại mái nhà chung từ những điều gần gũi nhất, bằng những việc đơn giản nhất, như không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật... Một khi đã phá dỡ được hàng rào ngăn cách giữa con người với thiên nhiên, vạn vật, chúng ta mới có thể thụ hưởng một cuộc sống bình yên.

Tôi tin rằng, đến một lúc nào đó, tất cả mọi người sống trên hành tinh này đều nhìn nhận nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, và yêu thương nhau như chính bản thân. Có lẽ sẽ đến một ngày, chúng ta nhận ra rằng tất cả đều là anh em một nhà, và sẽ luôn được an toàn khi biết chấp nhận, nương tựa vào nhau.

Không phải ngẫu nhiên mà hai từ "loài" và "người" luôn song hành khăng khít để hình thành nên gia đình nhân loại. Vậy, chúng ta hãy sống cho đúng với danh xưng của mình. Tất cả chúng ta chỉ là một bản thể: nhân loại. Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ.

[Trích Món quà cuộc sống, Dr. Bettle S. Siegel, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr. 26-2T]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này là gì?

Câu 2. Chỉ ra những điều cần gũi, trong việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung được nêu trong đoạn trích.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nàovề nhận định “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình cả khi bạn đang đang ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này” trong đoạn trích?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trong đoạn trích "Đã đến lúc thôiđể ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống

Câu 2 [5,0 điểm] Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng viết:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

[Ngữ văn 12, Tập tiặt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 88-89]

Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ.

Dưới đây là đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn đợt 2 dành cho các học sinh 12 năm học 2020/2021:

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2

Đáp án và baremđiểmđề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2021 đợt 2 [tham khảo] do Đọc tài liệuthực hiện như sau:

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 và barem điểmPHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM
IĐỌC HIỂU - Đề thi Văn THPT Quốc gia 20213,0
1Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinhvì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.0,5
2

Những điều cần gũi, trong việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung: không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật...

0,75
3

Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình cả khi bạn đang đang ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này.

Câu nói được hiểu là dù đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này thì chúng ta đều chung một mái nhà , đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ gìn giữ ngôi nhà ấy

0,75
4

Nêu quan điểm cá nhân, lý giải hợp lý.

Gợi ý:Đồng ý với quan điểm

Bởi vì dù chúng ta khác biệt về màu da, nguyên quán, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay tín ngưỡng nào đi nữa chúng ta đều sống chung dưới một hành tinh đều chảy trong người một dòng máu , đều có quyền bình đẳng , tự do và đều mang một trách nhiệm xây dựng bảo vệ hành tinh của mình đang sống .

1,0
IILÀM VĂN- Đề thi Văn THPT Quốc gia 20217,0
Viết đoạn văn vềtrình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõsuy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.

Gợi ý từ Đọc tài liệu.

- Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Tinh thần hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân được hiểu là thái độ sống tích cực, cùng liên kết, giúp đỡ lẫn nhau để đạt hiệu quả cao trong công việc, trong học tập, vì lợi ích chung.

- Thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân được thể hiện ở việc biết lắng nghe ý kiến của mọi người; biết chia sẻ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong công việc; tin tưởng và đặt niềm tin vào người khác; sẵn sàng góp ý trên tinh thần trách nhiệm, thân ái và dây dựng.

- Sự hợp tác, đoàn kết giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất, làm được những việc lớn lao và chắc chắn thành công trong công việc.

- Nếu không có tinh thần hợp tác với mọi người, bản thân sẽ làm việc đơn độc, không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tập thể, khó vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Người không muốn hợp tác thường tách mình ra khỏi tập thể, sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm. Những người như thế thật đáng chê trách.

- Là học sinh, nhất định phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể và cộng đồng, xây dựng mối liên kết bền chặt với những người xung quanh, không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2Nghị luận văn học.5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

-Giới thiệu đôi nét về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến

- Dẫn dắt vào trích thơ:Khổ thơthể hiện một thế giới lãng mạn và trữ tình ở vùng Tây Bắc với những kỉ niệm đẹp.

0,5

*Nội dung chính cần phân tích/ cảm nhận [2.5].

Luận điểm 1: Thiên nhiên và con người miền Tây Bắc[4 câu đầu]

- Thiên nhiên và con người Tây Bắc là một thế giới hoàn toàn khác với đoạn thơ đầu. Đó là một cảnh sắc mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, đầy chất thơ, chất nhạc và hào hoa lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa...

Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ

+ Hình ảnh quá đỗi đẹp giữa thiên nhiên con người Tây Bắc, đó là hình ảnh giao lưu giữa các chiến sĩ hành quân và các cô gái Thái e ấp, dịu dàng và không kém phần rực rỡ

+ Họ cùng giao lưu, chuyện trò, cùng nhảy múa cho ta thấy được tình cảm quân nhân đối với những người dân và ngược lại

+ Đó là một đêm nhạc vui vẻ của những người chiến sĩ, bỏ lại đằng sau sự ác liệt của chiến tranh

+ Họ đã cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một tình đoàn kết giữa tiền tuyến và hậu phương

-> Quang Dũng đã vẽ lên những nét vẽ khỏe khoắn và đầy mê say dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn.

+ Chúng ta có thể thấy được các cô gái nơi đây có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đứng trước những chiến sĩ, đó không chỉ nói lên sự ngưỡng mộ đối với các chiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm tình cảm của các cô gái dành cho các chiến sĩ, nó được nhìn rõ qua câu thơ:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

- Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây. Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

“Người đi Mộc Châu chiều sương ấy...

...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

+ Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích.

+ Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến bờ hoang dại như một bờ tiền sử.

"Có nhớ dáng người trên độc mộc "

-> Câu thơ không tả mà gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Cảnh rất thơ và người cũng rất tình.

=> Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủyhữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũng.

* Đánh giá [0,5]

Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các nhận định; cần nhận thức được những hiểu biết về tác giả và việc bám sát văn bản để bày tỏ ý kiến và thuyết phục về vấn đề là quan trọng.

Gợi ý:Khát quát lại nội dung khổ thơ thứ hai: bức tranh diễm lệ có sức hòa hợp diệu kì giữa thiên nhiên và con người. Qua đó càng cho ta thấy cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng khiến thơ của ông luôn cuốn hút và đậm chất tình.

3,0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Đáp án đề thi tốt nghiêp THPT 2021 đợt 2và barem điểm môn văn 2021 do Đọc tài liệu thực hiện chỉ mang tích chất tham khảo giúp học sinh đối chiếu và so sánh kết quả. Đáp án và thang điểm chính thức của Bộ GD-ĐT của môn Ngữ văn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ được cập nhật ngay sau khi công bố.

Đừng quêntheo dõi và xem chi tiết tổng hợp đáp án đề thi THPT quốc gia 2021 tất cả các môn nữa nhé!

Cập nhật ngày 06/08/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Video liên quan

Chủ Đề