Sen đá sống được bao lâu

Rõ ràng như tiêu đề, tính đến nay tớ đã trồng đến cả nghìn cây sen đá, xương rồng. Nhưng thực tế không phải lúc nào mọi thứ cũng suôn sẻ Thật đấy, tớ cũng bị chết cả trăm cây rồi, mỗi lần như vậy lại cảm thấy tiếc nuối và có chút đau đớn, giá như mình kỹ tính hơn. Nhưng rồi tớ coi đó là những bài học đắc giá, cần phải tiến bộ.

Người biết quý trọng từng cây sen đá của mình

Mới là người chăm được cây tốt nhất

Đầu tiên, ở số này tớ sẽ nói đến NƯỚCnhé.

Một suy nghĩ chung của mọi người về xương rồng, hay sen đá là chúng không cần nước. Mặc dù có những cây tồn tại một thời gian dài trong hạn hán, nhưng tất cả các loài đều cần nước để sống các bạn ạ. Quan trọng không phải là thần thái, mà quan trọng là tần suất tưới là bao lâu và bao nhiêu?

Một vài yếu tố liên quan mà bạn cần quan tâm khi tưới nước cho sen đá:

  • Cây có được trồng trong chậu hay mặt đất
  • Kích thước chậu
  • Thoát nước
  • Bên trong nhà hay ngoài trời
  • Loại đất
  • Nhiệt độ
  • Cường độ ánh sáng mặt trời nơi bạn trồng
  • Loài sen đá, xương rồng
  • Độ trường thành của cây
  • Mùa trong năm

Các cây sen đá trước khi đưa về Sài Gòn thì đã trải qua quá trình sống với môi trường như Đà Lạt: khí hậu mát mẻ, ánh nắng đều tại vườn ươm, nhiệt độ không quá gay gắt, đó là môi trường sinh trưởng tốt cho đa số cây sen đá thường thấy tại Sài Gòn.

Vì thế khi ở nơi chỉ có 2 mùa Nóng và Cực Nóng, sen đá của bạn sẽ cần thời gian thích nghi. Áp dụng những yếu tố đã nêu trên, bạn sẽ cần ngó qua ít thông tin này đấy:

  • Bạn cần quan tâm loại bỏ lớp đất cũ có trong rễ, sử dụng loại đất trộn giúp rễ cây thông thoáng để khi tưới, đất không bị giữ nước gây úng.
  • Vừa lúc mua về, bạn không nên tưới ngay, hãy đợi 3-5 ngày hay cả tuần rồi mới cần tưới lần nữa. Mục đích là để cây thích nghi với môi trường mới, tiêu hao bớt lượng nước dự trữ mà cây đã hấp thụ từ trước.
  • Kích thước chậu sẽ quyết định bao lâu thì tưới tiếp, chậu to thì nhiều đất giữ nước được lâu hơn, chậu nhỏ thì ít giữ nước hơn.
  • Loại chậu bạn sử dụng cũng nên có lỗ thoát nước tương đối thông thoáng, đừng bịt kín lỗ này, mọi thứ sinh ra đều có lý do của nó.
  • Nếu trồng trong nhà thì nhiệt độ thấp hơn, bạn sẽ ít tưới hơn là những cây trồng ngoài trời.
  • Không nên dùng bình xịt tưới phun sương, vì phần nước đọng trên lá có thể gây úng, phần quan trọng nhất cần nước chính là rễ cây, hãy làm sao nước đến được tầng rễ dưới cùng mới giúp cây phát triển tốt, rễ sẽ dài khỏe được.
  • Cây càng lớn thì độ chịu hạn sẽ cao hơn, nên sẽ ít cần tưới thường xuyên hơn những cây nhỏ.
  • Nơi bạn trồng sẽđóng một vai trò lớn trong số lần bạn phải tưới nước.Ví dụ, ngôi nhà của tớ không có nhiều độ ẩm, vì vậy tớ thấy cây của tôi khô nhanh.Nếu bạn trồng tại nơi có không khí khô, có thể bạn sẽ cần tưới nước mỗi ba hoặc bốn ngày, đó là trường hợp của tớ nhưng nếu bạn sống ở nơi nào đó ẩm ướt hơn như phòng máy lạnh, bạn có thể chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần hoặc ít hơn.

  • v.v.v.

Tóm lại, ban đầu hãy tưới 1 lượng nước vừa đủ ướt lớp đất bên dưới cây tuỳ theo kích thước chậu, 1 tuần chỉ tưới / 1-2 lần. Để cây quen dần với đất và khí hậu mới, sinh trưởng tốt trong vài tuần, bạn có thể bổ sung thêm cách tưới ướt đẫm 1-2 tuần / 1 lần tưới để nước chảy qua lỗ thoát nước dưới chậu giúp nước thấm đều hết đất trong chậu. Đến khi đất khô hoàn toàn sẽ thực hiện lại bước trên.

Hoặc 1 cách tưới cũng hiệu quả nếu chậu của bạn ngâm trong nước không sao. Là dùng 1 khay nước cao bằng 1/3 chậu, đặt chậu cây vào đó trong 10-30s tuỳ kích thước chậu, nước sẽ thẩm thấu ngược từ lỗ thoát nước lên làm ướt phần đất bên trong, sau đó lấy chậu ra. Cách tưới này sẽ giúp rễ cây phát triển khoẻ mạnh.

Cách tốt nhất hãy theo dõi

Đất khô hoàn toàn rồi mới tưới lần tiếp theo

Dấu hiệu của thừa nước

Lá sen đá sẽ bị đen dần và thối nhũn từ thân ra, từ dưới lên do 2 nguyên nhân chính là: tưới quá nhiều nước gây ngập úng hoặc điều kiện trồng ẩm thấp, thiếu ánh sáng cây bị khuẩn xâm nhập. Thường thì mọi thứ diễn ra rất nhanh, chỉ trong 1 đêm bạn đã thấy mọi chuyện đã rồi.

Đa số là không thể cứu chữa. Bạn chỉ có thể loại bỏ những cây đã úng đi để mầm bệnh không lây lan. Dùng dao cắt bỏ phần đã úng, cắt sâu hơn tối thiểu 1 cm. Dùng thuốc trị nấm vô trùng vết cắt sau đó đem phơi, tránh hoàn toàn với nước. Nếu có cơ hội phục hồi, mang trồng lại vào đất, sẽ có cây sen đá mới ra đời.

Dấu hiệu của thiếu nước

Cây sen đá trở nên khô, giòn, lá cây nhăn nheo, nhiều lá nheo lại ở đầu.

Bạn nên kiểm tra đất, bạn có thể đã tưới nhưng đất không giữ độ ẩm cho rễ. Hãy thay đất mới. Nếu đất ổn, bạn nên cung cấp nước cho cây đều đặn hơn. Lưu ý rằng, hãy tưới từ từ cho cây, tránh cung cấp 1 lượng nước lớn cho cây sẽ dễ gây úng.

Xanh Decor

Video liên quan

Chủ Đề